Bất ngờ về số loài động vật không xương sống bị tuyệt chủng ở Australia
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, một nghiên cứu mới do các nhà khoa học Australia thực hiện ước tính rằng hơn 9.000 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia đã tuyệt chủng kể từ khi người châu Âu đến định cư tại đây vào năm 1788.
Ước tính cứ mỗi tuần lại có thêm 1 – 3 loài tuyệt chủng ở Australia. Ảnh: abc.net.au
Nghiên cứu do Giáo sư John Woinarski tại Đại học Charles Darwin đứng đầu đã phát hiện ra rằng có 9.111 loài côn trùng và động vật không xương sống bản địa Australia có thể đã tuyệt chủng trong 236 năm qua và cứ mỗi tuần lại có thêm 1 – 3 loài tuyệt chủng ở quốc gia châu Đại Dương này.
Tuy nhiên, do đây chỉ là ước tính và còn nhiều khoảng trống kiến thức, nhóm nghiên cứu cho rằng số lượng các loài đã tuyệt chủng trên thực tế có thể cao hơn nhiều so với con số mà nghiên cứu tìm thấy, có thể lên tới 60.000 loài.
Giáo sư Woinarski cho biết mặc dù có vai trò đặc biệt quan trọng đối với môi trường sống, nhưng động vật không xương sống vẫn chưa được quan tâm bảo tồn như các loài khác. Ông đánh giá động vật không xương sống là nền tảng của mọi môi trường lành mạnh và một hành tinh “đáng sống”. Ông giải thích: “Khi chúng ta mất đi động vật không xương sống, sức khỏe của cây trồng, đường thủy, rừng và thậm chí cả công viên địa phương và sân vườn sau nhà cũng sẽ suy giảm”.
Tiến sĩ Jess Marsh – thành viên của Hội đồng Đa dạng sinh học Australia – cũng có cùng quan điểm trên khi cho rằng hàng nghìn loài động vật không xương sống vẫn có nguy cơ tuyệt chủng cao, nhiều loài đã và đang mất đi môi trường sống. Theo ông, những loài có nguy cơ cao nhất là các loài động vật không xương sống đòi hỏi môi trường sống đặc biệt hoặc chỉ xuất hiện ở những khu vực cụ thể. Ví dụ, loài bướm Mặt Trời vàng xuất hiện ở các đồng cỏ phía Đông Nam Australia nhưng diện tích đồng cỏ rộng lớn trước đây chỉ còn lại rất ít và môi trường sống của chúng đang bị đối mặt với nguy cơ cao bị phá hủy để phát triển xây dựng. Trong khi đó, biến đổi khí hậu sẽ làm trầm trọng thêm rủi ro cho các loài nói trên.
Tiến sĩ Marsh kêu gọi người dân Australia hành động để ngăn chặn tình trạng tuyệt chủng của các loài trên, bao gồm việc bảo vệ các môi trường sống quan trọng và giảm thiểu các mối đe dọa như sử dụng thuốc trừ sâu.
Hội đồng Đa dạng sinh học Australia cho rằng phát hiện trên là rất đáng báo động và ủng hộ lời kêu gọi của Giáo sư Woinarski rằng chính quyền liên bang, các bang và vùng lãnh thổ của Australia cần tăng cường nỗ lực tìm hiểu, giám sát và bảo tồn các loài động vật không xương sống.
Báo động những 'ngân hàng kiến thức' sống trong tự nhiên suy giảm nghiêm trọng
Theo một nghiên cứu của Australia, hoạt động của con người là nguyên nhân gây ra sự suy giảm số lượng động vật sống lâu trong tự nhiên cả ở trên cạn lẫn dưới biển, làm trầm trọng thêm tác động của tình trạng mất môi trường sống, bệnh tật và các sự kiện khí hậu khắc nghiệt.
Sư tử hoang dã. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, trong nghiên cứu được Đại học Charles Darwin (CDU) tại Lãnh thổ phía Bắc Australia công bố ngày 22/11, các nhà khoa học chỉ ra rằng trên đất liền, nạn săn trộm, săn bắn tiêu khiển, săn động vật ăn thịt...là nguyên nhân khiến số lượng động vật sống lâu ngày càng suy giảm. Trong đó, sư tử và voi là hai trong số những loài động vật càng sống lâu càng bị săn trộm để lấy ngà, xương và các bộ phận khác. Trong môi trường nước ngọt và đại dương, những loài cá sống lâu nhất và các rạn san hô cổ xưa cũng đang bị khai thác quá mức để phục vụ nhu cầu của con người.
Ông Keller Kopf tại Viện nghiên cứu môi trường và sinh kế của CDU, tác giả chính của nghiên cứu, cho rằng động vật sống lâu phải được bảo vệ bởi chúng không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì đa dạng sinh học mà còn là những "ngân hàng kiến thức" sống, truyền lại kinh nghiệm cho các thế hệ sau, qua đó đảm bảo sự ổn định của hệ sinh thái. Do đó, việc bảo vệ các loài động vật sống lâu không chỉ là bảo vệ đa dạng sinh học mà còn vì tương lai của chính nhân loại.
Thông qua nghiên cứu này, ông Keller Kopf và các cộng sự kêu gọi cách tiếp cận dài hạn với các chỉ thị chính sách chuyên môn và các chiến lược quản lý để bảo tồn các loài động vật sống lâu trên khắp thế giới.
Loài bọ làm khơi dậy cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa của Darwin Một loài côn trùng nhỏ bé sống sót sau sự kiện tuyệt chủng từng giết chết khủng long đặt ra câu hỏi cho thuyết tiến hóa. Loài bọ cánh cứng nhỏ đã đặt ra những câu hỏi lớn cho học thuyết tiến hóa của Darwin (Ảnh: SCMP). Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cách đây 66 triệu năm xóa sổ 3/4 giống loài,...