Bất ngờ về loài rắn độc dài nhất thế giới: Dài tới 7m, sống thọ hơn 20 năm
Rắn hổ mang chúa là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ Elapidae (họ Rắn hổ) phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ đến Đông Nam Á. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.
Mặc dù danh từ “rắn hổ mang” nằm trong tên gọi thông thường của loài rắn này nhưng chúng không thuộc chi Naja (chi rắn hổ mang thật sự). Đây là loài duy nhất thuộc chi Ophiophagus. Con mồi của rắn hổ mang chúa chủ yếu là những loài rắn khác, thậm chí loài rắn này còn ăn thịt đồng loại. Khi con mồi chủ yếu khan hiếm, rắn hổ mang chúa sẽ ăn một vài loài nhỏ có xương sống như thằn lằn, gặm nhấm.
Rắn hổ mang chúa được đánh giá là loài nguy hiểm và đáng sợ trong phạm vi sinh sống của chúng, mặc dù loài rắn này không chủ động tấn công con người. Rắn hổ mang chúa được tôn sùng trong nhiều tín ngưỡng văn hóa khác nhau, đặc biệt trong nền văn hóa Hindu giáo ở tiểu lục địa Ấn Độ.
Rắn hổ mang chúa.
Về kích thước, con đực đạt kích thước lớn hơn so với con cái. Chiều dài và khối lượng của loài rắn này phụ thuộc vào môi trường sống cùng một vài yếu tố khác. Mặc dù có kích thước to lớn, rắn hổ mang chúa rất nhanh nhẹn và linh hoạt.
Về mang rắn, giống như các loài rắn hổ mang khác, khi gặp nguy hiểm rắn hổ mang chúa có khả năng phồng mang, bành rộng phần cổ ra. Với cách này, rắn hổ mang chúa sẽ ngụy trang thân hình của mình to hơn bình thường rất nhiều, giúp rắn uy hiếp kẻ thù.
Về mắt rắn, rắn hổ mang chúa sở hữu đôi mắt đen tròn sáng và mi mắt trong suốt; có nghĩa là rắn hổ mang chúa không bao giờ chớp mắt, rất hữu dụng khi săn mồi. Khi bị trầy xước, lớp mi này nhanh chóng bong tróc và được thay thế bằng một lớp khác.
Về tuổi thọ, rắn hổ mang chúa hoang dã có tuổi thọ trung bình khoảng 20 năm. Tuổi thọ tối đa ước lượng được 30 năm.
Người đàn ông mạo hiểm chui vào ống cống, bên trong là sinh vật có thể giết chết 1 con voi
Nước trơn tuột khiến công việc càng trở nên nguy hiểm.
Một chuyên gia bắt rắn đã nhận được cuộc gọi từ một người dân cho biết có một sinh vật cực kỳ nguy hiểm dài tới 4 m đang ẩn náu bên dưới ống cống thoát nước gần Krabi, nằm ở phía Nam của Thái Lan, sau hơn 1 giờ tìm kiếm thì con họ đã tìm thấy nó.
Vị chuyên gia này đã phải mạo hiểm chui vào bên trong ống cống mới có thể kéo được sinh vật này ra khỏi nơi ẩn náu. Thì ra đó là một con rắn hổ mang chúa to lớn (Tên khoa học là Ophiophagus hannah) - loài rắn độc dài nhất thế giới (có thể dài đến 7m).
Nước bên trong cống càng làm cho công việc trở nên khó khăn hơn vì người bắt rắn khó lòng giữ chặt đuôi của hổ mang chúa. Ông đã bị tuột tay và phải chui vào ống cống lần nữa để bắt con rắn cực độc.
Con rắn này nặng tới 15 kg và theo những nhân viên của lực lượng Krabi Pitak Pracha - một tổ chức gồm các chuyên gia bắt rắn thì đây là con rắn to lớn nhất mà nhóm bắt được trong năm. Vị chuyên gia trực tiếp bắt rắn cũng chia sẻ:
Nhiệm vụ này thực sự rất khó khăn vì không gian nhỏ hẹp và có nhiều nước, tôi không thể nhìn thấy rõ con rắn nên chỉ có thể tin vào bản năng của mình. Nếu con rắn trở nên kích động thì tôi sẽ không thể chạy thoát.
Mặc dù vậy tôi rất tự tin vào kinh nghiệm của mình và biết mình có thể bắt được con rắn. Con rắn đã được thả vào một khu rừng cách xa khu dân cư, hổ mang chúa nằm trong danh sách loài sắp nguy cấp trong sách đỏ IUCN từ năm 2010.
Clip: Đang làm con mồi, chuột bạch "phản đòn" cắn nát đầu rắn hổ mang Không những không trở thành bữa ăn của rắn hổ mang chúa, chuột bạch còn dùng hàm răng sắc nhọn cắn nát đầu đối thủ. Chuột vốn là con mồi yêu thích số một của các loài rắn và rắn hổ mang cũng không ngoại lệ. Sở hữu nọc độc cực mạnh, rắn hổ mang thừa sức giết chết một con chuột chỉ...