Bất ngờ vẻ đẹp tráng lệ của những nghĩa trang khắp thế giới
Du khách đánh giá cao kiến trúc và các tác phẩm nghệ thuật khác thường, sự yên tĩnh và có thể chiêm nghiệm nhiều điều thú vị cho chính mình tại đây.
Nghĩa trang Pere Lachaise ở Paris có lẽ là nghĩa trang nổi tiếng nhất thế giới. Những người nổi tiếng như Jim Morrison, Oscar Wilde, Sarah Bernhardt và Amedeo Modigliani đang yên nghỉ tại đây.
Nghĩa trang Vui vẻ (Cimitirul Vesel) là một nghĩa trang ở làng Săpâna, hạt Maramure, Romania. Nó nổi tiếng với những ngôi mộ đầy màu sắc với những bức tranh thơ mộng mô tả cuộc sống của những người yên nghỉ tại đây. Nghĩa trang Vui vẻ đã trở thành một bảo tàng ngoài trời và là một điểm thu hút khách du lịch.
Nghĩa trang La Recoleta (Concreteerio de la Recoleta) ở thủ đô Buenos Aires, Argentina. Nơi đây có những ngôi mộ của những người nổi tiếng, như: Eva Perón, Tổng thống Argentina, người được giải thưởng Nobel, người sáng lập Hải quân Argentina và cháu gái của Napoleon.
Nghĩa trang thiên táng, bao gồm những chiếc quan tài treo trên vách đá. Chúng có thể được tìm thấy ở nhiều địa điểm khác nhau, trong đó có Trung Quốc, Indonesia và Philippines.
Các tác phẩm điêu khắc tượng đài bảo vệ các ngôi mộ, biến Nghĩa trang Lychakiv (TP Lviv, Ukraine) thành một bảo tàng mỹ thuật ngoài trời.
Nghĩa trang Sucre ở Bolivia có những con đường rộng, đẹp, với những hàng cây hai bên và những chiếc ghế dài rải rác dọc theo bãi cỏ của nghĩa trang.
Video đang HOT
Nghĩa trang Do Thái cổ ở Prague, Cộng hòa Séc, là một trong những nghĩa địa lớn nhất ở châu Âu và là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất của người Do Thái ở Prague. Nó phục vụ từ nửa đầu thế kỷ 15 cho đến năm 1786.
Khu mộ Do Thái của Nghĩa trang Bonavoji lịch sử, Savannah. Cổng theo truyền thống của người Do Thái và nghĩa trang vẫn còn được sử dụng cho đến ngày nay.
Nghĩa trang Highgate ở phía bắc London, Anh. Có khoảng 170.000 thi hài được chôn cất trong khoảng 53.000 ngôi mộ trong khuôn viên Nghĩa trang phía Tây và Nghĩa trang phía Đông tại Highgate. Nghĩa trang trở thành một khu bảo tồn thiên nhiên.
Nghĩa trang hiện đại tại Lloret de Mar (Tây Ban Nha) được thiết kế vào cuối thế kỷ 19 và được xây dựng cho đến đầu thế kỷ 20.
Cimitero Monumentale là một trong hai nghĩa trang lớn nhất ở Milan, Italy. Nghĩa trang nổi tiếng với các di tích và kiến trúc nghệ thuật của các ngôi mộ. Được thiết kế bởi kiến trúc sư Carlo Maciachini (1818-1899).
Nghĩa trang quân đội Powazki ở Warsaw, Ba Lan, là một trong những nghĩa trang lâu đời nhất và nổi tiếng nhất ở Warsaw. Một số sĩ quan cao cấp của Ba Lan được an táng tại đây, đây cũng là nơi an nghỉ của nhiều cá nhân lừng lẫy trong lịch sử Ba Lan.
Khám phá vẻ đẹp cổ kính của 5 thư viện tráng lệ nhất thế giới
Không chỉ là nơi lưu giữ kho tàng tri thức nhân loại, 5 thư viện lâu đời nhất thế giới dưới đây còn là những kiệt tác kiến trúc cổ điển, tráng lệ.
Ảnh: shutterstock.
Được xây dựng từ năm 1776, Thư viện Admont Abbey là một trong những tu viện lâu đời nhất còn tồn tại ở Áo. Đây là thư viện tôn giáo lớn nhất thế giới với tổng chiều dài 70m, rộng 14m, cao 13m và có sức chứa hơn 200.000 cuốn sách. Đại sảnh ấn tượng của nơi đây được kiến trúc sư Joseph Hueber lấy cảm hứng từ phong cách Baroque đặc trưng của thế kỷ 17.
Ảnh: Jorge Royan.
Trần thư viện gồm bảy mái vòm, được trang trí bởi những bức bích họa đại diện những giai đoạn hiểu biết của nhân loại của họa sĩ người Áo Bartolomeo Altomonte: bắt đầu với suy nghĩ và lời nói, sáng tạo khoa học và nghệ thuật, cuối cùng là chạm đến được sách Khải huyền ở mái vòm trung tâm. Những bức tường được sơn hai màu vàng - trắng với 48 cửa sổ để căn phòng luôn tràn ngập ánh sáng.
Ảnh: wheretogoto.
Ngụ tại tầng hai của Cung điện Mafra (Bồ Đào Nha) - Di sản Thế giới được UNESCO công nhận là t hư viện Mafra - tác phẩm của kiến trúc sư Manuel Caetano de Sousa. Được xây dựng vào năm 1771, đây là nơi lưu giữ hơn 36.000 cuốn sách bìa da quý giá từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19.
Thư viện chứa hơn 36.000 tập sách bìa da có từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 19. Để bảo quản kho tàng tri thức này, ban quản lý thư viện đã sử dụng dơi để săn côn trùng ăn sách. Tuy nhiên những "nhân viên cần mẫn" này sẽ ngủ trong chuồng vào ban ngày và chỉ hoạt động về đêm mà thôi!
Ảnh: wheretogoto.
Bên cạnh khối lượng sách cổ khổng lồ, thư viện Mafra còn thu hút du khách bởi kiến trúc tráng lệ: sàn nhà phủ gạch hình hoa hồng và đá cẩm thạch trắng; những giá sách hai tầng bằng gỗ theo phong cách Rococo - một trào lưu nghệ thuật tại Pháp thế kỷ 18 với đặc trưng là sự thanh tao, nhã nhặn nhưng không kém phần quyến rũ.
Ảnh: Quartz.
Nằm trong nhà thờ Girolamini, thư viện Girolamini là thư viện cổ kính nhất ở Naples, Ý. Nơi đây lưu giữ khoảng gần 160.000 đầu sách, chủ yếu là các văn bản cổ về triết học, thần học, lịch sử và âm nhạc, trong đó có khoảng 6.500 tác phẩm âm nhạc từ thế kỷ 16 đến 19.
Ảnh: Peppe Guida.
Thư viện Girolamini cũng là nơi diễn ra vụ trộm sách lớn nhất nhiều thế kỷ qua. Vào tháng 4 năm 2012, khoảng 1.500 cuốn sách đã bị đánh cắp khỏi thư viện, khiến nơi đây phải đóng cửa trong vài tháng để phục vụ quá trình điều tra. Một năm sau, cảnh sát đã tìm được thủ phạm và hoàn trả khoảng 80% số sách bị mất cho thư viện. Hiện tại, thư viện Girolamini đã mở cửa đón du khách trở lại.
Ảnh: AFP.
Ứng viên thứ tư trong danh sách thư viện đẹp nhất thế giới do tạp chí Time bình chọn, Thư viện Royal Portuguese Cabinet of Reading, tọa lạc tại trung tâm thành phố Rio de Janeiro, Brazil. Thư viện được thành lập bởi một nhóm gồm 43 người Bồ Đào Nha nhập cư vào Brazil để quảng bá văn hóa quê hương tới người dân bản xứ. Kiến trúc thư viện được lấy cảm hứng từ phong cách Hậu Gothic, điểm tô bằng những bức tượng bằng các chất liệu quý như bạc, ngà voi, cẩm thạch...
Ảnh: AFP.
Nội thất bên trong thư viện đều được làm bằng gỗ. Đặc biệt, trên trần của phòng đọc sách có một chiếc đèn chùm lớn và một giếng trời để đón ánh sáng tự nhiên. Nhiều du khách đã ví Royal Poturguese Cabinet of Reading như "phiên bản hiện thực" của thư viện trong loạt phim Harry Potter bởi vẻ đẹp cổ kính, tráng lệ và nhuốm màu kỳ ảo của nơi đây.
Ảnh: Peter Fischer Freiraum-Fotografie.
Thư viện Abbey của Saint Gall là thư viện lâu đời nhất ở Thụy Sĩ, được thành lập vào thế kỷ 7. Đúng như dòng chữ Hy Lạp khắc trên lối vào thư viện - "Nơi linh thiêng dành cho tâm hồn", đây là nơi lưu giữ gần 160.000 quyển sách cổ, trong đó có hơn 1.650 cuốn incunabula (sách được in trước năm 1501) và 2.100 bản viết tay có niên đại từ thế kỷ 8 đến thế kỷ 15.
Vẻ đẹp lộng lẫy của thư viện Saint Gall được tạo nên từ phong cách kiến trúc Baroque cổ điển kết hợp với nội thất mang màu sắc Rococo ấn tượng. Bao bọc căn phòng là những tủ sách làm bằng gỗ, được chạm khắc tinh xảo và điểm xuyết bằng các bức bích họa tráng lệ trên trần.
Cảnh đẹp như xứ tiên ở thác Bản Giốc Thác Bản Giốc (Cao Bằng) thu hút khách du lịch nhờ vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ nhưng cũng không kém phần nên thơ. Anh Tú Video: Travel Leisure Theo news.zing.vn