Bất ngờ: Toàn bộ số đại cử tri “lật lọng” không bầu Clinton
Toàn bộ số cử tri “lật lọng” không lựa chọn bầu cho bà Clinton, và con số đại cử tri thay đổi quyết định là lớn nhất lịch sử bầu cử Mỹ, trong hơn một thế kỷ qua.
Cựu ứng viên Tổng thống Mỹ Hillary Clinton.
Theo trang mạng Heavy, 538 đại cử tri Mỹ đã đi bầu cử Tổng thống và Phó Tổng thống ngày 19.12. Thống kê ước tính có tới 7 đại cử tri “lật lọng” – những đại cử tri thay đổi quyết định so với lựa chọn lúc đầu. Đây là con số lớn nhất trong lịch sử bầu cử Mỹ, trong vòng hơn một thể kỷ qua.
Trái với những dự đoán sẽ có một lượng lớn đại cử tri đảng Cộng hòa sẽ thay đổi quyết định vào phút chót, ít nhất 5 đại cử tri đảng Dân chủ phá vỡ cam kết, không bầu cho bà Clinton. Trong số này, có 4 đại cử tri đến từ bang Washington và một người ở bang Maine.
Đây được coi là số đại cử tri không ủng hộ ứng viên đảng mình lớn nhất kể từ năm 1872 khi 63 đại cử tri đảng Dân chủ không bầu cho ứng cử viên Horace Greeley. Ông Greeley đã chết sau cuộc bỏ phiếu và trước khi cử tri đoàn nhóm họp.
Ngoài ra, 3 đại cử tri đảng Dân chủ không bầu cho bà Clinton mà lựa chọn Bernie Sanders, người bị bà Clinton đánh bại trong cuộc phiếu chọn ứng viên tranh cử Tổng thống Mỹ đảng Dân chủ. Tuy nhiên, những phiếu bầu này bị coi là không hợp lệ và chính quyền các bang ở Mỹ yêu cầu đại cử tri bỏ phiếu lại.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump mất 2 phiếu bầu vì đại cử tri “lật lọng’ nhưng mà Clinton không giành thêm được phiếu nào.
“Tôi bầu cho Bernie Sanders không phải vì sự giận giữ hay vì lý do nào khác. Điều này không có nghĩa là tôi thiếu tôn trọng với ứng viên đảng mình”, David Bright, đại cử tri đảng Dân chủ ở bảng Maine viết trên Facebook. “Tôi bầu vì đại diện cho hàng ngàn người ủng hộ ông ấy ở Maine. Nhiều người ở độ tuổi như tôi đến với chính trị Maine lần đầu tiên nhờ Bernie Sanders”.
Phiếu bầu của đại cử tri Bright bị cử tri đoàn cho là không hợp lệ. Ông Bright phải bầu lại cho bà Clinton.
Hai đại cử tri đảng Cộng hòa không bầu cho ông Trump đều ở bang Texas. Hai đại cử tri này cũng không lựa chọn bà Clinton mà bầu cho người khác.
Cho đến nay, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã giành chiến thắng với 304 phiếu đại cử tri, vượt qua con số tối thiểu 270 phiếu cần thiết. Đối thủ của ông chỉ giành được 224 phiếu.
Kết quả bỏ phiếu của cử tri đoàn sẽ chính thức được công bố ngày 6.1 tại Quốc hội dưới sự chủ trì của Phó tổng thống Mỹ Joe Biden.
Theo Đăng Nguyễn – Heavy, RT (Dân Việt)
Ông Trump nói lẽ ra ông đã thắng cả số phiếu phổ thông
Một số trợ lý cao cấp của tổng thống đắc cử Donald Trump thậm chí còn hé lộ khả năng ông Trump sẽ "làm khó" nếu chiến dịch của bà Clinton tham gia việc kiểm lại phiếu bầu.
Theo hãng tin AFP, ngày chủ nhật (27-11) giờ Mỹ, tổng thống đắc cử Donald Trump quả quyết rằng, nếu không phải vì "hàng triệu lá phiếu bất hợp pháp", ông cũng đã giành chiến thắng ở cả số phiếu cử tri phổ thông.
Cùng với đó, tỉ phú New York cũng chỉ trích gay gắt việc kiểm lại phiếu ở bang Wisconsin, gọi đó là một việc làm "tốn thời gian".
Trong ngày 27-11, ông Trump và các trợ thủ của ông đã có những động thái phản ứng dữ dội về vấn đề kiểm lại phiếu đã và đang diễn ra.
Trong một loạt các nội dung tung lên mạng xã hội Twitter lúc sáng sớm, ông Trump nhắc lại việc bà Clinton cần tôn trọng quá trình bầu cử.
Sau đó với nội dung tung lên Twitter vào buổi chiều, ông Trump nói thêm: "Cùng với việc giành chiến thắng áp đảo ở số phiếu đại cử tri, tôi cũng sẽ thắng ở số phiếu bầu cử tri phổ thông nếu các bạn loại bỏ bớt hàng triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp".
Trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, ông Trump từng cảnh báo kết quả có thể bị "thao túng". Tuy nhiên kể từ sau chiến thắng bất ngờ ngày 8-11, ông không còn đề cập vấn đề này nữa, cho tới những thông tin tung ra ngày 27-11.
Cả ông Trump lẫn các trợ thủ của ông đều không đưa ra được bất cứ bằng chứng nào về việc "hàng triệu" cử tri bị cho là đã bỏ phiếu trái phép. Ông Trump cũng không giải thích vì sao ông sẽ phản đối việc kiểm lại phiếu nếu tình trạng bỏ phiếu trái phép là vấn đề nghiêm trọng đến vậy.
Cho tới nay những đơn vị giám sát bầu cử vẫn chưa chỉ ra bất cứ sai phạm nào ở cấp độ quy mô lớn.
Trong khi đó, bà Kellyanne Conway, quản lý chiến dịch tranh cử của ông Trump, ngày 27-11 hé lộ thông tin, nếu nhóm của bà Clinton tham gia thúc đẩy mạnh mẽ việc kiểm lại phiếu ở bang Wisconsin, tổng thống đắc cử có thể sẽ nghĩ lại về cam kết của ông là không tìm cách truy tố bà Clinton về việc sử dụng email cá nhân thời làm ngoại trưởng.
Mặc dù việc kiểm lại phiếu là yêu cầu của ứng cử viên tổng thống đảng Xanh, bà Jill Stein, tuy nhiên chiến dịch tranh cử của bà Clinton nói sẽ tham gia quá trình đó.
Phát biểu trên đài ABC, bà Conway nói, trong khi ông Trump đã tỏ ra "cao thượng" với bà Clinton thì bà Conway cho rằng bà Clinton sẽ yêu cầu luật sư của bà tham gia vào việc kiểm lại phiếu.
Cùng với đó, chánh văn phòng Nhà Trắng của ông Trump, ông Reince Priebus cho biết, mặc dù tổng thống đắc cử không "tìm các phương pháp hay cách thức để truy tố bà Clinton", nhưng ông ấy có thể sẽ "muốn nghe" khi có bất cứ những phát hiện mới nào khác chống lại bà trong các cuộc điều tra thời gian tới.
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders, cựu đối thủ cùng đảng Dân chủ với bà Clinton giai đoạn bầu cử sơ bộ, lên tiếng bảo vệ vấn đề kiểm lại phiếu.
Phát biểu trên đài CNN, ông Bernie Sanders nói: "Đảng Xanh có quyền làm việc đó. Chúng ta có thể kiểm lại phiếu ở gần như mọi cuộc bầu cử".
(Theo Soha News)
Cánh cửa Nhà Trắng hé mở với bà Clinton? Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ tưởng như đã an bài song lại bất ngờ xuất hiện những tình tiết đáng chú ý mới, mở ra đôi chút hy vọng cho ứng cử viên đảng Dân chủ Hillary Clinton. Ngày 24/11, ứng cử viên của đảng Xanh ra tranh cử tổng thống Mỹ 2016, bà Jill Stein đã huy động đủ 2,5 triệu...