Bất ngờ thủ phạm tạt xăng cô gái ở Lâm Đồng
Do có kế hoạch trước, cô gái mua một ít cồn, chủ ý tạt vào ngực đốt và kêu cứu bị kẻ lạ đốt, cướp mất số tiền 500 triệu đồng.
D hiện đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện II Lâm Đồng.
Người phụ nữ nghi bị tạt xăng là N.T.T.D (29 tuổi, ngụ tại phường Lộc Tiến, Thành phố Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng).
Sáng 30/6, Thượng tá Nguyễn Quốc Trường – Trưởng Công an huyện Di Linh, chị D đã viết bảng tường trình thừa nhận không có chuyện bị người lạ tạt xăng đốt trên Quốc lộ 28 như trình báo ban đầu.
Theo Thượng tá Trường: “Không có việc cô D này bị đốt như thông tin trên các trang báo đã đăng tải, khả năng do phía D tự gây nên vì động cơ, mục đích cá nhân. D bị thương khá nặng do bị bỏng nên sáng 29/6, cơ quan điều tra mới làm việc, lấy lời khai. Vụ việc chưa kết luận, cần thời gian làm rõ thêm”.
Thông tin từ Đội CSĐT Công an huyện Di Linh (tỉnh Lâm Đồng), D làm nghề đáo hạn ngân hàng, đã có chồng và ly dị, có 2 con. Trước đó, D được một người bạn tên B cho vay số tiền 500 triệu đồng. Số tiền này D chuyển cho một người bạn khác vay. Sau khi đi Bình Thuận trở về Bảo Lộc, do có kế hoạch trước, D mua một ít cồn, chủ ý tạt vào ngực đốt và kêu cứu bị kẻ lạ đốt, cướp mất số tiền 500 triệu đồng.
Khi đến xã Gung Ré, huyện Di Linh, D thực hiện ý đồ trên. Nhưng do lượng cồn đổ nhiều hơn mức dự tính, vụ “phóng hoả” xảy ra gây bỏng nặng trên diện rộng cơ thể ngoài dự kiến.
Đến nay, sức khoẻ D còn yếu, chưa khai báo đầy đủ động cơ, nguyên nhân tự gây cháy cho mình. Tuy nhiên, với những kết quả điều tra thu thập được, Cơ quan Công an xác định, không có vụ án đốt, cướp như thông tin trên các trang mạng xã hội.
Trước đó, theo trình báo, chiều tối ngày 25/6, chị D đi xe máy trên quốc lộ 28 theo hướng từ thị trấn Di Linh (huyện Di Linh) xuống TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận).
Khi đến dốc suối Lạnh (thuộc địa bàn xã Gung Ré, huyện Di Linh) thì bất ngờ bị đối tượng nam giới đeo khẩu trang kín mặt chặn đường tạt xăng lên người và xe máy chị D rồi châm lửa đốt.
Video đang HOT
Đối tượng này lên xe máy bỏ trốn khỏi hiện trường. Chị D được người dân xung quanh giúp dập lửa trên người và đưa tới bệnh viện cấp cứu. Chị D vào viện trong tình trạng bị bỏng ở phần ngực, vai, lưng và cánh tay.
Khai báo với cơ quan chức năng, nạn nhân cho biết bị mất 500 triệu đồng sau khi “bất ngờ” bị “ai đó” tạt xăng đốt.
Đà Lạt: Trồng cây đô la bán lá, thương lái tự đến cắt với giá 140.000/ký
Chỉ sau 1 lần tình cờ được một người cháu gái giới thiệu, gia đình ông Phạm Văn Kim (thôn 4, xã Tà Nung, TP.Đà Lạt, Lâm Đồng) đã thử nghiệm trồng cây đô la và đang bán lá cây này với giá từ 80.000-140.000/kg.
Trồng cây lạ, thương lái tự đến cắt lá
Dưới cái nắng chói chang những ngày cuối tháng 6, phóng viên Báo điện tử Dân Việt theo chân chị Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung đến khu vườn trồng cây đô la của gia đình ông Kim.
Chúng tôi đến vườn trồng cây đô la cũng là lúc ông Kim vừa ra để chăm sóc loại cây họ bạch đàn này.
"Cây đô la này thuộc họ bạch đàn, có lá tròn nhỏ hoặc lá hình tim, mọc đối xứng, có mùi hương dịu nhẹ. Nếu anh ngắt cái lá rồi vò nhẹ, nó sẽ có mùi rất đặc trưng. Tôi trồng loại cây đô la này đã được khoảng 10 tháng và bán cho các vựa thu mua hoa hay các doanh nghiệp kinh doanh cây cảnh tại Đà Lạt và TP.Hồ Chí Minh", ông Kim ngắt chiếc lá cây đô la giới thiệu với phóng viên.
Quả thật, làm theo lời ông Kim, phóng viên Báo điện tử Dân Việt nhận thấy mùi rất đặc trưng của cây họ bạch đàn. Những cây đô la của ông Kim được trồng với khoảng cách từ 1 - 1.5m. Có những cây lớn trong vườn của ông Kim đã cao đến 3m.
Cây đô la là loại cây thuộc họ bạch đàn, lá của chúng có mùi rất đặc trưng.
Ông Kim cho biết, gia đình ông có 1,4ha đất trồng các loại cây từ cà phê, bơ, xoài...Tuy nhiên, mùa mưa năm 2019, ông được một người họ hàng giới thiệu cây đô la và nói mua giống về trồng, sẽ cam kết thu mua.
Sau khi nghe giới thiệu và tìm hiểu, cùng với một phần diện tích cà phê năng suất kém, ông Kim đã quyết định trồng thử nghiệm 200 cây đô la.
Ông Kim chăm sóc cây đô la trong vườn hơn 200 cây của gia đình mình.
"Cây đô la có hai loại. Loại lá to được thu mua với giá 80.000 đồng/kg, lá nhỏ thì đắt hơn được mua với giá 140.000 đồng/kg. Hiện gia đình tôi đang trồng cả hai loại cây đô la này và xen thêm cây mimosa, tùng và mở rộng diện tích trồng cây đô la...", ông Kim chia sẻ.
"Với cây đô la, những cành từ 50 - 60cm thì thương lái sẽ đến cắt rồi cân lên tính tiền. Ông Kim chỉ cần chăm bón thôi. Thời điểm trước khi bùng phát dịch Covid-19, giá cây đô la lên đến 170.000 đồng/kg lá", bà Nguyễn Thị Bình (vợ ông Kim) cho biết.
Cây đô la như chưa nên trồng ồ ạt
Hiện nay, trên địa bàn xã Tà Nung đã có hơn 10 hộ gia đình đang trồng và có nguồn thu tốt từ cây đô la. Nhìn vào giá thực tế của loại cây lấy lá này và cách chăm sóc đơn giản, nhiều người sẽ đổ xô trồng.
Tuy nhiên, chị Nguyễn Thị Hằng - Phó chủ tịch Hội nông dân xã Tà Nung nhận định: "Mặc dù là loại cây hiện mang lại giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, trước khi trồng, người dân cần phải làm việc với các đơn vị thu mua để tránh việc "cung vượt cầu".
Bên cạnh đó, theo chị Hằng, người dân cần tìm hiểu về quy trình chăm sóc, phân bón, nước tưới cũng như cách xử lý các loại nấm bệnh trên cây đô la. Từ đó, người trồng sẽ có năng suất cao nhất.
Cây đô la là cây trồng mới, đầu ra chưa ổn định nên người dân chưa nên trồng ồ ạt.
Hiện nay, trong diện tích đất của gia đình mình ông Bình đang trồng khoảng 200 cây đô la. Trong thời gian tới, ông sẽ nhân rộng ra khoảng 3.000m2 đất để trồng cây đô la.
Với mỗi cây đô la giống, ông Bình phải mua với giá 60.000 đồng. Ngoài ra, người trồng còn có thể mua hạt cây đô la với giá 5.000 đồng/hạt để tự ươm với tỷ lệ sống 85%.
Những cây đô la giống được ông Bình ươm tại vườn nhà.
Bà Nguyễn Thị Bình - vợ ông Kim cho biết: "Khi trồng cây đô la từ tháng 8/2019 đến nay, gia đình bà đã có thu nhập hơn 20 triệu đồng. Hiện tôi đang ươm khoảng 4.500 cây đô la con (cao từ 2-3cm) để sắp tới trồng trên diện tích 3.000m2. Cây đô la thì việc chăm sóc và chế độ phân bón rất đơn giản. Công việc lại nhẹ nhàng mà giá bán cao, giá trị kinh tế còn cao hơn cả cây bơ và cà phê".
Ông Bình buộc dây cố định giúp cây đô la 1 tháng tuổi đứng thẳng.
Cũng theo bà Bình, từ khi xuống giống, cây đô la mất khỏang 6-8 tháng để phát triển. Khi cành đủ độ dài từ 50-60cm là có thể cho thu hoạch. Cắt cành xong, trong thời gian 1 tháng giữa các kẽ lá của phần cành còn lại sẽ tiếp tục nảy cành non. Khi cây cao khoảng 5m, người trồng sẽ bấm ngọn để cây không phát triển thêm nữa.
Những nhánh đô la nhỏ đang vươn ra từ cành lớn, hứa hẹn một đợt cắt cành năng suất mới.
Hàng không hợp tác với các địa phương kích cầu du lịch Nhiều đường bay mới kết nối đồng bằng sông Cửu Long với nhiều tỉnh, thành trên cả nước nhằm kích cầu du lịch. Chiều 22-6, hãng hàng không quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) đã phối hợp với Sở VH-TT&DL TP Cần Thơ tổ chức hội thảo bàn về các chiến lược liên kết hàng không với du lịch. Hội thảo có sự...