Bất ngờ số phận Bạch Long Mã sau 5 năm ròng phục vụ thầy trò Đường Tăng
Số phận đầy éo le và bị bỏ rơi không thương tiếc của “công thần” đoàn phim Tây Du Ký.
Gia nhập Tây Du Ký năm 4 tuổi với giá 2,7 triệu đồng
Tháng 9, đoàn phim Tây du ký đến vùng Xilinhot ở Nội Mông để thực hiện cảnh Tôn Ngộ Không thả đàn ngựa trên thiên đình – khi ấy là ngựa đi thuê. Sau đó, đạo diễn Dương Khiết đã đề xuất với lãnh đạo đài CCTV để mua một con ngựa trắng, phục vụ riêng cho đoàn phim. Cuối cùng, họ đã mua được Bạch long mã tại một trang trại ở Nội Mông với giá 800 NDT (2,7 triệu đồng).
Bạch long mã là đệ tử thứ 4 của Đường Tăng.
Chú ngựa từ khi vào biên chế của đoàn đã cống hiến và phục vụ hết mình, hoàn thành nhiệm vụ cùng thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh. Gia nhập đoàn khi 4 tuổi, chú ngựa này đã cùng ê-kíp đi khắp đất nước Trung Quốc, trải bao gian nan vất vả. Tổng cộng thời gian nó gắn bó với đoàn phim là 5 năm.
Trong ê-kíp có hai nhân viên chuyên trách chăm sóc cho chú ngựa này. Nhiều lần, bạch mã và đạo cụ, phục trang của đoàn được xếp cùng một khoang khi di chuyển bằng tàu hỏa trong những chặng đường dài.
Chú ngựa trắng được đoàn phim chăm sóc cẩn thận với 2 nhân viên phục vụ riêng.
Ngoài ra, hai nhân viên trông coi ngựa cũng phải ngồi chung toa với chú ngựa bạch của đoàn. Những đoạn đường ngắn, ngựa lại được chuyển sang chở bằng xe tải, tất nhiên vẫn được xếp chung cùng với đạo cụ và phục trang.
Nhân viên chăm sóc và trông giữ ngựa là những người hết sức tận tụy, không kể ngày đêm họ đều phải chăm cho ngựa ăn đầy đủ. Nhờ có sự chăm sóc chu đáo của hai nhân viên này, chú ngựa bạch từ khi về đoàn đã trở nên béo tốt, lông bóng lượt, trông càng có thần thái, thật xứng với một chú Bạch Long Mã mà đoàn phim đang cần.
Mỗi lần nhớ lại, đạo diễn Dương Khiết đều coi nó như một người bạn, một con người chứ không chỉ là một con ngựa Cho dù không nói được nhưng qua ánh mắt cũng đủ cảm thấy tình cảm của nó.
Video đang HOT
Éo le tháng ngày rời đoàn phim
Chú ngựa được cả đoàn phim coi như một thành viên, một người bạn
Sau 5 năm đoàn phim đóng máy cũng là lúc ê kíp phải nói lời tạm biệt với chú ngựa dũng và trung thành. Tuy vậy Dương Khiết không hề biết ngựa được đưa đi đâu. Chỉ sau này bà mới được nghe nói, cả ngựa lẫn những đạo cụ được sử dụng trong Tây Du Ký đều được đưa tới Vô Tích.
Có nguồn tin cho rằng, bạch mã được mang ra chụp ảnh phục vụ khách du lịch với tấm biển đề: “Bạch Long Mã phim Tây Du Ký”. Du khách muốn cưỡi và chụp ảnh cùng sẽ phải bỏ phí để được phép chụp ảnh cùng hoặc được hay đi một vòng…
Số phận éo le của chú ngựa trắng khiến đạo diễn xót xa
Đạo diễn Dương Khiết khi biết tin đã khá sốc và cho rằng đây không phải cái kết xứng đánh dành cho người bạn cũ. Tuy nhiên, bản thân bà không làm gì được hơn vì không có quyền năng gì để đòi lại công bằng cho ngựa.
Năm 1995, khi Dương Khiết khởi quay bộ phim Tư Mã Thiên và đến Vô Tích tìm cảnh cũng tranh thủ tìm đến chú ngựa bạch năm xưa. Bạch mã khi đó được đặc biệt hưởng chế độ như một cán bộ về hưu, có chuồng riêng, được cung cấp mức ăn hạng “tiểu táo” (tiêu chuẩn ăn tập thể cao nhất, phân biệt với trung táo và đại táo).
Dương Khiết được dẫn đến một gian phòng trông gần giống như một chiếc hang động thực chất là một vách núi nhô ra và tạo thành một hõm đá, trong hơi tối và chật hẹp. Trong chuồng là một chú ngựa già gầy còm đang uể oải gặm cỏ. Dương Khiết đến trước mặt chú ngựa và nó quay đầu ra nhìn bà. Đạo diễn Dương khẽ giật mình khi nhận ra đây đúng là con ngựa từng gắn bó với đoàn phim Tây Du Ký năm nào.
Dương Khiết trong lần tái ngộ chú ngựa trắng
Dương khẽ nói với chú ngựa: “Con còn nhận ra ta nữa không anh bạn cũ?”. Chú ngựa đứng im nhìn bà không chớp. Bà lại nói thầm với ngựa: “Bấy lâu nay, con sống có tốt không? Sao lại gầy gò thế này? Họ có cho con ăn no không?”.
“Nó nghe hiểu làm sao được, nhanh đi thôi”, một người trong đoàn giục. Dương Khiết vừa đi vừa ngoái đầu nhìn ngựa. Dương Khiết bèn đến gặp người phụ trách của nơi này và đề xuất và hy vọng, mọi người ở đây vì bà mà chăm sóc tốt hơn cho chú ngựa. Lãnh đạo ở đây đồng ý nhưng nói thêm một cầu: “Bây giờ thế là tốt hơn nhiều rồi đấy, ngựa sống chẳng được bao lâu, như vậy coi như là tốt lắm rồi”.
Năm 1996, Dương Khiết trở lại Vô Tích quay bộ phim Tây Thi và bà lại đến thăm bạch mã. Lúc này chú ngựa được đem nhốt chung chuồng với những đàn ngựa khác. Để ý kỹ bà mới phát hiện ra chú “Bạch Long Mã” đứng lép vế hẳn so với bầy ngựa lộc ngộc, cao lớn ở đây.
Chú ngựa này giờ đây nhỏ thó, gầy gò và ốm yếu, đứng lẫn trong đám ngựa. Vì quá thấp bé nên chú ngựa bạch không với được đến máng cỏ, phải nghển cổ lên mới với được thức ăn. Dương Khiết thấy thực sự đau lòng. Bà yêu cầu người giữ ngựa dắt chú ngựa bạch ra để bà được chụp ảnh với nó làm kỷ niệm. Sau đó, nữ đạo diễn đề nghị cải thiện tình trạng đãi ngộ cho người bạn cũ và được những người coi ngựa ở đây đáp ứng. Họ dắt chú ngựa đến một khu vực riêng và cảm thấy làm lạ vì sao Dương Khiết lại quan tâm đến con ngựa này đến như vậy.
Năm 1997, nữ đạo diễn nghe tin chú ngựa đã qua đời và được chôn ở Vô Tích.
Theo Danviet
Hóa Tôn Ngộ Không "xuất quỷ nhập thần": Lục Tiểu Linh Đồng chưa phải số 1?
Trong "Tây Du Ký" phiên bản 1986 những nghệ sĩ này đều từng thể hiện một phần tính cách và điệu bộ của nhân vật Tôn Ngộ Không khá thành công.
Phiên bản Tây Du Ký 1986 của đạo diễn Dương Khiết đến nay vẫn được coi là tác phẩm truyền hình kinh điển của điện ảnh Trung Quốc. Phim cũng tạo nên hàng loạt tên tuổi các nghệ sĩ với những vai diễn để đời như Tôn Ngộ Không của Lục Tiểu Linh Đồng, Đường Tăng của Từ Thiếu Hoa - Trì Trọng Thụy, Trư Bát Giới của Mã Đức Hoa, Quan Âm Bồ Tát của Tả Đại Phân, Hằng Nga - Khâu Bội Ninh, quốc vương Tây Lương nữ quốc - Châu Lâm...
Trong phim người hâm mộ đặc biệt ấn tượng với vai diễn Tôn Ngộ Không, nhân vật trung tâm của bộ phim qua sự thể hiện tài tình của nghệ sĩ Lục Tiểu Linh Đồng. Ông vốn xuất thân trong gia đình có truyền thống thể hiện nhân vật này với bộ môn "Hầu kịch" gia truyền 3 đời, giúp Lục hóa thân thành một Mỹ Hầu Vương một cách tài tình và sống động đến không ngờ.
Để thể hiện từng động tác, điệu bộ, cử chỉ từ nhỏ nhất của nhân vật Tôn Ngộ Không, Lục Tiểu Linh Đồng đã phải luyện tập từ nhỏ.
Hơn nữa trong Tây Du Ký có nhiều cảnh Tôn Ngộ Không hóa thân giả danh thành nhiều nhân vật khác nhau như Đường Tăng, cô nàng Cao Thúy Lan ở Cao gia trang hay thành công chúa Thiên Trúc.
Đây chính là thách thức không hề đơn giản đối với các nghệ sĩ khi phải thể hiện điệu bộ của "Hầu ca" mỗi khi nhân vật của họ được Tôn Ngộ Không hóa thân thành.
Trong tập Thu nhận Trư Bát Giới có cảnh Tôn Ngộ Không phải chui vào tận "hang ổ" của họ Trư nhằm cứu cô con đầu của Cao lão gia. Để làm được điều này, Hầu ca phải hóa thân thành cô nàng Cao Thúy Lan và trị cho chàng rể một trận nên thân.Tất nhiên nhân vật Cao Thúy Lan sẽ phải thể hiện phần nào nét tính cách của Tôn Ngộ Không, qua đó nữ diễn viên Ngụy Tuệ Lệ cũng khiến người xem nhận ra Cao Thúy Lan chính là do Ngộ Không hóa thân thành.
Từng điệu bộ, cử chỉ cho đến ánh mắt của nữ diễn viên nhạc kịch Sơn Đông đều thể hiện được khí chất của Mỹ Hầu vương hết sức sống động và biểu cảm.
Và chỉ sau một cái lắc đầu nhẹ Cao Thúy Lan bỗng chốc trở lại thành con khỉ đá xảo quyệt họ Tôn. Từ một cô nàng đoan trang, thùy mị chốn khuê các bỗng hiện hình thành con khỉ lém lỉnh cho thấy tài diễn xuất tinh tế và chuyên nghiệp của Ngụy Tuệ Lệ.
Ở những tập cuối thầy trò Đường Tăng gặp phải thử thách khi gần đến Tây Trúc, bị thỏ ngọc của Hằng Nga hóa thân thành công chúa Thiên Trúc (Lý Linh Ngọc) nhằm níu chân Đường Tăng lại làm phò mã.
Tôn Ngộ Không một lần nữa phải hóa thành nàng công chúa xinh đẹp Ngọc thố tinh để cứu sư phụ. Trên màn hình, những cử chỉ ngón tay cho đến điệu cười và ánh mắt của "Nữ hoàng tình ca" họ Lý đều toát lên hình ảnh của Ngộ Không ở bên trong nàng công chúa kiêu sa. Khán giả không khó để nhận ra công chúa Thiên Trúc chính là do Ngộ Không hóa thân mà thành.
Trì Trọng Thụy cũng từng gặp phải thử thách khó nhần này khi Ngộ Không hóa thân thành Đường Tăng để đối đầu với quốc trượng do yêu quái hóa thân thành trong phần 2 của Tây Du Ký. Từ một vị cao tăng điềm đạm và tao nhã bỗng chốc Đường Huyền Trang trở nên linh lợi, hoạt bát hơn hẳn mọi khi.
Đi đứng nhảy loi choi, điệu bộ hấp tấp, khoa múa chân tay, ngồi vắt chân chữ ngũ... vô cùng phong phú và uyển chuyển. Như vậy chỉ cần nhìn vào những cử chỉ điệu bộ này ắt người hâm mộ lập tức nhận ran gay đó chính là Tôn Ngộ Không hóa thân.
Theo Danviet
Thì ra đào tiên trong Tây Du Ký 1986 được tạo ra như thế này đây Những trái đào tiên khổng lồ được Tôn Ngộ Không ăn ngon lành thực chất không hề có thật ở thời điểm cách đây hơn 30 năm. Trường học biến thành vườn đào tiên Thời điểm đầu thập niên 80 khi nền điện ảnh của Trung Quốc còn non trẻ và điều kiện kinh tế vô cùng khó khăn, đoàn phim Tây Du...