Bất ngờ sở hữu két sắt bí mật nhưng quyết không chịu mở xem
Một nông dân ở bang New York (Mỹ) đã bất ngờ trở thành chủ nhân của một chiếc két sắt bí ẩn xuất hiện trên cánh đồng của ông.
Trong lúc rời khỏi nhà vào thứ Năm tuần trước, Kirk Mathes đã được gọi về vì mọi người tìm thấy một két sắt lớn trên cánh đồng của ông ở gần thị trấn Barre.
Tin tức lan nhanh đến mức các nhà chức trách đã phải giải tán đám đông tụ tập xem chiếc két từ trên đường lớn. Chiếc két sắt này nặng khoảng 226-272kg nên đã phải dùng tới máy hạng nặng để đưa nó ra khỏi cánh đồng.
Video đang HOT
Hiện chưa biết ai đã đưa chiếc két sắt ra đó cũng như vào lúc nào, làm cách nào nó được đặt giữa cánh đồng nhưng tất cả đều muốn biết có gì bên trong chiếc két sắt khi trên đó ghi thông điệp: “Nếu bạn có thể mở nó, mọi thứ bên trong sẽ là của bạn”.
Mathes cho biết mọi người đã cố gắng thử mở nó để xem có gì bên trong trước khi cảnh sát tới và giải tán đám đông:
“Họ đã dùng búa tạ để đập vào khoá, tay cầm và bản lề. Tôi thì muốn giữ nguyên sự bí ẩn này. Nếu mở nó, mọi thứ sẽ kết thúc. Trong khi thời điểm này, với virus và tình hình chính trị đang rối tung, sự tò mò về chiếc két sắt có thể là một cách giải trí thú vị”, nông dân vùng Barre cho biết.
Về việc ai đã đặt chiếc két sắt trên cánh đồng của mình, ông Kirk Mathes đoán là một kẻ khôn ngoan hay những đứa trẻ.
Hiện tại, két sắt đang nằm ở một trong những nhà kho của Mathes nhưng ông sẽ giấu nó để ngăn những kẻ muốn mở và bê nó đi. Trong tương lai, người nông dân này sẽ có thể tặng nó cho bảo tàng lịch sử của vùng.
Các nhà khoa học Nam Mỹ tìm cách bảo tồn giống ếch khổng lồ Titicaca
Ngày 26/7, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bolivia cho hay một nhóm các nhà khoa học của một số quốc gia Nam Mỹ đang tìm cách tăng cường hoạt động nghiên cứu và bảo tồn loài ếch khổng lồ có tên khoa học là Telmatobius culeus, sống tại hồ Titicaca nằm giữa Bolivia và Peru.
Ếch khổng lồ có tên khoa học là Telmatobius culeus, sống tại hồ Titicaca nằm giữa Bolivia và Peru. Ảnh: nationalgeographic.com
Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ Latinh, vào tháng tới, nhóm nghiên cứu bao gồm các nhà khoa học từ Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Bolivia, Đại học Cayetano Heredia (Peru), Bảo tàng Động vật học Ecuador, và Bảo tàng Khoa học Tự nhiên Denver (Mỹ) sẽ có kế hoạch nghiên cứu thực địa hồ Titicaca, một trong những hồ nước ngọt cao nhất thế giới với độ cao khoảng 3.800 mét trên mực nước biển.
Các chuyên gia sẽ theo dõi và cập nhập dữ liệu về tình trạng phân bố, số lượng cá thể, các đặc điểm của môi trường sống và các mối đe dọa chính đối với loài ếch khổng lồ Titicaca; đồng thời triển khai thực hiện một nghiên cứu tìm hiểu mối quan hệ của loài ếch này với các loài lưỡng cư khác có chung môi trường sống.
Dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ được công bố vào tháng 2 năm sau. Những thông tin về loài ếch này sẽ được sử dụng cho việc thực hiện kế hoạch bảo tồn, được ký vào năm 2018 giữa chính phủ hai nước Bolivia và Peru.
Ếch Titicaca là loài ếch nước ngọt lớn nhất thế giới, với chiều dài trung bình 14cm và thậm chí có cá thể đạt tới chiều dài 50 cm. Loài này được xếp loại "Nguy cấp nghiêm trọng" ở cả Bolivia và Peru và nằm trong nhóm có "Nguy cơ tuyệt chủng" theo phân loại của Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN). Loài ếch này đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do bị con người săn bắt làm thực phẩm, cùng với đó là các nguy cơ từ ô nhiễm môi trường và tình trạng cá hồi du nhập ăn thịt nòng nọc.
Ếch Titicaca sống hoàn toàn dưới nước và chỉ được tìm thấy ở hồ Titicaca và con sông chảy vào hồ này ở Nam Mỹ. Loài ếch này có phổi tiêu giảm, thay vào đó nó có lớp da lớn và nhiều nếp nhăn giúp chúng hô hấp dễ dàng trong môi trường sống ở địa hình cao.
Hình vẽ duy nhất của loài vượn cáo khổng lồ Các nhà khoa học phát hiện hình vẽ vượn cáo cổ đại từng sống ở những khu rừng phía tây Madagascar cách đây ít nhất 1.000 năm trong lúc khám phá hang động. Hình vẽ mô tả vượn cáo khổng lồ trên vách hang động. Ảnh: Ancient Origins. Nhóm nghiên cứu ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Anh tìm thấy bằng chứng...