Bất ngờ siết chặt kiểm soát an ninh trên các chuyến bay từ Việt Nam đi Nhật
Cục Hàng không Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu áp dụng các biện pháp an ninh tăng cường trên các chuyến bay đi Nhật Bản từ ngày 22/7 – thời gian nước này tổ chức Olympic Games và Paralympic Games.
Việc tăng cường kiểm soát an ninh hàng không được triển khai sau khi Bộ Đất đai, Cơ sở hạ tầng, Giao thông và Du lịch Nhật Bản (MLIT) có công thư gửi Cục Hàng không Việt Nam.
Nhật Bản đề nghị Việt Nam đảm bảo việc áp dụng các biện pháp an ninh tăng cường trên các chuyến bay.
Video đang HOT
Theo đó, Bộ MLIT Nhật Bản đề nghị Cục Hàng không Việt Nam tạo điều kiện hỗ trợ, đảm bảo việc áp dụng các biện pháp an ninh tăng cường trên các chuyến bay đi Nhật Bản trong thời gian nước này tổ chức Olympic Games (từ 23/7 đến 8/8) và Paralympic Games (từ 24/8 đến 5/9).
Thực hiện trách nhiệm của quốc gia thành viên ICAO và các quy định pháp luật chuyên ngành hàng không có liên quan, Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các cảng hàng không có chuyến bay đến Nhật Bản chỉ đạo lực lượng kiểm soát an ninh hàng không thực hiện nghiêm việc kiểm tra ngẫu nhiên tối thiểu 10% sau kiểm tra an ninh hàng không lần đầu đối với hành khách, hành lý xách tay theo quy định.
Đối với hành lý ký gửi, có biện pháp kiểm tra ngẫu nhiên 10% bằng biện pháp thích hợp. Đối với hàng hóa, bưu gửi, suất ăn, đồ vật phục vụ trên tàu bay, nhân viên nội bộ, đồ vật mang vào khu vực hạn chế cần thực hiện nghiêm túc, đầy đủ quy trình, thủ tục đảm bảo an ninh hàng không, tăng cường tần suất giám sát an ninh hàng không phù hợp.
Các cảng hàng không cần thường xuyên cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro, kịp thời áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh bổ sung nếu cần và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam khi có thông tin đe dọa an ninh hàng không.
Cục Hàng không yêu cầu các hãng hàng không có các chuyến bay đến Nhật Bản phối hợp với các cảng hàng không thực hiện các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không theo yêu cầu của Chính phủ Nhật Bản; thường xuyên cập nhật tình hình, đánh giá rủi ro, kịp thời áp dụng các biện pháp kiểm soát an ninh bổ sung nếu cần.
Hãng hàng không cũng cần lập tức báo cáo Cục Hàng không Việt Nam khi có thông tin đe dọa an ninh hàng không.
Các biện pháp kiểm soát an ninh hàng không nêu trên được áp dụng đối với tất cả các chuyến bay xuất phát từ Việt Nam đến Nhật Bản, bao gồm cả hành khách, hành lý nối chuyến từ 0h ngày 22/7 đến hết ngày 10/8 và từ 0h ngày 23/8 đến hết ngày 7/9.
Việt Nam chưa phát hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 xâm nhập
Chiều 25/12, Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 thảo luận các giải pháp quản lý chặt chẽ người nhập cảnh khi xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 tại Anh.
Theo báo cáo của Bộ Y tế tại cuộc họp, dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, trong đó, đang gia tăng mạnh tại Mỹ, các quốc gia khu vực châu Âu và một số quốc gia châu Á. Đặc biệt, biến thể mới của virus SARS-CoV-2 vừa phát hiện tại Anh, khiến nhiều quốc gia châu Âu và một số quốc gia khu vực châu Á như Philippines, Nhật Bản, Hàn Quốc và Hong Kong (Trung Quốc) đã cấm các chuyến bay đến từ Anh.
Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống dịch COVID-19 họp ứng phó diễn biến phức tạp của đại dịch.
Ông Hoàng Minh Đức, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, biến thể mới làm tăng khả năng lây lan tới 70%. Song đến nay, Việt Nam chưa phát hiện biến chủng này từ những ca bệnh là người nhập cảnh hợp pháp.
"Những nghiên cứu ban đầu cho thấy, thời gian ủ bệnh của biến thể virus SARS-CoV-2 mới ngắn hơn, khởi phát sớm hơn, khả năng bám dính bề mặt lớn hơn. Nhưng chưa có dấu hiệu về biến thể mới tồn tại lâu hơn, gây triệu chứng bệnh nặng hơn", ông Đức nói.
Trước diễn biến này, Ban Chỉ đạo yêu cầu các viện nghiên cứu khẩn trương lấy mẫu bệnh phẩm của các bệnh nhân COVID-19 gần đây và kết hợp đối tác bên ngoài để làm rõ biến thể mới của virus SARS-CoV-2 đã xâm nhập vào Việt Nam hay chưa. Cùng với đó, Ban Chỉ đạo yêu cầu tăng cường kiểm soát chặt chẽ đường biên giới trên bộ, xử lý nghiêm trường hợp vi phạm. Không chỉ lực lượng biên phòng, công an cửa khẩu, mà còn cần phát huy trách nhiệm của chính quyền cơ sở và người dân ở vùng biên.
"Chúng ta phải tiếp tục phát huy vai trò, trách nhiệm của chính quyền cơ sở, người dân ở vùng biên và kiên quyết xử lý những trường hợp nhập cảnh trái phép, đặc biệt đối với các đối tượng tổ chức đưa người nhập cảnh trái phép. Thực tiễn cho thấy có rất nhiều trường hợp nhập cảnh trái phép vào được chính quyền, người dân địa phương phát hiện vận động để thực hiện các quy định về cách ly. Những trường hợp không tự nguyện thì người dân báo cáo với cơ quan chính quyền để xử lý", Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam - Trưởng Ban Chỉ đạo nhấn mạnh.
Những người được ưu tiên về nước bằng chuyến bay giải cứu Người cao tuổi, ốm yếu, trẻ em, hết hạn lao động và học tập... sẽ được ưu tiên về nước trên các chuyến bay giải cứu. "Khi về nước họ sẽ cách ly tại cơ sở do quân đội quản lý hoặc cơ sở lưu trú do địa phương chỉ định", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính...