Bất ngờ phát hiện trăn đất nặng 5 kg ở trong nhà
Cá thể trăn đất nặng 5 kg đi lạc vào nhà dân ở xã Hòa Khương ( huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) được cơ quan chức năng tiếp nhận và thả về môi trường tự nhiên.
Ngày 26/12, Hạt kiểm lâm Hòa Vang, TP Đà Nẵng cho biết đã tiến hành tái thả cá thể trăn đất ( Python molurus) về lại môi trường tự nhiên tại khu bảo tồn thiên nhiên Bà Nà – Núi Chúa.
Trước đó, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang nhận được tin báo của ông Cao Văn Tới – trú tại thôn Phú Sơn Tây, xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng – về việc có một cá thể trăn đất, giới tính cái, nặng 5 kg đi lạc vào nhà.
Lực lượng kiểm lâm tái thả cá thể trăn đất về môi trường tự nhiên.
Ngay sau đó, lực lượng kiểm lâm của Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã có mặt kịp thời để bắt giữ cá thể trăn đất.
Qua quan sát, lực lượng kiểm lâm nhận thấy tình trạng sức khỏe của cá thể trăn đất ổn định nên Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã tiến hành tái thả cá thể trăn đất này về lại môi trường tự nhiên.
Video đang HOT
Trăn đất là một trong 3 loài trăn sinh sống tại Việt Nam được đưa vào danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý hiếm thuộc nhóm IIB, theo Nghị định số 06/2019/NĐ-CP ngày 22 tháng 1 năm 2019 của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Từ đầu năm đến nay, Hạt Kiểm lâm Hòa Vang đã tiếp nhận 12 tin báo, thực hiện bắt giữ và thả về môi trường tự nhiên 13 cá thể động vật hoang dã đi lạc vào nhà dân gồm 6 cá thể khỉ, 2 cá thể cầy vòi hương, 3 cá thể culi nhỏ và một cá thể trăn gấm, một cá thể trăn đất.
Nghệ An: Giá quế tăng cao, trộm quế "nổi như ong" ở Quế Phong, cây quế bị "lột sạch áo" ai cũng xót xa
Những năm gần đây, giá quế trên thị trường tăng cao, nhiều nhà trồng cây quế sau một vụ thu hoạch có trong tay hơn trăm triệu đồng.
Quế được giá đã kéo theo nhiều hệ lụy từ trộm cắp vỏ quế đến bức tử những cây quế còn ít năm tuổi. Đây là thực trạng kéo dài và đáng buồn tại huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An.
Nhìn vườn quế được trồng từ 5 năm tuổi đến 25 tuổi của gia đình bị kẻ xấu bóc trộm vỏ "lột sạch áo", anh Vi Văn Niệm, xã Mường Nọc, huyện Quế Phong không khỏi xót xa.
Trộm hoành hành, "lột sạch áo" cây quế
"Gia đình tôi bỏ bao nhiêu công sức chăm sóc rừng quế mới tươi tốt thế này, vậy mà chỉ trong gần một năm nay bị kẻ gian trộm vỏ quế và bức tử cây quế còn ít năm tuổi khiến nhà tôi thiệt hại hơn 10 triệu đồng...", anh Niệm thở dài.
Cây quế 25 năm tuổi của anh Vi Văn Niệm bị kẻ gian bóc trộm vỏ quế. Ảnh: VN
Đây là những cây quế chuẩn bị vào mùa thu hoạch, nếu tính theo giá thị trường mỗi cây quế 25 năm tuổi có giá hơn 10 triệu đồng, nhìn những cây quế trơ trọi vỏ anh Niệm không khỏi xót xa.
Cũng giống như anh Niệm, bà Hiền đã đầu tư trồng cây quế trên đồi Pù Hiếu - thuộc xã Mường Nọc, huyện Quế Phong (nay là thị trấn Kim Sơn) hơn 20 năm nay.
Thời gian gần đây, giá quế tăng nên nạn trộm vỏ quế diễn ra liên tục. Chỉ trong một đêm "quế tặc" đã trộm của gia đình bà Hiền hơn 10 cây quế từ 5 đến 20 năm tuổi khiến gia đình thiệt hại hơn 20 triệu đồng.
Những cây quế bị kẻ gian cưa trộm để bóc vỏ. Ảnh: NV
Được biết, những rừng quế của người dân nơi đây được trồng từ năm 1996, theo dự án 327 của Nông trường Quế Phong, nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc rừng Pù Hiếu. Không chỉ phủ xanh đất trống đồi trọc tại rừng Pù Hiếu mà nhiều năm nay huyện Quế Phong được xem là thủ phủ quế của xứ Nghệ.
Chưa nắm được tình trạng nạn lột trộm vỏ quế
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, ông Hoàng Trung Cường - Chủ tịch thị trấn Kim Sơn cho biết: Hiện, chính quyền cũng chưa nắm được tình trạng trộm vỏ quế trên địa bàn. Tôi sẽ cho anh em kiểm tra khi nghe thông tin từ báo.
Trong khi đó ông Nguyễn Văn Sinh - Giám đốc Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hoạt cho biết hiện tại toàn địa bàn huyện huyện Quế Phong trồng được hơn 400 ha quế. Cây quế phân bố chủ yếu tại các xã Thông Thụ, Đồng Văn, Tiền Phong, Hạnh Dịch, thị trấn Kim Sơn.
Nói về chuyện "quế tặc" lộng hành, ông Sinh cho hay: "Do giá quế những năm gần đây tăng cao, quế được trồng ở trên rừng nên gặp khó trong quá trình bảo vệ. Chủ yếu những kể xấu toàn trộm những cây quế nhiều năm tuổi và hầu hết là trộm của người dân..."
Những gốc quế 5 năm tuổi bị chặt và bóc vỏ khiến người trồng quế không khỏi xót xa. Ảnh: NV
Trao đổi với phóng viên Dân Việt, anh Vi Văn Tiệp cho hay: "Tình trạng trộm vỏ quế, phá hoại cây quế ít năm tuổi xảy ra mấy năm nay, năm nào cũng có hàng chục vụ trộm quế diễn ra, nhưng tất cả chủ yếu là những vụ nhỏ, vụn vặt. Tuy nhiên hai năm gần đây, mức độ trộm quế ngày càng gia tăng, kẻ gian thường hay lợi dụng thời điểm ban đêm, khi chủ rừng quế không có mặt để trộm"...
"Phần lớn những cây quế bị trộm đều nằm trên rừng, cách xa địa bàn dân cư, lại khó đi lại nên khó kiểm soát. Chúng tôi kiến nghị chính quyền vào cuộc, nhằm điều tra xử lý tránh thiệt hại của người dân.
Rau rừng dân dã ở Đắk Lắk đếm không xuể, nhưng có 1 loài rau rừng đặc sản được giới sành ăn hay săn lùng Những mớ rau rừng tưởng chừng như rất đơn giản, nhưng khi chế biến sẽ biến thành những món ăn ngon, đậm đà, mang bản sắc riêng, độc đáo, được nhiều thực khách yêu thích. Rau rừng thường dùng để gọi chung những loại rau tự mọc ở trong rừng, rẫy, hay bò lan trên bờ suối, hốc cây, thành đám rộng dưới...