Bất ngờ phát hiện 3 đàn voọc chà vá chân nâu quý hiếm
Ba đàn voọc chà vá chân nâu quý hiếm vừa được lực lượng kiểm lâm phát hiện tại rừng phòng hộ Bắc Hải Vân (thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) với số lượng hơn 70 cá thể.
Vào sáng 10/11, sau một thời gian dài cùng với các nhân viên kiểm lâm tìm kiếm, theo dõi, đến hơn 11 giờ trưa chúng tôi đã phát hiện tại khoảnh 9, Tiểu khu 250 có khoảng 10 cá thể voọc chà vá chân nâu (tên gọi khác là voọc ngũ sắc) xuất hiện ở khu vực khá gần với đường bộ qua đèo Hải Vân.
1 trong 3 đàn voọc chà vá chân nâu quý hiếm tại rừng phòng hộ Bắc Hải Vân vừa được tìm thấy (ảnh: Văn Nhân)
Anh Nguyễn Ngọc Vấn, Trưởng phòng quản lý bảo vệ rừng – Ban Quản lý Rừng Phòng hộ Bắc Hải Vân cho biết, ngoài địa điểm phát hiện loài voọc ở tại Tiểu khu 250, khu vực Hố Nai, lực lượng kiểm lâm còn phát hiện thêm 2 đàn voọc ở 2 khu vực khác thuộc Tiểu khu 250 và 251 với số lượng khoảng 70 cá thể.
Hiện ở 3 tiểu khu này có tổng diện tích rừng gần 3.300 ha, trong đó rừng tự nhiên có gần 1.500 ha, rừng trồng là gần 1.400 ha.
Video đang HOT
Đàn voọc chà vá chân nâu xuất hiện tại rừng phòng hộ Bắc Hải Vân, Thừa Thiên Huế (clip: Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân)
Voọc chà vá chân nâu có tên gọi khoa học Pygathrix nemaeus thuộc loài động vật nguy cấp có tên trong sách đỏ Việt Nam và thế giới cần được bảo vệ nghiêm ngặt. Vì thế sau khi phát hiện đàn voọc trên, Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc Hải Vân đã tăng cường công tác bảo vệ đàn voọc này.
Rừng phòng hộ Bắc Hải Vân có diện tích gần 10.500 ha. Từ năm 1995, Nhà nước đã có nhiều dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng ở vùng đèo Bắc Hải Vân. Nhờ thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng nghiêm ngặt, những cánh rừng nghèo kiệt trước đây đã trở thành những cánh rừng bạt ngàn xanh tốt, chính điều này đã góp phần đưa nhiều loài động vật quý hiếm trở về sinh sống tại đây.
Các cơ quan chuyên môn cần nhanh chóng có các phương án bảo vệ trước mắt và có sự khảo sát để bảo tồn đàn voọc này.
Cận cảnh một cặp voọc ngũ sắc
Văn Nhân – Đại Dương
Theo Dantri
Voọc chà vá chân nâu là hình ảnh nhận diện Đà Nẵng tại APEC
Voọc chà vá chân nâu, loài được mệnh danh "nữ hoàng linh trưởng" sẽ là hình ảnh nhận diện của thành phố Đà Nẵng tại APEC 2017.
Thành ủy Đà Nẵng vừa thống nhất với đề xuất của UBND TP, về việc chọn Voọc chà vá chân nâu tại bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà) làm hình ảnh nhận diện thành phố nhân sự kiện APEC 2017 diễn ra tại Đà Nẵng.
Lãnh đạo Đà Nẵng giao Tiểu ban Tuyên truyền Văn hóa (Sở Văn hóa và Thể thao) chủ trì, phối hợp với các đơn vị lập Đề án quảng bá hình ảnh nhận diện thành phố theo chủ trương trên.
Voọc chà vá chân nâu trên bán đảo Sơn Trà. Ảnh: Nguyễn Đông.
Voọc chà vá chân nâu còn được gọi là voọc chà vá chân đỏ hoặc voọc ngũ sắc với đặc trưng bộ lông 5 màu. Chính nhờ vẻ đẹp khác thường, loài động vật này được Tổ chức bảo vệ động vật hoang dã quốc tế tôn vinh là "nữ hoàng" của các loài linh trưởng. Loài này thuộc danh mục nhóm IIB - mức nguy cấp trong sách đỏ Việt Nam. Hiện ở bán đảo Sơn Trà có hơn 500 cá thể voọc chà vá chân nâu.
Ông Nguyễn Đức Vũ, Phó Ban quản lý bán đảo Sơn Trà, cho rằng việc thành phố lấy loài linh trưởng trên làm hình ảnh nhận diện Đà Nẵng, là cơ hội để quảng bá, tuyên truyền cho người dân, du khách trong và ngoài nước về việc bảo tồn loại động vật quý hiếm này.
Nguyễn Đông
Theo VNE
Thả rùa biển quý hiếm về lại biển Ngày 29/10, một con rùa biển nặng 6 kg được thả lại biển sau 3 ngày bị người dân bắt được ở đầm Lập An (Thừa Thiên - Huế). Ngày 29/10, Chi cục Thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết, đã phối hợp với chính quyền huyện Phú Lộc cứu hộ và thả 2 cá thể rùa biển quý hiếm nằm...