Bất ngờ nước ngăn được chiến tranh Mỹ-Iran, không phải Nga, Trung Quốc
Đồng minh ruột của Mỹ ở Trung Đông, Iraq vừa đề nghị hòa giải mối quan hệ Mỹ – Iran trong bối cảnh căng thẳng giữa 2 nước leo thang mạnh mẽ thổi bùng nguy cơ thế chiến 3 bùng nổ.
Ngoại trưởng Iraq Mohamed Alhakim, phải, bắt tay với người đồng cấp Iran đến thăm Mohammad Javad Zarif tại Tòa nhà Bộ Ngoại giao ở Baghdad, Iraq. Ảnh AP.
Ngoại trưởng Iraq, Mohammed al-Hakim đã bất ngờ đưa ra lời đề nghị hòa giải căng thẳng giữa Mỹ và Iran vào Chủ nhật (26/5) trong một cuộc họp báo chung ở Baghdad trong khuôn khổ chuyến thăm Iraq của Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif.
“Chúng tôi đang cố gắng giúp đỡ và trở thành người hòa giải,” ông al-Hakim cho biết và nói thêm rằng Baghdad “sẽ nỗ lực để đạt được một giải pháp thỏa đáng” đồng thời nhấn mạnh rằng Iraq chống lại các bước đi đơn phương của Washington.
Video đang HOT
Trong những tuần gần đây, căng thẳng giữa Washington và Tehran đã tăng vọt khi Mỹ triển khai một tàu sân bay và máy bay ném bom B-52 đến Vịnh Ba Tư sau khi bày tỏ quan ngại về mối đe dọa mà nước này nhận thấy từ Tehran. Mỹ cũng có kế hoạch bổ sung thêm 900 quân tới Iraq khi lực lượng đồn trú tại đây đang ở mức 600 người trong đồng thời kéo dài thời gian đóng quân của họ.
Cuộc khủng hoảng ngoại giao giữa Mỹ và Iran bắt đầu từ việc Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015 giữa Tehran và các cường quốc thế giớ hồi năm ngoái đồng thời áp đặt lại các lệnh trừng phạt đối với Iran, khiến nền kinh tế của nước này điêu đứng.
Bình luận về căng thẳng gia tăng với Mỹ, Ngoại trưởng Iran Zarif cho biết nước ông có thể “đối mặt với chiến tranh, cho dù đó là kinh tế hay quân sự thông qua sự kiên định và các lực lượng của họ”. Ông cũng kêu gọi các bên ký một thỏa thuận không xâm lược giữa Iran và các nước Ả Rập ở vùng Vịnh.
Trong khi đó, người đa số Shiite ở Iraq đã cố gắng duy trì một ranh giới tốt đẹp khi các đồng minh Iran và Mỹ “chiến tranh ngôn từ”.
Lời đề nghị hòa giải Iran-Mỹ của Ngoại trưởng al-Hakim đã được nhắc lại vào thứ Bảy bởi ông Mohamad al-Halbousi, người phát ngôn của quốc hội Iraq. Ông Al-Hakim cũng bày tỏ mối quan tâm đối với nền kinh tế đang tăng trưởng của Iran.
Theo Danviet
Assad khẩn thiết đề nghị Nga, Iran làm điều này ở Syria
Tổng thống Bashar al-Assad khẩn thiết yêu cầu Iran và Nga "ngăn chặn sự can thiệp của một số quốc gia phương Tây" khi Syria đang khẩn trương thành lập một ủy ban có nhiệm vụ đàm phán hiến pháp mới sau chiến tranh.
Tổng thống Syria đã "nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực của các nước thân thiện và đồng minh của Syria, đặc biệt là Iran và Nga" khi ông gặp ông Hossein Jaberi Ansari, cố vấn cấp cao của Ngoại trưởng Iran tại Damascus hôm 16.12.
Ủy ban hiến pháp do Liên Hợp Quốc hậu thuẫn sẽ bao gồm 50 thành viên được Damascus lựa chọn, 50 người do phe đối lập và 50 do Liên Hợp Quốc lựa chọn. Hiến pháp sẽ mở đường cho các cuộc bầu cử nhằm viết nên trang sử mới sau 7 năm chiến tranh owrw Syria.
Phe đối lập được cho là đang thúc đẩy một hiến pháp hoàn toàn mới, nhưng Damascus tuyên bố sẽ chỉ thảo luận về việc thay đổi hiến pháp hiện tại.
Hôm 16.12, Tổng thống Assad đã kêu gọi chấm dứt "sự can thiệp của một số quốc gia phương Tây vào đường lối chính trị Syria và củng cố việc thiết lập một tiến trình chính trị do chính người Syria dẫn đầu, tránh xa mọi hình thức can thiệp từ bên ngoài".
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cuối tuần trước cho biết Thổ Nhĩ Kỳ, Nga và Iran sẽ thuyết trình danh sách các ứng cử viên của Ủy ban Hiến pháp Syria cho Đặc phái viên Liên Hợp Quốc cho Syria Staffan de Mistura trong tuần này.
Theo Danviet
Lý do Iran gắn kết khăng khít trong mối quan hệ với Nga ở Syria Iran đánh giá cao mối quan hệ với Nga vì nhiều lý do. Nga là láng giềng ở phía Bắc của Iran. Nga cũng là cường quốc rộng lớn và có ảnh hưởng trên toàn cầu. Hai nước cũng cùng là đồng minh với chính quyền Damascus ở Syria. Mô hình "đối tác chiến lược" Theo Presstv, Iran đang hợp tác với Nga...