Bất ngờ nỗi lo lớn nhất của công ty Trung Quốc ở Ấn Độ
Mặc dù căng thẳng biên giới gia tăng giữa hai nước, doanh nghiệp Trung Quốc ở Ấn Độ lại lo ngại về điều khác.
Trung tâm nghiên cứu và phát triển Huawei của Trung Quốc ở Bangalore, Ấn Độ
Xung đột biên giới kéo dài hai tháng qua giữa Trung Quốc và Ấn Độ không phải là mối lo ngại lớn của cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc tại Ấn Độ. Lý do là ít người cho rằng chiến tranh toàn diện có thể nổ ra giữa “hai gã khổng lồ châu Á”.
Tuy nhiên, mối lo ngại lớn nhất của họ là thiếu hụt nhân sự Trung Quốc, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đưa tin.
Điều này được thể hiện rõ nhất trong trường hợp của hai công ty điện thoại di động Trung Quốc ở thành phố Bangalore, Ấn Độ. Họ tranh giành khốc liệt để thuê được đầu bếp Trung Quốc có kỹ năng tốt. Người đầu bếp này sống ở Ấn Độ vài năm và có thể nói tiếng Anh cơ bản – kỹ năng khiến anh ta trở nên đặc biệt vì có thể vận hành nhà bếp một cách độc lập.
Đây chỉ là ví dụ của một vấn đề quen thuộc của doanh nhân Trung Quốc ở Ấn Độ – trong khi các doanh nghiệp của họ đang mở rộng, số người có kiến thức đạt yêu cầu là rất hạn chế.
Ví dụ, đầu bếp người Trung Quốc rất khó tìm ở Ấn Độ. Hầu hết họ đều đến Mỹ hoặc châu Âu nếu muốn làm việc ở nước ngoài và ít người sẵn sàng làm việc tại Ấn Độ – ngay cả khi họ được tăng gấp đôi lương kiếm được ở nhà.
Đầu bếp người Trung Quốc rất khó tìm ở Ấn Độ
Hồi tháng 6, phóng viên của Bưu điện Hoa Nam buổi sáng đến thăm công trình xây dựng ở ngoại ô Bangalore. Một nhà phát triển bất động sản Trung Quốc đang xây dựng khu căn hộ cao cấp 50 tầng.
Người quản lý 27 tuổi tên Xiong đưa phóng viên đi xem xét dự án, khiến phóng viên rất ấn tượng với kiến thức địa phương và sự chuyên nghiệp của anh.
Tốt nghiệp Đại học Hyderabad, Ấn Độ, Xiong đã sống ở đây trong tám năm qua. Anh là ứng cử viên hoàn hảo cho bất kỳ công ty Trung Quốc nào muốn mở rộng ở Ấn Độ.
Video đang HOT
Lớn lên ở Trung Quốc và được đào tạo ở Ấn Độ, Xiong nhận được công việc điều hành khi còn khá trẻ. Và chủ của anh tin rằng kiến thức địa phương có thể giúp anh vượt qua rào cản ngôn ngữ và văn hoá để kinh doanh ở Ấn Độ.
Sự thiếu hụt ứng cử viên như Xiong trở nên trầm trọng trong những năm gần đây vì số lượng sinh viên Trung Quốc ở Ấn Độ giảm đáng kể trong thập kỷ qua.
Liu Jinsong, nhân viên Đại sứ quán Trung Quốc ở Ấn Độ, phát biểu hồi tháng 4 rằng có nhiều sinh viên Ấn Độ ở Trung Quốc hơn là ngược lại.
Liu cảnh báo vấn đề phải được giải quyết vì nó có thể dẫn đến thông tin sai lệch và sự thiếu tin tưởng.
“Số sinh viên Trung Quốc học ở Ấn Độ chỉ dưới 3.000, trong khi có 30.000 sinh viên Ấn Độ học tại Trung Quốc”, ông Liu nói.
Ngày càng ít sinh viên Trung Quốc đến Ấn Độ học
Đối với nhiều người Trung Quốc, Ấn Độ nằm gần cuối danh sách khi lựa chọn địa điểm du học.
Xiong nói có khoảng 200 sinh viên Trung Quốc tại Đại học Hyderabad, nơi anh theo học hồi năm 2008. “Giờ, con số đó giảm xuống còn dưới 20 người”, anh nói.
Xiong vẫn còn nhớ những ngày đầu tiên ở Ấn Độ, khi anh vật vã tìm chương trình thực tập trong mùa hè. “Rất ít công ty Trung Quốc hoạt động ở Ấn Độ lúc đó. 100 sinh viên Trung Quốc cùng xin một vị trí mặc dù lương gần như là không có gì”, anh nói.
Nhưng tình hình đang thay đổi nhanh chóng. Trung Quốc hiện là đối tác thương mại lớn nhất của Ấn Độ. Quan trọng hơn, các doanh nghiệp Trung Quốc đang vội vã đầu tư vào Ấn Độ. Năm 2011, Trung Quốc là nguồn đầu tư trực tiếp lớn thứ 35 của Ấn Độ, đến năm 2016, Trung Quốc nhảy lên vị trí số 17.
Nỗi lo lớn nhất lúc này là người trẻ Trung Quốc đang ngó lơ Ấn Độ mặc dù các lợi ích về kinh tế và an ninh là rất lớn, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng nhận định.
Theo Danviet
Quốc gia tiến thoái lưỡng nan vì tranh chấp Trung-Ấn
Quốc gia này phải rất cẩn thận trong việc "chọn phe" giữa hai nước láng giềng hùng mạnh, các chuyên gia nhận định.
Người Nepal biểu tình trước đại sứ quán Trung Quốc ở Kathmandu, Nepal. Tờ giấy biểu tình ghi: "Trung Quốc và Ấn Độ đừng khiêu khích lẫn nhau"
Chuyến thăm chính thức của Trung Quốc tới Nepal vào tuần tới sẽ làm nổi bật tình thế tiến thoái lưỡng nan của Nepal khi căng thẳng tiếp diễn giữa hai nước láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương sẽ đến thăm thủ đô Kathmandu, Nepal, trong 4 ngày bắt đầu từ 14.8 tới. Chuyến thăm diễn ra vào đúng thời kỳ nhạy cảm khi Bắc Kinh và New Delhi đang tranh chấp vùng Doklam ở biên giới.
Sau chuyến thăm của ông Uông, Thủ tướng Nepal Sher Bahadur Deuba cũng sẽ đến Ấn Độ từ ngày 23-27.8. Các nhà phân tích đánh giá chuyến thăm này là một phần nỗ lực mong manh của Nepal nhằm cân bằng giữa Bắc Kinh và New Delhi.
Phó Thủ tướng Trung Quốc Uông Dương sắp đến thăm Nepal
Theo báo The Kathmandu Post của Nepal, ông Krishna Bahadur Mahara, Phó Thủ tướng Nepal kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước này, cũng có kế hoạch thăm Bắc Kinh sau khi ông Deuba trở về từ New Delhi.
Mahara từng tuyên bố Nepal "sẽ không bị lôi kéo" vào tranh chấp biên giới, cũng không bị "ảnh hưởng" bởi Trung Quốc hay Ấn Độ, theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng.
Nepal cũng yêu cầu các đại sứ quán của nước này ở New Delhi và Bắc Kinh gửi thông điệp cho chính quyền sở tại rằng Nepal sẽ duy trì vị trí độc lập trong vấn đề này.
Nepal là quốc gia có mối quan hệ lâu năm thân thiết với Ấn Độ nhưng mở rộng quan hệ thương mại với Trung Quốc trong những năm gần đây. Các nhà phân tích cho biết diễn biến gần đây cho thấy Nepal đang nằm giữa sự ganh đua của giữa "hai gã khổng lồ châu Á".
Nepal đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan giữa hai nước láng giềng Trung Quốc và Ấn Độ
Jiang Jingkui, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Nam Á tại Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc, cho biết: "Xung đột Trung Quốc-Ấn Độ đã khiến tình hình trở nên khó khăn hơn đối với các nước Nam Á như Nepal và Bhutan vì họ lo ngại xung đột có thể tràn vào quốc gia của họ.
"Quan hệ hợp lý giữa Trung Quốc và Ấn Độ là rất quan trọng với môi trường an ninh của họ", ông Jingkui nhận định.
Chuyến viếng thăm của ông Uông dự kiến sẽ tập trung vào các dự án cơ sở hạ tầng do Trung Quốc tài trợ ở Nepal và các chuyến thăm cấp cao trong tương lai của hai bên.
Bộ ngoại giao Trung Quốc không trả lời yêu cầu bình luận về chuyến thăm này. Tuy nhiên, các nhà quan sát dự đoán ông Uông sẽ "giải thích quan điểm của Trung Quốc" với Nepal trong cuộc xung đột với Ấn Độ.
Lính Trung Quốc và lính Ấn Độ đứng gác ở vùng biên hai nước
Trong một động thái được coi là tăng cường sự hiện diện và ảnh hưởng ở Nepal, Trung Quốc bắt đầu mở rộng mạng cáp quang sang Nepal từ tháng này, chấm dứt sự độc quyền của Ấn Độ trong dịch vụ Internet ở Nepal.
"Ngoại trừ Pakistan, các nước Nam Á bao gồm cả Nepal, đã tồn tại rất lâu dưới ảnh hưởng của Ấn Độ và có mối quan hệ văn hóa chặt chẽ với nước này", ông Pang Zhongying, Hiệu trưởng Đại học Ocean tại Thanh Đảo, Trung Quốc, nói.
Nhưng ông Pang thêm rằng Nepal đang ngày càng lệ thuộc vào Trung Quốc về kinh tế và cần phải cẩn trọng hơn trong việc "chọn phe" giữa hai nước láng giềng hùng mạnh.
"Khác với Singapore, quốc gia đóng một vai trò quan trọng trong việc cân bằng sự cạnh tranh giữa Trung Quốc và Mỹ, các nước Nam Á như Nepal cho đến nay vẫn bất lực trong việc trung hòa cuộc xung đột Trung Quốc - Ấn Độ", ông Pang bình luận.
Theo Danviet
Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ: Sự kiềm chế của Bắc Kinh có giới hạn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ không nên đánh giá thấp quyết tâm của nước này trong việc bảo vệ lãnh thổ và mạnh mẽ yêu cầu New Delhi rút quân khỏi lãnh thổ Trung Quốc. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ mặt giáp mặt tại biên giới Doklam "Ấn Độ nên từ bỏ ảo tưởng về chiến thuật...