Bất ngờ nguồn gốc xe chiến đấu bộ binh BMP-3 “khủng”
Hóa ra xe chiến đấu bộ binh BMP-3 được hình thành dựa trên công nghệ xe tăng hạng nhẹ Đề án 685.
Những năm 1970, quân đội Liên Xô yêu cầu một mẫu xe tăng hạng nhẹ với các tiêu chuẩn kỹ thuật như sau: Khối lượng chiến đấu không quá 15 tấn, pháo chính cỡ nòng 100 mm với khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng, súng máy hạng nặng 12,7 mm để phòng không và bắn các mục tiêu mặt đất khác.
Phòng thiết kế Kurgan đã đề xuất mẫu xe tăng hạng nhẹ Đề án 685 để cạnh tranh với Đề án 934 của nhà máy VgTZ và một số phòng thiết kế khác.
Theo Russian Military Review, xe tăng hạng nhẹ 685 được trang bị pháo chính 2A48-1 100 mm, có tầm bắn tối đa 15 km, phạm vi hiệu quả khoảng 6 km. Pháo được chế tạo nhẹ hơn và chắc hơn để phù hợp với hoạt động nhảy dù. Pháo được trang bị hệ thống nạp đạn tự động với cơ số đạn mang theo 40 quả.
Vũ khí phụ gồm: Súng máy đồng trục 7,62 mm, cơ số đạn 2.000 viên, 4 tên lửa phòng không vác vai Strela-2 để đối phó với các mục tiêu đường không tầm thấp. Xe được bọc giáp hợp kim titan nhẹ với khả năng chống đạn 23 mm ở vòng cung phía trước.
Video đang HOT
Xung quanh tháp pháo được lắp 8 ống phóng lựu đạn khói 902V 81 mm để đối phó với vũ khí chống tăng có điều khiển của đối phương. Hệ thống điều khiển hỏa lực trên xe khá đơn giản đặc trưng công nghệ điện tử của Liên Xô thập niên 70-80.
Xe được trang bị động cơ diesel 2B-06-2 công suất 400 mã lực, tốc độ tối đa 70 km/h, lội nước 10 km/h, dự trữ hành trình 600 km.
Mẫu thử nghiệm đầu tiên hoàn thành vào năm 1975, trong quá trình đánh giá, nhược điểm của xe nhanh chóng bộc lộ. Chiều dài tổng thể của xe quá dài nên không phù hợp với việc đổ bộ bằng đường không. Khối lượng chiến đấu 16,5 tấn, vượt quá yêu cầu dưới 15 tấn mà Bộ Quốc phòng Liên Xô đề ra.
Hệ thống điều khiển hỏa lực khá đơn giản nên không đáp ứng được yêu cầu khắt khe của chiến trường hiện đại. Pháo chính 2A48-1 100 mm không có khả năng phóng tên lửa chống tăng 9K111 Fagot qua nòng như yêu cầu. Xe thiếu đại liên 12,7 mm, mặc dù được trang bị 4 tên lửa Strela-2 nhưng vũ khí này không có khả năng tác chiến chống các mục tiêu mặt đất.
Tốc độ lội nước và dự trữ hành trình đều không đáp ứng được tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Quốc phòng Liên Xô. Xe tăng hạng nhẹ Đề án 685 không được chấp nhận vào sản xuất.
Tuy nhiên, phần lớn công nghệ phát triển mẫu xe này đã được áp dụng để sản xuất xe chiến đấu bộ binh BMP-3.
BMP-3 sử dụng phần khung và hệ thống truyền động của xe tăng hạng nhẹ Đề án 685. Phần tháp pháo được thiết kế lại để phù hợp với pháo chính 2A70 100 mm. Đuôi xe được thiết kế lại để bộ binh lên xuống xe.
Mặc dù xe tăng hạng nhẹ Đề án 685 đã bị khai tử, nhưng những công nghệ phát triển của Đề án đã góp phần giúp tạo ra một dòng xe chiến đấu bộ binh đầy uy lực cho quân đội Nga.
Theo_Kiến Thức
Xe chiến đấu bộ binh BMP-3 không cần...người lái
Các công ty quốc phòng Nga vừa biến dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 huyền thoại của nước này thành một mẫu robot chiến đấu tự động hóa hoàn toàn.
Các công ty quốc phòng Nga vừa biến dòng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 huyền thoại của nước này thành một mẫu robot chiến đấu tự động hóa hoàn toàn.
Army Recognition dẫn tin từ triển lãm Ngày Sáng tạo-2015 của Bộ quốc phòng Nga cho hay, nghành công nghiệp quốc phòng nước này vừa cho ra mắt mẫu phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái thế hệ mới được phát triển dựa trên nền tảng xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với tên mã là UDAR.
Theo thông báo của Bộ Ngoại giao Nga cho biết, các chương trình phát triển và nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Nga trong năm 2015 đều sẽ được trưng bày tại triển lãm Ngày Sáng tạo-2015 diễn ra gần Moscow.
Nguyên mẫu của phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái UDAR cũng được trưng bày và biểu diễn trực tiếp trước khách tham quan tại Ngày Sáng tạo-2015, điều này chứng tỏ nó đã được các công ty quốc phòng Nga phát triển từ trước đó khá lâu.
Phương tiện chiến đấu mặt đất không người lái UDAR trình diễn tại triển lãm Ngày Sáng tạo do Bộ quốc phòng Nga tổ chức.
UDAR được phát triển dựa trên khung gầm của xe chiến đấu bộ binh BMP-3. Tuy nhiên tháp pháo cũ của BMP-3 được thay thế bằng một tổ hợp tháp pháo tự động không người lái. Theo đó phần thân của BMP-3 được nâng cấp toàn diện để tích hợp với tổ hợp tháp pháo mới, trong khi đó các hệ thống cảm biến và xử lý trung tâm khác cũng được trang bị trên UDAR nhằm có thể vận hành phương tiện chiến đấu mặt đất này từ xa.
Dựa trên những hình ảnh của UDAR được công bố cho thấy nó được tích hợp tổ hợp tháp pháo tự động điều khiển từ xa Epoch vốn được trang bị trên các mẫu xe chiến đấu bộ binh tương lai của Quân đội Nga là T-15, Kurganets-25 và Bumerang.
Tháp pháo Epoch được trang bị một pháo tự động 2A42 30mm và một súng máy đồng trục PKT 7,62mm, bên cạnh đó bên tháp pháo của Epoch còn được trang bị thêm các tên lửa chống tăng có dẫn đường Kornet-EM. Cùng với đó là hệ thống theo dõi và nhận diện mục tiêu tiên tiến với khả năng hoạt động cả ban ngày lẫn ban đêm với tầm hoạt động hiệu quả lên tới 5.500m.
Tuấn Đặng
Theo_Kiến Thức
Nga bàn giao xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cho khách hàng Đại diện nhà máy Concern Tractor Plants ngày 30/9 cho hãng TASS biết, họ vừa hoàn tất việc bàn giao xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cho Kuwait. Đại diện nhà máy Concern Tractor Plants ngày 30/9 cho hãng TASS biết, họ vừa hoàn tất việc bàn giao xe chiến đấu bộ binh BMP-3 cho Kuwait. "Việc bàn giao xe chiến đấu bộ...