Bất ngờ mặt trận tác chiến Mỹ đang lui bước trước Nga
Các lực lượng mặt đất của Hoa Kỳ đã trở nên quá phụ thuộc vào thông tin liên lạc điện tử mà không thực hiện các bước đi thích hợp để bảo vệ họ khỏi sự phá hoại.
Theo một bài viết của Sébastien Roblin trên NBC News, có một trận chiến vô hình mà Mỹ đang thua Nga ngay lúc này, và giống như một số bất ổn chính trị trong nước hiện tại ở Mỹ, chúng liên quan đến Ukraine.
Nga hiện đang thống trị mặt trận chiến tranh điện tử trên mặt đất, chuyên phát hiện và can thiệp vào tín hiệu radar và tín hiệu liên lạc của đối phương đồng thời bảo vệ các lực lượng thân cận với họ khỏi các tác động tương tự. Chiến thuật này rất cần thiết cho chiến trường hiện đại vì quân đội ngày càng dựa vào radar, tín hiệu vô tuyến và vệ tinh để theo dõi và chuyển tiếp vị trí của các lực lượng thân cận và địch, phối hợp tấn công giữa sở chỉ huy và lực lượng thực địa cùng với việc vận hành hệ thống máy bay không người lái và vũ khí dẫn đường nhắm đến mục tiêu.
Thành công tại Ukraine?
Có lẽ thành công lớn nhất của Nga về triển khai năng lực này là trong tranh chấp với Ukraine. Một báo cáo năm 2017 của quân đội Mỹ đã nêu chi tiết tác động lớn từ khả năng tác chiến điện tử trong việc tắt các đài phát thanh FM và mạng di động của Ukraine, gây nhiễu và làm gián đoạn tín hiệu chỉ huy, hạ gục hơn 100 máy bay không người lái của Ukraine, trong khi tín hiệu tình báo được sử dụng để nhắm vào các cuộc tấn công bằng pháo kích. Trong các trường hợp khác, các hệ thống của Nga đã phát ra các tín hiệu khiến pháo và tên lửa phát nổ sớm hoặc đảo chiều.
Tác giả bài viết cho rằng Mỹ đang tụt hậu về tác chiến điện tử so với Nga. Ảnh: U.S. Air Force.
Những điều Nga thực hiện tại Ukraine có thể nhân rộng chống lại Hoa Kỳ do Washington đã trở nên quá phụ thuộc vào liên lạc điện tử, tập trung chú ý vào việc phát triển năng lực này nhưng không thực hiện các bước đi đầy đủ để bảo vệ chúng khỏi sự phá hoại. Điều này biến nó thành “gót chân Asin” của Lầu Năm Góc.
Trong khi Nga đang hoàn thiện việc sử dụng tác chiến điện tử chống lại Ukraine, kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, thì Hoa Kỳ chủ yếu tập trung nhắm vào các thế lực không chính quy như Taliban và Al Qaeda- những bên thiếu công nghệ về chiến tranh điện tử. Điều này phần nào khiến Lầu Năm Góc thờ ơ về mối đe dọa đối với các hệ thống điện tử của họ.
Video đang HOT
Sự thiếu sót của Mỹ
Báo cáo trên cũng cảnh báo rằng sự phụ thuộc của Mỹ vào thông tin liên lạc điện tử và định vị GPS có nghĩa là ngay cả một sự gián đoạn ngắn của chúng cũng có thể là thảm họa đối với một chiến dịch quân sự. Và cả máy bay không người lái – hiện có vai trò quan trọng trong tác chiến – cũng có thể trở nên vô hiệu trong nhiều trường hợp.
Nga được cho là đã tiến hành các cuộc tấn công điện tử vào các hệ thống của Hoa Kỳ và đạt được một số thành công tại Syria. Vào năm 2018, một vị tướng người Mỹ đã lưu ý rằng họ (Nga) đã hạ gục kênh liên lạc của chúng tôi, vô hiệu hóa EC-130s của chúng tôi – những chiếc máy bay được trang bị lớp vỏ gây nhiễu.
Cựu Tổng thống Nga chỉ ra điều thế giới phải làm khi Mỹ, Nga chạy đua vũ khí hạt nhân
Trung Quốc cũng đã có những bước tiến nhanh chóng về máy bay tác chiến điện tử cũng như phát triển các kỹ thuật đánh lừa GPS mới và có một lực lượng quân sự riêng biệt chuyên về chiến tranh không gian, chiến tranh mạng và điện tử. Việc Trung Quốc gần đây đã ra mắt các phương tiện chiến tranh điện tử trong một cuộc diễu hành quân sự ở Bắc Kinh – điều cho thấy tầm quan trọng của chúng đối với lực lượng Trung Quốc.
Trên thực tế, Mỹ cũng đã chú ý đến năng lực này trong Hải quân và Không quân. Hầu hết các tàu chiến và máy bay chiến đấu hiện đại hiện nay đều được trang bị khả năng gây nhiễu tự vệ, và các máy bay tấn công điện tử cũng được chứng minh là hữu ích ở một số nơi.
Và sự thiếu sót nghiêm trọng hiện nay diễn ra chủ yếu trong Lục quân, phần lớn đã “cho nghỉ hưu” nhiều khí tài tác chiến điện tử cùng với sự kết thúc Chiến tranh Lạnh. Điều này một phần do nhiều người nghĩ rằng Không quân hoặc Hải quân có thể hỗ trợ những khả năng đó. Nhưng trong cuộc xung đột chống lại kẻ thù có lực lượng phòng không mạnh mẽ ngày nay, lực lượng mặt đất của Mỹ sẽ cần phải có sức mạnh của riêng mình.
Lục quân Mỹ đã nhận ra điều này và gần đây, họ tuyên bố rằng cứ 1/31 lữ đoàn thiết giáp và bộ binh của họ sẽ có một trung đội tác chiến điện tử mới để hỗ trợ trong vài năm tới. Lầu năm góc cũng dành 10,1 tỷ USD cho tác chiến điện tử trong ngân sách quốc phòng (vẫn chưa được thông qua) cho năm 2020 – mặc dù phần lớn được phân bổ cho Hải quân.
Đề cập đến tầm quan trọng của tác chiến điện tử có vẻ trừu tượng khi so sánh với các vũ khí sát thương rõ ràng như máy bay chiến đấu tàng hình hoặc xe tăng. Nhưng ngày nay, kiểu tác chiến này ngày càng quan trọng, chủ yếu là để ngăn chặn kẻ thù trước khi họ tấn công mình. Đó là lý do tại sao quân đội trong lĩnh vực này cần được đào tạo và trang bị để sẵn sàng đối phó – một chiến trường mà Nga và Trung Quốc đã công nhận là chìa khóa để chiến thắng bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai.
An Bình
Theo toquoc.vn
Lộ vũ khí thực sự được Trung Quốc tích hợp cho H-6N
Truyền thông Trung Quốc từng đăng tải bức ảnh đồ họa trong đó máy bay ném bom chiến lược H-6N được tích hợp một tên lửa đạn đạo phóng từ trên không.
Hiện tại xu hướng đưa tên lửa đạn đạo đất đối đất lên máy bay để biến nó thành loại không đối đất nhằm mục đích tăng tầm xa cũng như tốc độ đang được các cường quốc quân sự trên thế giới rất ưa chuộng.
Đi tiên phong trong lĩnh vực này chính là Nga, khi họ đã đưa đạn tên lửa 9M723 thuộc hệ thống Iskander-M lên tiêm kích MiG-31K với tên định danh mới là Kh-47M2 Kinzhal (Dao găm).
Không chịu tụt hậu lại phía sau, Trung Quốc cũng cho thấy họ sẽ triển khai một dự án tương tự nhưng đối tượng được lựa chọn để mang vác lại là máy bay ném bom chiến lược H-6N thế hệ mới, khi khung vỏ của chiếc oanh tạc cơ này được chế tạo sẵn với các điểm treo và khoảng không gian lõm vào dưới bụng.
Đồ họa máy bay ném bom chiến lược H-6N của Trung Quốc mang tên lửa đạn đạo dưới bụng
Vũ khí được Trung Quốc đưa vào tầm ngắm theo nhận định chính là tên lửa đạn đạo chống tàu sân bay DF-21D và thậm chí là cả loại DF-26 lớn hơn. Các tên lửa này có tầm bắn lần lượt là 1.500 và 3.500 km, khi được triển khai từ trên không thì con số này dự báo sẽ gia tăng gấp bội.
Một bức ảnh đồ họa cho thấy máy bay ném bom H-6K mang một loại tên lửa chưa rõ tên định danh dưới bụng sau đó đã xuất hiện trên một số trang mạng quân sự của Trung Quốc, cho thấy ý định trên là nghiêm túc.
Nhưng thật bất ngờ, trong buổi lễ duyệt binh chào mừng 70 năm quốc khánh diễn ra hôm 1/10, đối tượng thực sự sẽ được kết nối vào máy bay ném bom H-6N đã lộ diện, đó không phải tên lửa đạn đạo mà là máy bay không người lái tàng hình siêu âm WZ-8.
Máy bay trinh sát không người lái siêu thanh WZ-8 của Trung Quốc
Sở dĩ có nhận định trên là bởi trên lưng chiếc UAV WZ-8 có sẵn hai móc chờ, vị trí này vừa khớp với máy bay ném bom H-6N, chưa kể phần lõm dưới bụng chiếc H-6N cũng tỏ ra rất phù hợp với kích thước của phần lưng chiếc UAV này.
Sau khi được triển khai từ H-6N, nhờ có sẵn vận tốc và độ cao lớn từ ban đầu, chiếc WZ-8 có thể di chuyển ở tốc độ gấp 6 - 7 lần vận tốc âm thanh, có nghĩa là gần như không thể bị bắn hạ bằng các phương tiện thông thường, chưa tính đến các yếu tố như tác chiến điện tử.
WZ-8 cung cấp cho PLAAF khả năng dẫn đường chính xác cho các tên lửa hạng nặng trong trường hợp vệ tinh quân sự của Trung Quốc bị vô hiệu hóa, bên cạnh đó còn giúp gia tăng cơ hội tấn công vào các nhóm tàu sân bay Mỹ.
Trong tương lai không loại trừ khả năng sẽ có một phiên bản WZ-8 mang đầu đạn để thực hiện vai trò như chiếc UAV cảm tử Harop của Israel, khi đó phương tiện này sẽ trở nên đáng sợ gấp bội.
Tùng Dương
Theo baodatviet
Nóng : Nga bất ngờ bắt giữ tàu chở 14 thủy thủ Ukraine Tàu Lizori chở 14 thủy thủ Ukraine bị bắt giữ tại cảng Yeisk ở Kuban, Nga. Tàu Lizori bị bắt giữ tại cảng Yeisk ở Kuban, Nga Vụ bắt giữ được hãng thông tấn Tass của Nga công bố sau khi xác nhận thông tin từ thanh tra của Liên đoàn Lao động Vận tải Quốc tế ở Nga, Olga Ananyina. Tàu Lizori...