Bất ngờ lý do tàu ngầm Mỹ thường mang theo bỏng ngô
Bỏng ngô là thứ không thể thiếu trong các bài diễn tập cứu người ngã xuống biển của thủy thủ tàu ngầm hải quân Mỹ.
Tàu ngầm tấn công USS Jacksonville tiếp cận tàu hậu cần USS Emory S. Land tại Sepanggar, Malaysia. Ảnh: US Navy.
Phần lớn các tàu ngầm Mỹ đều mang theo bỏng ngô để sử dụng trong các bài tập tìm kiếm cứu nạn trên biển, trung tá Sarah Self-Kyler, sĩ quan phụ trách truyền thông của lực lượng tàu ngầm hải quân Mỹ tại Đại Tây Dương, cho biết.
Trong nội dung diễn tập cứu người ngã xuống biển, các thủy thủ tàu ngầm Mỹ sẽ thả một chiếc túi lớn chứa bỏng ngô xuống biển để mô phỏng “nạn nhân”. Túi bỏng ngô có kích thước gần bằng đầu người, nổi được trên mặt nước khoảng 10 phút và rất khó để phát hiện khi đứng trên tháp của tàu ngầm. Những điều này tăng áp lực cho các thủy thủ tham gia bài tập, Self-Kyler cho biết.
Việc sử dụng bỏng ngô cho các bài tập cứu nạn trên biển không phải là quy định bắt buộc của hải quân Mỹ, nhưng nó thường được chọn do bỏng ngô và túi đựng đều có khả năng tự phân hủy trong môi trường. Ngoài ra, các thủy thủ có thể sử dụng bìa các tông hoặc bất cứ loại vật liệu nào có thể phân hủy được trong bài tập này, theo Business Insider.
Thông thường các bài tập “giải cứu túi bỏng ngô” chỉ được triển khai khi tàu ngầm ra hoặc vào căn cứ, đây là khoảng thời gian hiếm hoi các tàu ngầm bơi nổi trên mặt nước. Nhiều thành viên thủy thủ đoàn tàu ngầm phải tham gia bài tập này.
Khi bắt đầu bài tập, thủy thủ lấy ngô từ kho chính của tàu ngầm, cho vào lò vi sóng để tạo thành bỏng ngô, sau đó đổ vào túi và mang lên tháp chỉ huy để ném xuống biển. Tiếp theo, kíp trực trên tháp chỉ huy sẽ hô lên thông báo có người rơi xuống biển, các thủy thủ trực trong phòng điều khiển sẽ xác định vị trí có “người gặp nạn” và điều khiển tàu ngầm tới gần vị trí này.
Video đang HOT
Thủy thủ trên tháp chỉ huy tàu ngầm USS Tennessee khi con tàu quay về căn cứ tàu ngầm Kings Bay. Ảnh: US Navy.
Toàn bộ thời gian giải cứu chỉ vẻn vẹn bốn phút, nếu ngâm mình trong làn nước lạnh giá lâu hơn khoảng thời gian này, nạn nhân bị rơi xuống biến sẽ chết. Đây cũng là khoảng thời gian trước khi túi bỏng ngô ngấm nước và tan ra. Trong lúc con tàu được điều khiển tới gần vị trí túi bỏng ngô, những người trực trên boong phải liên tục theo dõi và chỉ tay vào “người gặp nạn”.
“Tất cả các kíp trực đều phải đủ năng lực tham gia những chiến dịch như vậy. Họ phải chứng tỏ cho thuyền trưởng biết họ có thể đưa con tàu đến vị trí của túi bỏng ngô”, Self-Kyler nói.
Trong trường hợp một thành viên thủy thủ đoàn ngã xuống biển, các thủy thủ làm nhiệm vụ được yêu cầu theo dõi liên tục người gặp nạn và thông báo vị trí cuối cùng của người này tương tự như bài tập với túi bỏng ngô. Thủy thủ đoàn sẽ được điểm danh để xác định danh tính của người gặp nạn.
Các chiến hạm trên mặt nước của hải quân Mỹ không sử dụng bỏng ngô cho các bài tập tương tự, phát ngôn viên của Bộ Tư lệnh Lực lượng Mặt nước Đại Tây Dương Hải quân Mỹ Jim DeAngio cho biết.
“Họ thường sử dụng ‘phao khói’, một chiếc hộp khi thả vào nước biển sẽ tự kích hoạt, nổi và tỏa khói để các thủy thủ lấy làm mục tiêu cho bài tập tìm kiếm cứu nạn”, theo DeAngio.
Theo Nguyễn Tiến (VNE)
Công nghệ dò tìm tuyệt mật chưa thể giúp tàu ngầm Nga chiếm ưu thế trước Mỹ?
Mới đây các tài liệu giải mật về hệ thống định vị tàu ngầm tuyệt mật của Liên Xô và Nga mang tên SOKS đã được công bố một phần.
Hiện nay, phương pháp chủ yếu phát hiện tàu ngầm di chuyển trong lòng biển vẫn là dựa vào hệ thống định vị thủy âm (sonar) hoặc là định vị điểm xuất hiện từ trường bất thường. Các giải pháp trên tưởng như là cách duy nhất vạch mặt sát thủ dưới lòng biển sâu.
Tuy nhiên thực tế không phải vậy, mới đây Nga đã công bố tài liệu giải mật về một công nghệ định vị tàu ngầm độc quyền, có một không hai trên thế giới đó là Hệ thống phát hiện sóng dao động (System Obnarujenia Kilvaternovo Sleda - SOKS).
Thiết bị trên được lắp đặt cho các tàu ngầm tấn công của hải quân nước này, có tác dụng tìm kiếm và bám theo vệt rẽ nước mà tàu ngầm để lại phía sau. Tổ hợp SOKS thực tế đã xuất hiện trong ảnh chụp các tàu ngầm của Nga, nhìn giống như những chiếc đinh nhọn hoặc đầu đạn cỡ lớn gắn bên ngoài thân tàu.
Các cảm biến của hệ thống SOKS trên tháp chỉ huy của tàu ngầm tấn công hạt nhân Nga
Bên cạnh đó, SOKS được cho là có khả năng thu thập dấu vết phóng xạ từ lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm, cũng như phát hiện vật chất phóng xạ trong nước biển.
Nguyên lý hoạt động của nó chính là lợi dụng việc tàu ngầm thải ra một loạt chất hóa học như kẽm và nickel trong khi đang bơi. Dù chỉ một lượng cực nhỏ nhưng vẫn có thể bị nhận ra nếu dùng trang bị đo đạc tối tân.
Ngoài ra, lò phản ứng hạt nhân cần lượng nước khổng lồ để làm mát. Một số thử nghiệm cho thấy nhiệt độ nước xả ra từ tàu ngầm có thể cao hơn 10 độ C so với môi trường xung quanh do lò phản ứng hạt nhân thường lưu lại phía sau nó tới hàng tấn nhiệt.
Báo cáo của CIA đã cho biết "Một hệ thống định vị dựa trên các kỹ thuật này có thể phát hiện dấu vết sót lại của tàu ngầm từ trước đó vài giờ", và "Liên Xô đã thành công trong việc dùng công nghệ này để định vị tàu ngầm của chính họ".
Dấu vết nghi là do ngư lôi Mk 48 gây ra trên thân tàu ngầm tấn công Kursk của Hải quân Nga
Nếu thực sự SOKS thần diệu như những gì đã nói ở trên, Liên Xô trước kia và Nga ngày nay đã sở hữu công nghệ có một không hai, giúp họ phát hiện tàu ngầm Mỹ một cách bí mật, khiến cho ưu thế về độ tĩnh lặng cũng như sonar siêu nhạy của chúng không còn ý nghĩa.
Nhưng dĩ nhiên các chuyên gia đã đưa ra sự nghi ngờ về tài liệu này, họ dẫn chứng thực tế là nếu tàu ngầm Liên Xô và Nga có thể đứng "trong bóng tối" định vị và theo dõi tàu ngầm Mỹ một cách dễ dàng thì sẽ không có sự cố chìm tàu ngầm nguyên tử Kursk - chiếc tàu ngầm tấn công hạt nhân tối tân được trang bị mọi công nghệ tiên tiến nhất của Nga vào thời điểm đó.
Cần nhớ lại rằng chuyên gia Maurice Stradling từng nhận định Kursk bị chìm do trúng ngư lôi Mk 48 sau cuộc tấn công bất ngờ của tàu ngầm Mỹ, căn cứ vết lõm hướng vào trong và có hình dạng tròn đều rất cân xứng chứ không phải như vụ nổ bên trong sẽ phá toác thân một cách nham nhở và hướng ra phía ngoài.
Ông khẳng định rằng: "Lỗ hổng này là bằng chứng rõ ràng nhất của cuộc tấn công bằng ngư lôi Mk 48. Loại ngư lôi này có khả năng xuyên qua vỏ thép của tàu ngầm, thông qua một cơ chế đặc biệt nằm ở phần mũi quả ngư lôi có thể đốt cháy và làm tan chảy kim loại".
Đây cũng là giả thiết thu về nhiều sự tán đồng nhất, đặc biệt là khi kết hợp với thông tin Mỹ bất ngờ xóa nợ 10 tỷ USD cho Nga ngay sau sự kiện trên, đồng thời Moskva cũng công nhận có 2 tàu ngầm Mỹ ở gần hiện trường vụ việc.
Dĩ nhiên đây vẫn chỉ là các ý kiến mang tính phỏng đoán được đưa ra bởi các cá nhân, sự thật cuối cùng nếu được đưa tới công chúng sẽ phải chờ đợi thêm vài chục năm nữa hoặc có thể sẽ bị chìm sâu vào quên lãng.
Theo Bạch Dương
An ninh thủ đô
Thông điệp từ tàu ngầm Mỹ mang 154 tên lửa Tomahawk tới bán đảo Triều Tiên Tàu ngầm tấn công hạt nhân USS Michigan của Hải quân Mỹ được trang bị 154 tên lửa hành trình Tomahawk đã cập cảng Hàn Quốc trong bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên liên tục leo thang. Tàu ngầm hạt nhân USS Michigan của Mỹ cập cảng Hàn Quốc ngày 13/10 (Ảnh: RT) Sputnik dẫn thông báo của Hải quân...