Bất ngờ lãnh nguyên Bắc Cực biến thành cánh đồng cỏ hoa rực rỡ
Vùng lãnh nguyên rộng lớn, cằn cỗi trước đây, nơi chỉ cách Bắc Cực hơn 1.000 dặm, bất ngờ biến thành cánh đồng hoa và cỏ rực rỡ màu sắc.
Thảm thực vật tươi tốt, rực rỡ.
Những hình ảnh đáng chú ý này được phát hiện bởi Trường Đại học Tomsk State, trong chuyến đi đến bán đảo Yamal, cách Bắc Cực 1.043 dặm.
Những thảm hoa anh túc, bồ công anh và hoa cúc, cùng với đồng cỏ xanh tươi gần giống như thảm thực vật ôn đới của nước Anh.
Tuy nhiên, các ốc đảo, nơi sinh tồn của thảm thực vật này được phát hiện ở những vĩ độ cao, khoảng 70 độ Bắc, nơi trước đây là những lãnh nguyên rộng lớn. Chúng sinh trưởng trên nền đất, và vẫn đang có xu hướng lan rộng.
Thực khó có thể tin đây là thực vật chỉ mọc cách Bắc Cực khoảng 1000 dặm.
Tại một khu căn cứ quân sự cũ của Liên Xô, địa điểm được các nhà khoa học khảo sát, cỏ bông đang sinh trưởng mạnh mẽ. Trong quá khứ, lãnh nguyên cằn cỗi này được liên tưởng đến thảm thực vật rêu và địa y, cùng với đàn tuần lộc.
Bông hoa cỏ nở rộ tại căn cứ quân sự hoang vắng.
Theo nhà nghiên cứu khoa học nhiều kinh nghiệm Serge Loiko, hoa cỏ sinh trưởng và phát triển ở Bắc cực là đặc điểm của vùng được gọi là “khasyreys” (vùng đất cạn, trước đây là những hồ nước).
Thông thường, sự hình thành của khasyrey mất vài thập kỷ. Ở dưới cùng của khasyrey có một lượng lớn các chất khoáng nuôi sống thực vật, nhờ đó trong vùng lãnh nguyên và lãnh nguyên rừng xuất hiện “ốc đảo” với thảm thực vật cây bụi.
Các khasyrey xuất hiện ngày càng nhiều, do tác động của biến đổi khí hậu. Những hạt giống theo gió bay đến và nảy mầm trên lãnh nguyên giàu khoáng chất.
Cảnh quan bình thường của khu vực Bắc Cực.
Điều tương tự cũng xảy ra gần các ngôi làng hẻo lánh, nơi người dân địa phương thường đào qua lớp băng vĩnh cửu để lấy cát xây dựng.
Theo Thời báo Siberian, nơi này xuất hiện các thảm hoa và thảo mộc. Các loại thực vật phổ biến như hoa cúc, bồ công anh, cây anh túc, đuôi ngựa, một số loại cây ngải, ngũ cốc.
Các nhà nhiên cứu cho biết, thảm thực vật tại khu Bắc Cực đang ngày càng đa dạng. cùng với sự phát triển của thảm thực vật, những ốc đảo xanh tốt cũng bắt đầu thu hút các loài động vật chưa từng thấy trước đó.
“Băng tan là một hiện tượng không mong muốn, bởi nó sẽ đe dọa đến cơ sở hạ tầng”, nhà nghiên cứu Loiko nói.
Tại Yalma, các miệng hố khổng lồ cũng xuất hiện trong những năm gần đây. Các nhà khoa học cho rằng, chúng là nguyên nhân dẫn đến sự thoát khí mê tan dưới lòng đất.
Các nhà nghiên cứu đánh giá, hiện tại, ở khu vực này có thể mở rộng chăn thả gia súc vào mùa hè, và cũng là nguồn thức ăn dồi dào cho tuần lộc.
Theo Vietnamnet
Hươu cao cổ tung vó, đá thẳng mặt sư tử, đào tẩu ngoạn mục
Sư tử phi thân vồ mồi, cố gắng quật ngã con hươu cao cổ nhưng không thành, phải lãnh trọn cú đòn đau từ con mồi.
Video: hươu cao cổ tung vó, đá thẳng mặt sư tử, đào tẩu ngoạn mục
Sư tử là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn ở châu Phi. Loài động vật vừa sở hữu kích thước lớn, cơ bắp săn chắc, nanh vuốt sắc nhọn lại vừa dũng mãnh, nhanh nhẹn và khỏe mạnh,...chúng được thiên nhiên ban tặng mọi ưu điểm để trở thành kẻ săn mồi đáng sợ nhất thảo nguyên nhiệt đới
Tuy nhiên tỷ lệ săn mồi thành công của sư tử không cao, chỉ khoảng 25-30%. Không phải cuộc đi săn nào cũng diễn ra suôn sẻ, đôi khi đông và hung hãn chưa chắc đã hạ gục được con mồi.
Bên cạnh trâu rừng và linh dương, một trong những con mồi ưa thích của sư tử là hươu cao cổ. Loài động vật cao kều này sở hữu thân hình cồng kềnh, vướng víu, di chuyển lại vô cùng vụng về, đây là một đối tượng tiềm năng cho các cuộc săn đuổi của "chúa tể châu Phi".
Hươu cao cổ không phải là loài hung hăng, chúng chỉ thực sự dùng đến vũ lực những lúc bảo vệ con non. Còn lại, khi thấy nguy hiểm ập tới nó sẽ bỏ chạy để đảm bảo an toàn. Điều này không có nghĩa rằng đây là một con mồi dễ xơi. Tốc độ chạy không được nhanh như trâu rừng, cũng không có khả năng đảo hướng linh hoạt như linh dương, điểm mạnh của hươu cao cổ nằm ờ đôi chân dài và mỏng manh.
So với các loài móng guốc khác, hươu cao cổ không dễ quật ngã, 4 chân chúng trụ rất vững, kể cả trong khi di chuyển. Vậy nên pha vồ mồi của sư tử có thể là đòn chí mạng đối với những con mồi chậm chạp nhưng chưa chắc đã hạ gục được hươu cao cổ. Thêm vào đó cặp móng guốc cứng cáp của loài hươu cũng là một vũ khí đáng gờm để chống lại những kẻ ăn thịt nguy hiểm.
Như trong tình huống trên, bầy sư tử cái cố gắng săn đuổi con hươu đơn độc. Nhờ sở hữu tốc độc vượt trội, con sư tử sớm bắt kịp và vượt lên trên con hươu. Ngay lúc này kẻ săn mồi phi thân, vồ thằng lên người con mồi, vừa chặn đường vừa cố gắng quật ngã con hươu. Không chỉ thất bại trong việc đốn hạ con mồi, con sư tử đen đủi còn lãnh trọn một cú đá đau điếng vào mặt, ngã ngửa xuống đất.
Sau pha tung vó phản công, con hươu cao cổ tiếp tục lao thẳng về phía trước, bỏ lại bầy sư tử đói ở phía sau.
Theo Nat Geo Wild
Độc đáo khoảnh khắc đàn chim cánh cụt non "dàn trận" chống lại kẻ săn mồi Nhân lúc chim bố mẹ đi kiếm ăn, một con chim hải âu láu cá đã chớp thời cơ tấn công chim cánh cụt con không có ai bảo vệ. Những tưởng đã "vớ bở" nhưng đàn chim non lại sở hữu một thứ vũ khi mà kẻ đi săn này không ngờ tới: "Tính đoàn kết". Cách đàn chim cánh cụt hoàng...