Bất ngờ “lai lịch” cá hô vàng hơn 100kg đưa lên TP HCM xẻ thịt
Con cá hô nặng hơn 100 kg được “tập kết” tại xứ lúa Tân Châu làm nhiều người dân hiếu kỳ kéo nhau đến xem trước khi nó bị chở lên TP HCM tiêu thụ.
Ngày 10-2, ông Trần Phùng Hoàng Tuấn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh An Giang, cho biết đã xác định được “lai lịch” con cá hô mà người dân chia sẻ lên mạng xã hội (Facebook) là do thương lái mua từ Campuchia đem về “tập kết” tại khu vực thị xã Tân Châu trước khi chuyển tiếp đi TP HCM tiêu thụ.
Cá hô vàng đã được đưa về TP HCM tiêu thụ. Ảnh: FB
Theo đó, vào sáng cùng ngày, rất nhiều người kéo nhau đến khu vực gần bến sông Tiền thuộc thị xã Tân Châu (An Giang) để được tận mắt chứng kiến con cá hô nặng đến 111 kg, dài khoảng 1,3 m do thương lái vừa đưa về đây. Nhiều người trong số này đã chụp ảnh, quay clip đăng lên mạng xã hội để cho bạn bè cùng xem vì họ cho rằng đây là loại cá quý hiếm.
Cá hô (tên khoa học là Catlocarpio siamensis) là loài cá có kích thước lớn nhất trong họ cá chép (Cyprinidae), thường thấy sống ở các sông Mae Klong, Mê Kông và Chao Phraya ở Đông Nam Á. Loài cá này đang bên bờ tuyệt chủng vì bị đánh bắt để ăn.
Cá hô thường sinh sống ở những hố lớn cạnh bờ những dòng sông lớn, nhưng chúng cũng có thể bơi vào những kênh, rạch, sông nhỏ để kiếm thức ăn trong một số thời điểm. Cá hô non có thể sống ở các chi lưu nhỏ, hay ở các đầm.
Đây là một loài cá di cư. Mỗi thời kỳ trong năm, chúng lại bơi đến một nơi khác mà chúng ưa thích để tìm thức ăn hay sinh sản. Chúng di chuyển không nhanh, nên thức ăn chính của chúng là các loài rong, hoa quả, chứ ít khi là các động vật sống. Ở sông Mê Kông, người ta thường thấy giống cá này xuất hiện vào khoảng tháng 10.
Giống cá hô có phần đầu khá to so với thân. Tuy thuộc họ cá chép, nhưng cá hô không có râu. Người ta đã thấy có con cá hô dài tới 3 m, nặng khoảng 600 kg. Ở Việt Nam, thỉnh thoảng đánh bắt được loại 100-200 kg. Ở Campuchia, cá hô được phong làm cá quốc gia.
Video đang HOT
T.Nốt
Theo nld.com.vn
"Đột nhập" nơi nuôi loài cá sắp tuyệt chủng, dân sành ăn săn lùng
Sự thay đổi toàn bộ hệ sinh thái trên dòng sông Sêrêpốk đã ảnh hưởng đến 201 loài cá trong khu hệ sông Mê Kông. Những loài cá di cư sinh sản đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng, trong đó có cá Mõm trâu và cá Rô cờ. Lưu giữ, bảo quản nguồn gen
Ở nước ta, hai loài cá Mõm trâu và Rô cờ phân bố trong phạm vi hẹp trên lưu vực sông Sêrêpốk, chủ yếu ở huyện Buôn Đôn và Ea Súp (tỉnh Đắk Lắk).
Cá Rô cờ được nuôi thuần trong lồng bè ở xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk).
Cá Rô cờ thường di cư theo chiều dọc từ dòng chính sông Mê Kông vào vùng ngập nước lũ trong mùa mưa và quay trở lại vào mùa khô hoặc đến các vùng nước cư trú lâu dài khác.
Còn cá Mõm trâu lại ưa thích những khúc sông rộng có nhiều ghềnh, đáy đá. Trong mùa khô và những tháng đầu mùa mưa có thể bắt gặp loài cá Mõm trâu này trên các nhánh và suối thuộc sông Sêrêpốk. Đến mùa mưa, cá Mõm trâu di chuyển đến vùng nước sâu hơn và sống ở đó suốt mùa mưa.
Theo Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thì 5 năm trở lại đây, nguồn lợi hai loại cá Rô cờ và cá Mõm trâu này sụt giảm nghiêm trọng. Nếu như sản lượng khai thác cá Rô cờ còn khoảng 200 - 300 kg/năm, mỗi con nặng từ 0,3 - 0,8 kg/con và không còn khả năng khôi phục đàn, thì cá Mõm trâu chỉ đánh bắt được 6 cá thể vào năm 2014 tại huyện Buôn Đôn, đến năm 2015 thì không bắt gặp cá thể nào.
Tuy nhiên, hai năm trở lại đây, loại cá Mõm trâu này bắt đầu xuất hiện (trọng lượng khoảng 0,2 - 0,3kg/con), có thể do quá trình thích nghi của cá với các thủy điện ngăn dòng và đóng xả nước không theo quy luật.
Xác định mức độ quan trọng trong việc bảo tồn nguồn gen và xây dựng quy trình sản xuất giống cá để tái tạo nguồn lợi của hai loài cá Rô cờ và cá Mõm trâu nói trên trong tự nhiên, Bộ NN-PTNT đã triển khai đề tài "Bảo tồn, lưu giữ nguồn gen và giống thủy sản nước ngọt khu vực Đắk Lắk năm 2019".
Sở Khoa học Công nghệ tỉnh Đắk Lắk tổ chức "Nghiên cứu đặc điểm sinh học, thử nghiệm nuôi thuần hóa, sản xuất giống cá Rô cờ" do Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III thực hiện trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột và xã Hòa Lễ (huyện Krông Bông).
Theo thạc sĩ Phan Lệ Anh, Trưởng Văn phòng đại diện Tây Nguyên (Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III), việc thực hiện đề tài gặp khá nhiều khó khăn bởi trên thế giới chưa có công trình nghiên cứu về sản xuất giống, nuôi cá Rô cờ được công bố, chủ yếu là những thông tin liên quan đến một số đặc điểm sinh học, phân bố và sinh thái.
Riêng cá Mõm trâu, năm 2013, Sở Khoa học và Công nghệ Đắk Lắk đã triển khai đề tài nghiên cứu đặc tính sinh học và ứng dụng thử nghiệm sản xuất nhưng phải tạm ngưng vì không tìm được cá thể con giống.
Bên cạnh đó, cá Mõm trâu cần rất nhiều ô xy nên chỉ duy trì sự sống trong thời gian ngắn sau khi đưa lên khỏi môi trường sống. Do vậy cần phải tìm hiểu kỹ một số đặc điểm sinh học như phân bố, sinh thái, thức ăn của loài cá Mõm trâu này.
Triển vọng về sản phẩm thủy sản OCOP
Năm 2018, nhóm thực hiện đề tài đã đưa cá Rô cờ thu thập được về nuôi thuần hóa trong ao đất tại TP. Buôn Ma Thuột và lồng bè ở xã Hòa Lễ. Sau khoảng 7 tháng, cá Rô cờ đạt trọng lượng 0,7 - 1 kg/con. Qua thuần hóa cho thấy, cá Rô cờ có thể ăn tốt các loại thức ăn như: thức ăn công nghiệp, cá tạp, ngô nấu chín, rau và quả chuối.
Cá Mõm trâu do người dân bắt được trên sông Sêrêpốk (Ảnh do nhóm thực hiện đề tài cung cấp)
Trong suốt quá trình thuần dưỡng, cá Rô cờ ít mắc bệnh, thời gian đầu chỉ bị lở loét do tác động của quá trình đánh bắt ngoài tự nhiên và vận chuyển.
Kết quả đã thuần dưỡng được 143 con cá Rô cờ với tổng trọng lượng khoảng 142,5 kg. Cuối năm 2018, từ đàn cá Rô cờ nuôi thuần hóa, nhóm thực hiện đề tài đã lựa chọn 132 cá thể khỏe mạnh, không dị hình để xây dựng đàn cá bố mẹ. Đến tháng 6-2019, đàn cá Rô cờ bố mẹ đã sinh sản.
Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn thế giới - IUCN năm 2017, cá Rô cờ nằm trong danh mục với mức sẽ nguy cấp VU (Vulnerable A2ce). Đến phiên bản năm 2019, IUCN đã đưa cá Mõm trâu vào danh mục các loài cá phải được bảo tồn với mức đánh giá là loài dễ bị tổn thương VU.
Cũng trong tháng 6-2019, đàn cá Mõm trâu 100 con, nặng từ 0,2 - 0,3 kg/con thu thập từ sông Sêrêpốk thuộc xã Krông Na (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) được vận chuyển về nuôi thuần dưỡng trong ao đất nước chảy có diện tích 800 m2 ở xã Hòa Lễ.
Tỷ lệ sống của đàn cá Mõm trâu trên sau một tháng nuôi đạt 82%. Sau 4 tháng lưu giữ, cá đạt chiều dài 23 - 34 cm, nặng 0,3 - 0,5 kg/con, bắt đầu thích nghi tốt với điều kiện môi trường trong ao đất nước chảy. So với ngoài tự nhiên, tốc độ tăng trưởng của cá Mõm trâu trong môi trường nhân tạo khá chậm.
Ông Trịnh Bá Sơn, Phó Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Đắk Lắk cho biết, việc hoàn thành công trình nghiên cứu, sản xuất giống cá Mõm trâu và Rô cờ đưa vào nuôi đại trà sẽ góp phần chủ động về con giống, hạn chế tình trạng đánh bắt trong tự nhiên; đồng thời mở ra nhiều cơ hội cho nghề nuôi trồng thủy sản của địa phương.
Hiện nay, thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nuôi trồng thủy sản, chuyển đổi tỷ lệ cơ cấu đàn giống nuôi từ cá truyền thống (trắm, trôi, mè, chép) sang những loại cá có giá trị kinh tế cao, trong đó các loài cá như: Mõm trâu, Rô cờ, Chình hoa, Trà sóc. Đây sẽ là tiền đề hướng đến việc tạo ra một sản phẩm thủy sản đặc trưng vùng miền mang giá trị kinh tế cao theo chương trình mục tiêu quốc gia mỗi xã một sản phẩm - OCOP.
Theo Hoàng Ân (Báo Đắk Lắk)
Nuôi 700 tấn cá thác lác, có cả cá hải tượng khổng lồ trên sông Hậu Về Cần Thơ, ghé thăm Cồn Sơn, biết được ông Bảy Bon (Lý Văn Bon, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ), được xem là "vua cá thác lác", người tiên phong mang con cá thác lác cườm về nuôi trong lồng bè trên dòng Mê Kông, là người quê gốc ở U Minh. Người đàn ông đã 58 tuổi...