Bất ngờ khi Mega Man “thế hệ FPS” bị hủy bỏ
Hàng loạt những thông tin về một phiên bản Mega Man FPS được thực hiện sau Mega Man X khiến giới hâm mộ phải bất ngờ.
Suốt 25 năm qua, huyền thoại Mega Man của Capcom đã xuất hiện trong hầu như tất cả các thể loại game, từ đối kháng với Marvel vs Capcom, RPG với Mega Man Legend, thậm chí trong cả lĩnh vực thể thao với Mega Man Soccer, nhưng tất nhiên kinh điển nhất vẫn là series hành động side scrolling 2D.
Và cho đến nay chỉ có một mảng game mà Mega Man chưa từng đặt chân tới, đó là FPS. Nhưng thực ra theo như tiết lộ mới đây của một nhân viên Capcom, họ đã từng có một kế hoạch cho một phiên bản Mega Man FPS mang tên Maverick Hunter, Hơn thế nữa nó còn được dự tính là hậu duệ cho dòng game Mega Man X.
Những hình ảnh của Maverick Hunter mới được công bố khiến người ta phải bất ngờ.
Chúng ta đã quá quen thuộc với hình ảnh chàng người máy Mega Man từ những ngày của những tựa game 8-bit. Đã bao giờ bạn tưởng tượng tới cảnh Mega Man xuất hiện dưới góc nhìn thứ nhất, khi cánh tay máy của anh biến đổi thành một khẩu X-Buster uy lực, cày nát những đối thủ khác, và cảm giác khi lướt đi, khi thực hiện những cú đạp tường quen thuộc, hay khi có được những sức mạnh đặc biệt từ các kẻ thù đã bị hạ?
Đáng ra chúng ta đã được tận hưởng cảm giác ấy với Maverick Hunter, nhưng rất tiếc nó đã bị hủy bỏ sau khi ông Keiji Inafune rời đi vào năm 2010.
Một hình ảnh kinh điển của làng game thế giới.
Năm 2010, Capcom chiêu mộ những tài năng đứng sau sự thành công của tựa game Metroid Prime (vốn là một tựa game chuyển từ góc nhìn thứ 3 sang FPS, và đã đạt được đánh giá rất cao từ các tạp chí game) với ý định đưa Mega Man đến với thế hệ hiện đại bằng những cải tiến mới nhưng vẫn chứa đầy đủ những yếu tố truyền thống.
Thậm chí họ đã tạo ra một bản test có thể chơi được của Maverick Hunter, nhưng tiếc thay nó chỉ tồn tại được ngắn ngủi 6 tháng đầu năm 2010, chịu chung số phận như các bản mở rộng khác của Mega Man, như Mega Man Legend 3, Mega Man Universe, Mega Man Online. Nguyên nhân không gì khác chính là sự ra đi của cha đẻ Mega Man – ông Keiji Inafune.
Video đang HOT
Maverick Hunter tiếc thay sẽ không bao giờ đến được với người hâm mộ.
Trong Maverick Hunter, Mega Man được khắc họa dưới hình ảnh giống với một chiến binh con người trong bộ giáp tối tân hơn là mang nét hoạt hình như trước, cũng không ngạc nhiên khi họa sĩ thiết kế chính người sau này đã tạo nên bộ giáp của Iron Man trong phim.
X có thể bắn ra những quả tên lửa thay vì “luyện” khẩu X-Buster của mình như trước kia. Và anh có thể xông tới kẻ địch, thực hiện những đòn cận chiến kết liễu mạnh mẽ, và khi đó màn hình sẽ chuyển sang góc nhìn thứ 3. Những yếu tố truyền thống của tựa game cũng được giữ nguyên, như các vũ khí mới mỗi khi hạ Boss, hay dùng vũ khí để khắc chế những điểm yếu của đối phương.
Một Mega Man rất “ngầu”.
Thật là bất ngờ cũng như đáng tiếc đối với các fan Mega Man, bởi Maverick Hunter vốn dự định sẽ là loạt game 3 phần. Sau đây là những đoạn clip gameplay của trò chơi mà lẽ ra chúng ta đã được thưởng thức:
Đứng đằng sau là một đội ngũ tài năng cộng với việc đây chỉ là một sản phẩm được thực hiện trong vòng 6 tháng, rõ ràng không có lý do gì để nghi ngờ về khả năng thành công của Maverick Hunter. Thế nhưng quyết định hủy bỏ đã được đưa ra, và trong thời gian tới có lẽ Mega Man vẫn sẽ chỉ tồn tại dưới dạng “những cuộc thảo luận” bên trong nội bộ Capcom mà thôi.
Theo GameK
Những điều phi lý chỉ có trong thế giới game (Phần cuối)
Tiếp nối phần trước, chúng ta sẽ đến với 4 điều vô lý mà chỉ trong game mới có.
Quan sát được toàn bộ xung quanh
Điều này cũng có tuổi đời lâu như chính nền công nghiệp game vậy. Hầu như trong tất cả các tựa game, không theo kiểu này thì kiểu khác bạn luôn quan sát được mọi thứ xung quanh trong khi nhân vật chính thì nấp trong xó nào đó, và điều này giúp bạn hành động thật dễ dàng.
Trong một tựa game stealth action, bạn điều khiển anh hùng bí mật nấp sau bức tường, và "đáng ra" anh ta phải mù tịt về thế giới xung quanh chứ không phải là sẵn sàng lao ra chộp cổ tên địch đang ngây thơ tiến tới. Không phải nhờ trang bị tối tân, cũng không phải nhân vật sở hữu giác quan nhạy bén khác thường, chỉ đơn giản là anh ta có chỉ điểm từ "thánh" người chơi thông qua camera góc nhìn thứ ba.
Trong game bắn súng mọi thứ còn vô lý hơn: bạn có thể nấp sau vật chắn đồng thời biết trước lúc nào thì kẻ địch thò đầu lên và tặng cho chúng mỗi đứa một viên. Hãy tưởng tượng xem nếu là bạn thì sẽ ức thế nào khi phải vào vai những tên AI đó.
Địch có thể không thấy ta nhưng ta thì luôn thấy địch.
Nhảy đôi (Double Jump)
Làm sao để đưa nhân vật lên cao hơn trong khi họ không có khả năng bay? Hãy cho họ 2 lần nhảy thay vì một. Trong thực tế, nhảy là thao tác lợi dụng phản lực để đưa cơ thể lên không trung, và một nghiên cứu đã xác nhận rằng con người ta thật sự có thể thực hiện nhảy nhiều lần trên không, nhưng là trên hành tinh khác với khí quyển dày đặc chứ không phải Trái Đất.
Bí kíp luyện double jump - nghiêm cấm thử dưới mọi hình thức nếu không có sự giúp đỡ của chuyên gia.
Vậy mà ngoài Devil May Cry bận tâm giải thích cho người chơi kĩ năng double jump khả thi là nhờ có vòng phép xuất hiện dưới chân nhân vật để làm điểm tựa, hàng loạt tựa game hành động vẫn nghiễm nhiên áp dụng cơ chế này, từ chiến thần Kratos béo tốt tới các chàng Reploid nặng cả tấn trong series Mega Man, tất cả đều có thể thực hiện khinh công như chưởng Tàu chỉ với 2 tiếng "hự hự" trong mỗi lần nhảy.
Đao kiếm cũng như chổi cùn
Đặc biệt đúng trong các tựa game nhập vai Nhật Bản, hãy lấy ví dụ như Final Fantasy VII. Những ai từng chơi qua đã biết Cloud sở hữu một thanh kiếm khổng lồ mang tên Buster Sword, với kích thước như vậy chỉ cần một nhát chém trúng đích thôi thì bất cứ kẻ thù nào cũng dễ dàng bị chia thành 2 phần không đều nhau.
Ấy vậy mà thật kì lạ là tất cả những nạn nhân không may mắn từng nếm phải lưỡi kiếm này đều còn đầy đủ chân tay, thậm chí còn chẳng hề xây xước. Kỉ lục hiện tại được nắm giữ bởi Sephiroth khi anh này đã "ăn" 15 nhát Omnislash mà vẫn toàn thây, thậm chí đủ sức đọc nốt bài diễn văn của mình trước khi biến mất.
"Cutscene thì kiếm xuyên được người đấy cô em ạ" - Sephiroth.
Theo logic của các nhà làm game JRPG, có vẻ như đẹp trai xinh gái thì không thể có một cái chết thê thảm như cụt chân cụt tay được, chưa kể sẽ có rất nhiều fan cảm thấy tức giận khi nhân vật ưa thích của mình bị thái hạt lựu.
Tự động hồi máu
Bạn bị bắn, bị đâm, mạng sống đang trong thế ngàn cân treo sợi tóc, bạn sẽ làm gì? Trong đa số các tựa game ngày nay đặc biêt là FPS câu trả lời sẽ là: "tìm một chỗ nấp an toàn, chờ 5s và các lỗ đạn trên người lập tức liền lại như chưa có gì xảy ra. Nếu như việc ăn thức ăn để phục hồi sức khỏe đã vô lý thì quả thật tính năng này đúng là không thể "mê" được, trừ khi đó là game về dị nhân Wolverine. Quanh đi quẩn lại, chỉ có biến thể lá chắn năng lượng như Master Chief trong Halo là còn đủ sức thuyết phục người chơi về tính khoa học của nó.
Trúng đạn? Nấp đi và đợi hồi máu thôi.
Ấy thế mà xu hướng ngồi chờ hồi máu đã và đang dần thay thế health bar truyền thống mà chẳng gặp phải bất kì phàn nàn nào, vậy mà người ta cứ nói gamer là khó tính.
Ngoài những điểm đã đề cập đến trong 2 phần của bài viết, vẫn còn rất nhiều điều phi lý khác nữa và chúng vẫn đang hiện hữu hàng ngày trong thế giới trò chơi điện tử, thể hiện rằng chặng đường đến với những trò chơi thực tế ảo mô phỏng y như thật vẫn còn xa lắm. Tuy nhiên thực quá chưa chắc đã phải là hay, vì vậy hãy cứ tiếp tục tận hưởng cái sự "ảo" của video game bởi xét cho cùng thì chúng ta tìm đến nó vốn là để thực hiện những điều vô lý đời thật không cho phép cơ mà.
Theo GameK
Capcom remake lại huyền thoại một thời Tại sự kiện PAX East 2013 diễn ra tại Boston, Capcom đã bất ngờ tuyên bố sẽ remake lại Duck Tales dưới cái tên Duck Tales Remastered, và nếu không phải là một gamer 8x hay 9x đời đầu có thể bạn sẽ không biết đến cái tên này vì cả phiên bản Duck Tales 1 và 2 đều được phát hành rât...