Bất ngờ hoãn phiên xử cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng
Phiên tòa xét xử cựu bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng phải hoãn vì cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín và nhiều người khác vắng mặt không lý do.
Sáng 7-1, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án liên quan đến sai phạm của cựu bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng cùng các đồng phạm tại khu “đất vàng” 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, TP.HCM.
Cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng (bìa trái) cùng các bị cáo tại tòa. Ảnh: TP
Một diễn biến đáng chú ý, trong phần thủ tục, theo báo cáo của thư ký, ba bị cáo Nguyễn Hữu Tín (cựu phó chủ tịch UBND TP.HCM), Lê Văn Thanh (cựu phó chánh văn phòng UBND TP.HCM) và Nguyễn Thanh Chương (cựu trưởng phòng đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM) dù được triệu tập hợp lệ nhưng vắng mặt không lý do.
Hồi tháng 12-2019, ông Tín, Thanh và Chương lần lượt bị TAND Cấp cao tại TP.HCM tuyên phạt 7 năm, 4 năm và 3 năm tù cùng về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí (vụ án liên quan đến Phan Văn Anh Vũ). Hiện tại, ông Tín và ông Chương đang chấp hành án.
Ngoài ra, có khá nhiều người khác cũng không đến tòa, trong đó có đại diện Công ty CP Đầu tư Quảng trường Mê Linh, giám định viên, một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan…
Sau khi HĐXX thông báo có nhiều người vắng mặt, đại diện VKS đề nghị HĐXX xem xét quyết định hoãn phiên tòa. Một số luật sư được hỏi cũng đồng quan điểm với đại diện VKS.
Ít phút hội ý, HĐXX cho biết đã triệu tập hợp lệ các bị cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Tuy nhiên ba bị cáo và một số người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt không lý do.
Căn cứ quy định pháp luật cũng như quan điểm của đại diện VKS và luật sư, HĐXX quyết định hoãn phiên tòa. Chủ tọa cho biết phiên tòa sẽ được mở vào một ngày khác, đồng thời yêu cầu các cơ quan chức năng tống đạt, trích xuất để các bị cáo và người liên quan có mặt đầy đủ.
Trước đó, HĐXX kiểm tra căn cước đối với các bị cáo. Là người đầu tiên, cựu bộ trưởng Vũ Huy Hoàng giọng nhỏ, trả lời khá rõ ràng các câu hỏi của HĐXX.
Vụ án này, Bộ Công thương được xác định là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan. Bộ trưởng bộ này ủy quyền cho Vụ phó Vụ pháp chế tham dự phiên tòa.
Video đang HOT
Những ai đang chấp hành hình phạt tù tiếp tục bị truy tố ở vụ ông Vũ Huy Hoàng?
Trong vụ án mà cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng bị truy tố, có nhiều bị can đang chấp hành án phạt tù ở các bản án trước đó tiếp tục bị truy tố.
Cụ thể, vụ án "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", "Vi phạm các quy định về quản lý đất đai", xảy ra tại Bộ Công Thương và TP.HCM có liên quan đến dự án xây dựng khách sạn 6 sao, trung tâm thương mại, trung tâm hội nghị... trên khu đất 6.080m2 tại số 2-4-6 Hai Bà Trưng (phường Bến Nghé, quận 1, TP.HCM).
Vụ án này có 10 bị can bị Viện kiểm sát nhân dân tối cao truy tố ra trước Tòa án nhân dân TP.Hà Nội để xét xử.
Trong số các bị can này, cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Cũng được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú như cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng còn có Lâm Nguyên Khôi - nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM;
Lê Quang Minh - nguyên Trưởng phòng Phát triển hạ tầng, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM;
Nguyễn Lan Châu - nguyên Chuyên viên Phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Cựu Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng và 3 bị can khác được áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
Các bị can hiện đang bị tạm giam gồm Phan Chí Dũng - nguyên Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nhẹ Bộ Công Thương. Dũng bị bắt tạm giam ngày 10/7/2020, hiện đang tạm giam tại Trại tạm giam T16 Bộ Công an.
Đáng chú ý, có nhiều bị can hiện đang chấp hành án phạt tù tại các trại giam tiếp tục bị truy tố trong vụ án này.
Người đầu tiên là nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín. Theo đó, bản án hình sự sơ thẩm số 522/2019/HSST, ngày 31/12/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM xử phạt 7 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí".
Ông Tín hiện đang chấp hành án phạt tù tại Trạm giam Thủ Đức, Bộ Công an.
Nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín đã bị Tòa án TP.HCM xử phạt trong 1 vụ án hình sự sơ thẩm 7 năm tù vào năm 2019.
2 người tiếp theo là Nguyễn Thanh Chương - nguyên Trưởng phòng Đô thị, Văn phòng UBND TP.HCM, Trương Văn Út - nguyên Phó Trưởng phòng Quản lý đất, Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Với Nguyễn Thanh Chương, bản án hình sự phúc thẩm số 266/2020/HSPT, ngày 22/5/2020 của Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM xử phạt 3 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Bị can Chương đang chấp hành án phạt tù tại Trại giam Bố Lá, Công an TP.HCM.
Còn Trương Văn Út, bản án hình sự sơ thẩm số 522/2019/HSST, ngày 31/12/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM xử phạt 5 năm tù về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí".
Ông Út hiện đang chấp hành án phạt tù tại Trại tạm giam T17 Bộ Công an.
Bị can Đào Anh Kiệt trước khi bị truy tố trong vụ án này đã nhận 1 án hình sự sơ thẩm 6 năm 6 tháng tù, mới bị khởi tố bị can tiếp trong một vụ án khác vào tháng 4/2020.
Người đã bị xử án sơ thẩm, mới bị Bộ Công an khởi tố bị can tiếp tục bị truy tố trong vụ án này là Đào Anh Kiệt - nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM.
Bản án hình sự sơ thẩm số 522/2019/HSST, ngày 31/12/2019 của Tòa án nhân dân TP.HCM xử phạt ông Kiệt 6 năm 6 tháng tù, về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí";
Ngày 14/4/2020, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố bị can và ra lệnh tạm giam đối với Đào Anh Kiệt, về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại khu đất số 179Bis-181-183-185 Hai Bà Trưng (phường 6, quận 3, TP.HCM).
Cựu Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng đổ tội cho cấp dưới, cán bộ ở TP.HCM nói không tư lợi
Ông này hiện đang bị tạm giam tại Trại tạm giam T17 Bộ Công an.
Theo cáo trạng, vụ án này là vụ án đặc biệt nghiêm trọng được dư luận xã hội quan tâm.
Hầu hết các bị can trong vụ án là những người giữ vị trí lãnh đạo đầu ngành, cán bộ chủ chốt của Bộ Công Thương, UBND TP.HCM; có trình độ chuyên môn và hiểu biết trong lĩnh vực công tác.
Các bị can được phân công nhiệm vụ quản lý ngành Công Thương trên toàn quốc, quản lý, phát triển kinh tế-xã hội ở đô thị lớn nhất cả nước.
Tuy nhiên, vì những động cơ khác nhau, các bị can đã thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật rất nghiêm trọng, diễn ra trong thời gian dài; cố ý vi phạm các quy định về quản lý tài sản Nhà nước, vi phạm các quy định về quản lý đất đai.
Từ đó chuyển dịch quyền quản lý, sử dụng khu đất số 2-4-6 Hai Bà Trưng là tài sản Nhà nước sang tài sản tư nhân, gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn cho Nhà nước với số tiền là hơn 2.700 tỷ đồng, gây bức xúc trong xã hội, suy giảm niềm tin của nhân dân.
Thủ đoạn dùng quyền sử dụng đát hoặc các quyền về tài sản khác của Nhà nước để góp vốn, liên doanh sau đó thoái vốn (chuyển nhượng vốn) không minh bạch, vi phạm các quy định của pháp luật của một số đối tượng có trách nhiệm quản lý tài sản công đã gây thiệt hại, thất thoát đặc biệt lớn tài sản của Nhà nước.
Viện kiểm sát nhân dân tối cao nhận định, phải xét xử nghiêm minh đối với các hành vi nêu trên của bị can Vũ Huy Hoàng và các bị can trong vụ án nhằm răn đe giáo dục, phòng ngừa chung.
6.000 m2 đất 'vàng' Sài Gòn vào tay tư nhân như thế nào Ngoài sai phạm của Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng, Thứ trưởng Kim Thoa, Phó chủ tịch TP HCM... các doanh nghiệp cũng góp nhiều "động tác" để thâu tóm khu đất đắc địa. Khu đất 6.000 m2 số 2-4-6 Hai Bà Trưng, quận 1, có vị trí đắc địa bậc nhất Sài Gòn khi ba mặt còn tiền còn lại là đường Thi...