Bất ngờ hình ảnh sau 14 năm của cô bé nhỏ nhất thế giới sinh ra chỉ 260gr
Thật khó có thể tin rằng đứa bé sinh ra vỏn vẹn có 260gr, đầu bị thương và hầu hết bác sĩ đều nghĩ rằng sẽ khó có thể cứu sống được nay trở thành một cô bé rất xinh đẹp.
“Nuôi con mới biết lòng cha mẹ”, những người không có con sẽ không thể hiểu một người phụ nữ khi mang thai đã phải cẩn thận đến nhường nào suốt 9 tháng 10 ngày.
Họ sợ rằng, bất kỳ sự bất cẩn nào của bản thân cũng sẽ để lại hậu quả rất lớn cho con mình. Nhưng ngay cả khi như vậy, nhiều tình huống bất ngờ vẫn xảy ra.
Điều đau đớn nhất đối với một người mẹ là em bé chưa đủ ngày tháng mà đã phải sinh non.
14 năm trước, tại Miami, Mỹ, một người mẹ không may phải sinh con sớm ở tuần thứ 21, lúc đó đứa bé gái chỉ nặng vỏn vẹn có 260gr.
Không ai có thể hy vọng cô bé sống sót được, cơ thể bé nhỏ tới mức khiến cho người ta không dám chạm vào.
Vào thời điểm đó, nhiều bác sĩ tiên lượng khả năng sống sót của cô bé rất thấp, thậm chí còn nói rằng không cần phải cứu.
Người mẹ lúc đó đã đặt cho cô bé một cái tên Amelia Taylor và thầm cầu nguyện con gái mình sẽ may mắn sống sót.
Video đang HOT
Bác sĩ Taylor là người duy nhất tích cực cứu sống em bé nhỏ nhất thế giới này. Amelia bé nhỏ đã ở trong lồng ấp được 4 tháng, chiến thắng số phận và lớn dần trong sự ngỡ ngàng của mọi người.
“Không thể tin được, một đứa trẻ nhỏ như vậy đã có thể thở tự nhiên sau khi sinh mà không cần máy thở. Cô bé sinh ra với một vết thương trên đầu nhưng đã tự lành sau vài ngày.
Bệnh viện chưa từng tiếp nhận một đứa trẻ mới sinh nào nhỏ như vậy. Chúng tôi thậm chí còn không biết huyết áp bình thường của cô bé là bao nhiêu. Cô bé đã sống như một phép màu”, bác sĩ Taylor nhớ lại.
Hôm nay, trong 14 năm ngày Amelia chào đời, cô bé bây giờ đã trở thành một cô gái xinh đẹp và duyên dáng. Thể chất của cô bé hoàn toàn bình thường không khác gì bạn bè cùng trang lứa.
Khi chia sẻ về tình trạng sinh non, bác sĩ Taylor nói rằng thời gian sinh thường của thai nhi là từ 37 – 42 tuần, thời gian dự kiến sinh từ tuần thứ 40.
Tuy nhiên, do tình trạng thể chất của người mẹ mà thời gian phát triển của thai nhi sẽ khác nhau. Nếu một đứa bé sinh ra quá sớm hoặc quá muộn, sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe nghiêm trọng.
Ngoài những lý do bệnh lý, hầu hết các trường hợp sinh non đều do lối sống của người mẹ.
Do đó, trong khi mang thai, người mẹ đặc biệt cần phải chú ý đến thói quen xấu để tránh những tình huống không mong muốn xảy ra với con mình.
Nhanh trí kẹp ngón tay vào mũi cá sấu, người mẹ cứu sống con
Một người mẹ ở Zimbabwe đã nhanh trí kẹp ngón tay vào mũi một con cá sấu nguy hiểm để giải cứu cho đứa con nhỏ của mình hồi tuần này
Chị Maurina Musisinyana, 30 tuổi, đã để hai đứa con nhỏ ngồi chơi dưới chiếc dù bên bờ sông Runde ở Zimbabwe trong lúc chị đi câu cá gần đó. Sau đó, chị nghe tiếng hét lớn và nhanh chóng chạy lại để tìm chiếc dù đang trôi trên mặt nước thì trông thấy đứa con trai 3 tuổi, bé Gideon, đã bị một con cá sâu lớn kéo lê.
Chị Musisinyana đã nhảy lên người con cá sấu và dùng ngón tay khóa chặt lỗ mũi nó, ép nó thả đứa bé ra. Trong lúc chạm trán với con cá sấu, chị đã bị cắn vào tay.
Chị Musisinyana đã nhảy lên người con cá sấu và dùng ngón tay khóa chặt lỗ mũi nó, ép nó thả đứa bé ra. Ảnh: Mirror
Bé Gideon đã được đưa đến bệnh viện gần đó và hiện đã hoàn toàn bình phục. Ảnh: Mirror
"Tôi đã kẹp mạnh vào mũi nó, đây là một mẹo mà tôi đã học được từ những người lớn" - chị Musisinyana nói với báo Mirror từ làng Chihosi.
"Nếu bạn khiến con cá sấu ngạt thở ở mũi của nó, nó sẽ mất sức và đó chính xác là những gì tôi đã làm. Tôi đã dùng tay còn lại để đưa đầu của đứa bé con ra khỏi hàm cá sấu. Thậm chí đến hôm nay, tôi vẫn không thể tin được là mình đã giải cứu được con trai của tôi" - chị cho biết.
Trong lúc chạm trán với con cá sấu, người mẹ đã bị cắn vào tay. Ảnh: Mirror
Bé Gideon đã được đưa đến bệnh viện gần công viên quốc gia Gonarezhou trong tình trạng chảy máu nhiều và bị thương vùng mặt. Tuy nhiên, bé hiện đã hoàn toàn bình phục.
Cá sấu sông Nile được biết đến với việc tấn công hơn 200 người/năm. Ảnh: Reuters
Hầu hết cá sấu thở bằng miệng nhưng khi vật lộn với con mồi ở dưới nước, khoang miệng của chúng đóng lại và chuyển sang thở qua lỗ mũi.
Sông Runde là nơi cá sấu sông Nile kéo bầy đàn. Động vật này có thể dài đến 6m và nặng hơn 760kg. Chúng được biết đến với việc tấn công hơn 200 người/năm.
Minh Yến
Chú chó bị dán băng dính quanh miệng suốt 2 tuần đã may mắn được cứu sống Lại thêm một vụ việc nữa khiến nhiều người đặt câu hỏi: 'Con người đang làm gì vậy?'. Nhưng thật may là chú chó bị dán băng dính quanh miệng này đã sống sót được. Kể từ khi xảy ra việc khiến cả thế giới giận dữ, cư dân mạng đã chú ý hơn để đưa ra ánh sáng những vụ hành hạ...