Bất ngờ hành động của chú tinh tinh với bạn mới sau 18 năm sống cô đơn
Vì quá hạnh phúc khi gặp được một người bạn cùng đồng loại sau 18 năm sống cô đơn, chú tinh tinh đã nắm tay bạn mới của mình nhất định không chịu buông
Một khu bảo tồn động vật ở Florida đã chia sẻ khoảnh khắc đáng yêu của chú tinh tinh không chịu buông tay người bạn mới sau 18 năm sống trong cô đơn.
Đại diện khu bảo tồn Save the Chimps cho biết chú tinh tinh Terry đã phải trải qua 18 năm sống cô độc trong sở thú Las Vegas trước khi được mang đến đây vào tháng 9/2013. Còn Jeannie là một cá thể tinh tinh được dùng để thí nghiệm kiểm tra y tế trong 40 năm trời.
Terry và Jeanni nắm tay nhau không rời.
Terry gặp gỡ Jeanni khoảng vài tuần trước nhưng đã nhanh chóng thân thiết bên nhau như đôi tri kỷ. Trên tờ ABC News, bà Molly Polidoroff , Giám đốc điều hành của khu bảo tồn Save the Chimps cho biết, “Tery và Jeannie vừa gặp nhau đã chạy đến và ôm chầm lấy nhau. Chúng đã cảm mến nhau ngay từ cái nhìn đầu tiên” .
Video đang HOT
Cặp đôi này còn có những hành động hết sức âu yếm để thể hiện tình cảm với nhau.
Khu bảo tồn cũng đã đăng tải một đoạn video lên facebook cho thấy Terry và Jeanie nắm tay nhau không chịu buông. Thậm chí, chỉ thả tay một xíu để trở mình mà thôi.
Người đưa đoạn video lên facebook chia sẻ: “Jeannie từng sống trong môi trường tự nhiên trước khi bị người ta bắt và phục vụ các cuộc thí nghiệm y học. Nhưng sau đó Jeannie được giải thoát vào năm 2002. Nhân viên ở khu bảo tồn đặt biệt danh cho nó là “Jeannie Momma” bởi Jeannie có những cử chỉ y như những bà mẹ với những con tinh tinh khác”.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Bạn sẽ sốc khi biết việc chú tinh tinh này đã làm với du khách
Chú tinh tinh Ponso là cá thể sống sót duy nhất trên một hòn đảo xa xôi của nước Mỹ. Khi thấy có người đến thăm, Ponso cười ngoác đến cả mang tai rồi vồ vập chạy tới ôm nức nở với vị khách hiếm hoi.
Ponso được gọi là chú tinh tinh cô độc nhất thế giới vì nó là cá thể tinh tinh duy nhất buộc phải sống một mình trên hòn đảo xa xôi để phục vụ nghiên cứu của con người.
Sau ba năm phải đương đầu với sự khắc nghiệt trên hòn đảo kể từ khi "vợ" và hai con mất đi, Ponso mừng rỡ khi được gặp vị khách hiếm hoi đầu tiên tới thăm nó vào năm nay. Theo lời kể của cô Estelle Raballand, giám đốc Trung tâm Bảo tồn tinh tinh, để thể hiện niềm vui sướng của mình, Ponso "cười ngoác đến cả mang tai" và chạy đến ôm chầm lấy cô khi Estelle tiến lại gần nó.
Ba năm trước, chú tinh tinh 10 tuổi này bị bỏ rơi bên Bờ Biển Ngà, Châu Phi cùng 65 con tinh tinh khác. Những con tinh tinh này do trung tâm huyết học New York bắt giữ để nghiên cứu bệnh viêm gan. Trong quá trình nghiên cứu, chúng bị gây mê và bị xích vào cổ. Sau khi hoàn thành quá trình thí nghiệm kiểm tra, người ta đưa chúng ra nhiều hòn đảo cách xa đất liền. Những con đảo này đều không có nguồn thức ăn tự nhiên mà do người ta mang các nguồn thực phẩm sẵn đến theo đợt.
Chú tinh tinh ôm ôm chầm lấy vị khách hiếm hoi sau nhiều năm phải sống cô đơn trên hòn đảo.
Lúc đầu, bầy tinh tinh cùng đàn với Ponso ở hòn đảo đầu tiên gồm 20 cá thể và có độ tuổi từ 7 đến 11. Nhưng chỉ sau 9 tháng, có tới 11 con bị chết do điều kiện sống khắc nghiệt, 9 con sống sót còn lại được gửi đến một hòn đảo khác.
Nhưng môi trường sống ở hòn đảo thứ hai này cũng không khá hơn, số lượng cá thể lại tiếp tục giảm dần, chỉ còn lại gia đình Ponso. Thỉnh thoảng, Germain, một nông dân sống gần hòn đảo, lại đưa chuối, bánh mì ra cho chúng và đến nay thì đây cũng là nguồn thực phẩm duy nhất mà chú tinh tinh có thể sống sót.
Ponso cười "ngoác đến cả mang tai" khi gặp được con người.
Tuy nhiên, số thức ăn đó cũng không thể duy trì sự sống co gia đình của Ponso. Cuối năm 2013, bạn đời và hai đứa con của Ponso cũng chết, để lại mỗi mình chú cô độc trên hòn đảo.
Trải qua một thời gian sinh tồn khó khăn và đầy sự cô đơn, chú ta tỏ ra mừng rỡ khôn xiết và cười ngoác đến cả mang tai khi gặp được một bóng người và lao vào ôm chầm lấy vị du khách hiếm hoi. Hiện nay, chú tinh tinh nay đã 40 tuổi.
Hiện Ponso đã 40 tuổi.
Dù rất vui mừng với sự hiện diện của vị khách hiếm hoi nhưng sau đó Ponso vẫn phải trở về với cuộc sống cô độc của mình khi vị khách quay lại đất liền. Hiện Hiệp hội Nhân đạo Mỹ đang nỗ lực để giúp đỡ Ponso và những chú tinh tinh đang sống ở những hòn đảo xa xôi khác thuộc Mỹ.
Nhóm SOS Ponso đã được thành lập và hoạt động nhằm kêu gọi chiến dịch gây quỹ quần chúng. Đến nay nhóm này đã quyên góp được 20.000 euro (490 triệu đồng). Họ dự tính sẽ dùng sống tiền này để cung cấp thực phẩm và chi trả chi phí chăm sóc y tế cấp bách cho chú tinh tinh "cô đơn nhất thế giới" này.
Theo Nguyễn Ly / Trí Thức Trẻ
Sự thật phía sau câu chuyện "Chú chim cánh cụt vượt 8.000km mỗi năm để về thăm ân nhân" Một trong những người đã tham gia quay lại đoạn video về chú chim cánh cụt Dindim vượt hàng nghìn cây số về thăm ân nhân mỗi năm đã lên tiếng về câu chuyện này. Những ngày qua, cả thế giới được đắm chìm trong câu chuyện cổ tích ngoài đời thực "Chú chim cánh cụt vượt 8.000km mỗi năm để về thăm...