Bất ngờ gặp lại người đồng đội do tự tay mình chôn cất
Mới đây, một người lính xuất hiện trong cuộc họp mặt của đơn vị K8 tại Huế đã khiến nhiều người từ sững sờ đến rơi nước mắt.
Tri ân mẹ Nguyễn Thị Thìn – người đã nuôi giấu đơn vị trong trận đánh cảm tử. Ảnh: ĐĂNG KHOA
Ông là Đỗ Xuân Cường – xạ thủ B41, thuộc E3, F324 hoạt động tại Quân khu Trị Thiên – Huế. Hơn 40 năm trước, trong cuộc Tổng tiến công xuân Mậu Thân 1968, Đỗ Xuân Cường khi ấy tròn 19 tuổi, cảm tử mở đường máu phá vây cho đơn vị, được truy điệu sống và được đồng đội chôn cất sau khi hy sinh. Nay, bất ngờ ông từ Vũng Tàu về Huế thăm chiến trường xưa, đồng đội cũ…
Đã được đồng đội chôn cất
Đã hơn 40 năm, nhưng khi trò chuyện với chúng tôi, người thương binh thương tật 81% Đỗ Xuân Cường vẫn nhớ rõ từng ngày, tháng, năm, của những trận chiến khốc liệt trên chiến trường Trị Thiên – Huế. Ông kể: Ngày 28/7/1967, ông rời quê (xã Thiệu Ngọc, huyện Thiệu Hoá, Thanh Hoá) tình nguyện lên đường nhập ngũ. Tháng 10/1967, ông được điều vào chiến trường Trị Thiên – Huế thuộc C2, D8 (tức K8), E3, F324 hoạt động tại Quân khu Trị Thiên – Huế, là xạ thủ súng B41, tham gia cuộc Tổng tiến công nổi dậy xuân Mậu Thân 1968.
Đêm 29/3/1968, C2 – đại đội chuyên chống càn – nhận nhiệm vụ xuống đồng bằng mở rộng vùng giải phóng Hương Trà – Quảng Điền, nhưng vừa đến làng Thanh Lương, xã Hương Xuân (huyện Hương Trà) thì bị địch phát hiện. Địch điều xe tăng, máy bay cá lẹp thả hoả mù, bắn pháo đón điểm bao vây trận địa hòng tiêu diệt lực lượng của ta. Trong đêm và những ngày tiếp theo đã diễn ra giao chiến ác liệt, nhiều chiến sĩ ngã xuống. Trước tình thế một mất một còn, 21h tối 3/4/1968, đơn vị họp khẩn cấp, Đỗ Xuân Cường là người đầu tiên xung phong mở đường máu cùng đồng đội phá vây cho đơn vị.
Cảm kích trước tinh thần bất khuất kiên cường của xạ thủ 19 tuổi, ông Dương Bá Nuôi – cán bộ tác chiến nay còn sống tại TP Huế – đã ôm hôn và chúc xạ thủ Cường dũng cảm, nhanh nhẹn, thao tác chính xác khi cảm tử mở đường máu. Ông Đỗ Xuân Vinh – người cùng đơn vị với ông Cường – vẫn nhớ như in giây phút ấy. Ông nói: “Thủ trưởng Dương Bá Nuôi khi ấy tuyên bố, nếu đồng chí Cường hoàn thành nhiệm vụ, đơn vị, mặt trận sẽ đề nghị phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang”. Một người nữa là ông Lê Xuân Kia – nguyên trợ lý chính trị K8 – xác nhận: “Ngay khi Đỗ Xuân Cường nhận nhiệm vụ giữ hoả lực B41 đi đầu, đơn vị đã tổ chức lễ truy điệu sống cho anh và quyết định sẽ đề nghị tặng Huân chương Chiến công hạng Ba”.
10h kém đêm 3/4/1968, Đỗ Xuân Cường cùng nhóm mở đường máu được lệnh phát hoả. Bắn đến quả thứ 10, hai tai ông máu chảy ướt đẫm, đầu đau điếng, mắt mờ, khó thở. Ông Cường được y tá nhét bông vào tai, cho uống thuốc cầm máu. “Đến 3 giờ sáng, máu vẫn chảy nhưng lòng căm thù giặc khiến tôi không còn biết đau đớn, mệt mỏi là gì. Tôi trút căm thù lên họng súng B41 bắn tiếp vào vòng vây địch” – ông Đỗ Xuân Cường nhớ lại. Đã có 14 quả B41 của người lính cảm tử trẻ tuổi giáng vào trận địa kẻ thù, giúp đồng đội ở K Bộ, K 8, C Bộ… thoát vây. Tốp mở đường máu vừa phản công vừa rút về địa bàn thôn An Ninh Thượng (nay thuộc phường Hương Long, TP.Huế). Ngày 4/4/1968, sau khi bắn thêm 5 quả B41, tiêu diệt xe tăng địch, người lính quả cảm Đỗ Xuân Cường bị trúng đạn M79 máu chảy đầm đìa rồi lịm dần bên hàng rào ấp chiến lược.
Cựu chiến binh Ngô Quang Quy – người lính trong nhóm cảm tử hiện sống ở Thanh Hoá xót xa nhớ lại: “Trận chiến này K8 hy sinh nhiều lắm. Sau 5 ngày quần nhau, lúc rút khỏi An Ninh Thượng, cả tổ còn 3 người. Cường bị trúng quả M79 ở đầu và ngực bất tỉnh, ra nhiều máu, hy sinh một giờ sau đó. Tôi đưa bạn xuống hào, lấp sơ đất, phủ lá, hẹn 8h sáng sẽ đem xác ra cứ. Bị truy đuổi ráo riết, 7 ngày sau, tôi trở lại tìm thì vùng này đã bị chiếm đóng, địch chốt một khẩu đại liên ngay tại điểm chôn Cường”. Nay, gặp người đồng đội mình đã tự tay chôn cất đứng trước mắt bằng xương bằng thịt, ông Quy quá ngỡ ngàng, ôm chầm lấy ông Cường và khóc như trẻ con. Ông khóc vì sung sướng, bởi chẳng dám tin rằng xạ thủ B41 Đỗ Xuân Cường còn sống cho đến hôm nay.
Video đang HOT
Về nơi mình nằm xuống
Ngày 5/4/1968, Đỗ Xuân Cường tỉnh lại mới hay mình bị bắt, giam giữ tại bệnh viện Nguyễn Tri Phương (cũ). Ông khai tên là Đỗ Hồng Xuân, trốn viện hai lần nhưng thất bại. Tháng 5.1969, người tù cứng đầu Đỗ Xuân Cường bị giải đến nhà lao Phú Quốc. Những năm tháng ở chốn địa ngục trần gian, ông bị địch tra tấn dã man, nhưng vẫn giữ khí tiết của người chiến sĩ cách mạng kiên trung. Một lần quản tù hỏi: “Nếu phóng thích, mày sẽ về đâu?” Ông vẫn một mực: “Tôi sẽ trở về với Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, tiếp tục đánh Mỹ”.
Nhiều lần ông cùng đồng chí, đồng đội tổ chức vượt ngục, nhưng bất thành. Lần thứ nhất vượt ngục bị bắt, ông bị đóng đinh 7 phân vào gót chân trái; lần thứ hai (6 đồng đội bị giết tại chỗ, 25 người trốn về với cơ sở cách mạng, 11 người bị phát hiện) vẫn bị bắt lại. Sau lần đó, ông bị chuyển vào chuồng cọp, bắt ngồi vào thùng phuy ngập nước, tra tấn đến ói máu tươi.
Tất cả những hình thức tra khảo tàn bạo đã không khuất phục được ông. Sau cùng, ông được chuyển vào khu biệt giam cho tới ngày ký Hiệp định Paris và ông được trao trả tại sông Thạch Hãn (Quảng Trị). “Những cuộc tra tấn khiến tôi chết đi, sống lại nhiều lần. Hỏi cung không moi được tin gì, chúng chuyển về bệnh xá nhà lao điều trị. Người y tá chăm sóc tôi lúc đó không cầm được nước mắt khi thấy những vết thương tấy loét trên thân thể người tù 20 tuổi” – người cựu binh già rùng mình nhớ lại.
Sau này, nhờ hồ sơ tù binh được lưu trữ tại Cục Hồ sơ an ninh, Đỗ Xuân Cường mới biết mình “hy sinh” tại thôn An Ninh Thượng. Ở tại mảnh đất này, nhiều người trong vùng vẫn nhớ như in trận đánh ấy, bởi cả làng bị giặc đốt phá tan hoang. Ông Hồ Văn Hoan – người dân An Ninh Thượng – kể: “Khi chiếm đóng trở lại, địch khai quật những điểm nghi ngờ để tìm tài liệu thì phát hiện một anh bộ đội máu me đầy người còn thở. Họ cáng người bộ đội này đi đâu không rõ. Tôi còn nhớ nơi chôn người chiến sĩ này là vườn nhà mệ Nguyễn Thị Thìn – gia đình từng nuôi giấu bộ đội”.
Ông Cường run run theo chân người dẫn đường tìm về nơi mình đã nằm xuống. Ngày trở lại, ông không còn gặp mệ Thìn, người đã tiếp cơm ăn nước uống cho mình trong những ngày sống dưới đạn bom. Bước chân vào nhà mệ, người cựu binh già cùng đồng đội gọi “Mẹ”, rồi khóc lặng trước di ảnh mệ Thìn. Người lính già xúc động hơn khi nghe con trai, con gái mệ kể rằng, sau trận đánh ấy, mệ Thìn bị giặc đánh đập, tra tấn vì chúng nghi mẹ phục vụ cách mạng. Nhờ những người trong làng, ông Đỗ Xuân Cường xác định vị trí mình được chôn cất trong đêm ấy. Không chỉ thế, ông Cường còn nhớ rằng: “Ở tại vị trí này, ngoài hài cốt một người đã được cất bốc, khả năng còn 6 hài cốt của đồng đội tham gia trận đánh năm ấy”.
Hòa bình, ông trở lại cuộc sống đời thường với thương tật hạng 1/4 (tỉ lệ 81%), mảnh kim khí vẫn còn trong não, liệt nhẹ nửa người, bị động kinh… Lần này trở về Huế thăm chiến trường xưa, đồng đội cũ, ông đi sớm vài ngày để gặp bạn chiến đấu Nguyễn Văn Thắng, rồi cả hai bắt xe ôm tìm về những nơi mình từng chiến đấu để tìm hài cốt đồng đội. Ông Đỗ Xuân Cường nói: “Nhiều chiến sĩ K8 đã hiến dâng máu xương tuổi thanh xuân ở mảnh đất này. Tôi từ cõi chết trở về âu cũng là số trời nên không thể quên những người nằm xuống. Được gặp lại đồng chí, đồng đội mình là cơ may của những người từng đi qua chiến tranh, chúng tôi quý từng phút giây được sống, được gần nhau”.
Đó cũng là điều tâm niệm và triết lý sống trong phần đời còn lại của người lính may mắn trở về từ cõi chết.
Theo Xahoi
"Nóng mặt" với giá gas
Người tiêu dùng đang phải chịu giá gas cao ngang thế giới cộng thêm chi phí cao do trình độ quản trị han chê va lơi nhuân cua các doanh nghiệp, đai ly gas
Sáng 1/12, giá gas được các công ty kinh doanh gas công bố tăng cao chưa từng thấy, với mức tăng từ 78.000 - 80.000 đồng/bình 12 kg sau khi đã tăng 18.000 đồng/bình hồi đầu tháng 11. Giá bán lẻ cũng đạt mức kỷ lục: Shell gas 520.000 đồng/bình, Facific gas 489.000 đồng/bình, SP gas 486.000 đồng/bình (phá kỷ lục 477.000 đồng/bình được lập hồi tháng 3/2012).
Các hang gas đông loat tăng gia từ 78.000 - 80.000 đồng/bình tư ngay 1/12
Hỏi giá xong là... cúp máy
Nguyên nhân là do giá gas thế giới tháng 12 được công bố tăng đột biến, thêm 267,5 USD/tấn, lên mức 1.162,5 USD/tấn do nhu cầu thế giới tăng cao (mùa đông ở các nước châu Âu và việc Nhật Bản, Trung Quốc tăng mua để phát điện) và không loại trừ yếu tố đầu cơ trên thế giới. Với mức tăng này, cộng thêm thuế nhập khẩu 5%, thuế GTGT 10%, ti giá USD là 21.120 đông thì mức tăng tương ứng ở mức 78.300 đồng/bình 12 kg.
Đọc những thông tin kinh tế - tài chính mới nhất trên FICA: Người tiêu dùng ồ ạt mua bếp từ ứng phó với "cơn bão giá gas Công ty chứng khoán muốn giảm phí, giảm phạt Phá rừng làm thủy điện, mất mạng tại lũ trời Bài 1: Ngân hàng Phát triển bị che mắt hay... nhắm mắt?
Mức tăng này không chỉ gây sốc cho người tiêu dùng mà chính giới kinh doanh gas cũng không khỏi bàng hoàng dù trước đó đã có thông tin giá sẽ tăng mạnh. Do vậy, một số đại lý và tổng đại lý đã đẩy mạnh ôm hàng để đón đầu giá mới nhưng chỉ các công ty có nguồn hàng dồi dào mới bán ra mạnh, còn lại chỉ bán theo thường lệ để giữ hàng.
Chủ đại lý gas Cẩm Tú (huyện Nhà Bè, TP HCM) nói chỉ qua một đêm mà gas tăng gần 80.000 đồng/bình nên cả ngày 1/12 chỉ toàn nghe khách hàng điện thoai hỏi giá va... cúp máy. "Bình thường một ngày ban được trên 15 bình nhưng hôm nay mới bán được 5-6 bình!" - ông này than thở. Hơn 6 năm kinh doanh gas, chủ cửa hàng này cho biết gas tiêu thụ dễ nhất ở mức giá từ 320.000 - 330.000 đồng/bình.
Ông Phan Thanh Doãn, Giám đốc marketing Công ty TNHH Citygas, dự báo tình hình tiêu thụ gas trong tháng này sẽ hết sức khó khăn. Đối với gas dân dụng, các đại lý và tổng đại lý đã tranh thủ ôm hàng từ cuối tháng nên sẽ khó lấy hàng mới với giá cao. Người tiêu dùng sẽ tiết kiệm hơn hoặc chuyển sang dùng bếp từ, bếp điện. Các công ty sử dụng gas công nghiệp để làm chất đốt sẽ tim cach thay thế bằng nguồn nhiên liệu mới...
Khảo sát nhanh một số bà nội trợ tại TP HCM, nhiều người cho biết sẽ sắm thêm bếp điện hoặc chuyển hẳn sang dùng bếp điện để đối phó với giá gas.
Hạ nhiệt cách nào?
Trước tình hình giá gas thế giới tăng cao bất thường, ông Nguyễn Sỹ Thắng, Chủ tịch Hiệp hội Gas Việt Nam, cho biết vừa có văn bản gửi Bộ Tài chính kiến nghị giảm thuế nhập khẩu gas từ 5% hiện nay xuống 0% để hạ giá gas trong nước. Nếu đề nghị này được chấp nhận, giá gas có thể giảm ngay khoảng 17.500 đồng/bình 12 kg. Trước đây, vào tháng 3/2012, khi thị trường có diễn biến tương tự, Bộ Tài chính cũng đã chấp nhận đề xuất giảm thuế.
Về phía các công ty gas, một số cho biết trong 1-2 ngày tới sẽ có chính sách hỗ trợ người tiêu dùng, mức giảm có thể từ 10.000 - 30.000 đồng/bình, tùy thuộc vào tiềm lực của từng công ty.
Trong khi đó, đại diện một công ty gas đánh giá hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ hơn 70% thị phần gas nên nếu muốn bình ổn thị trường gas không quá khó, nhất là khi trong nước đã sản xuất được gân 50% lượng gas tiêu thụ.
Theo ông Trần Minh Loan, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Dầu khí An Pha, giá gas thế giới trong mấy năm gần đây diễn biến bất thường, có nhiều yếu tố đầu cơ ngoài tầm dự đoán của giới kinh doanh. "Trong khi trình độ quản trị doanh nghiệp và thu nhập của người tiêu dùng trong nước còn cách xa thế giới thì việc chúng ta bám quá sát giá thế giới liệu có phù hợp?" - ông Loan đặt vấn đề. Ông cho răng nhà nước nên có một cơ chế nào đó để giảm bớt việc lệ thuộc này. Như việc thay đổi về phương thức đấu thầu mua gas, thời gian của hợp đồng mua gas là 1 năm thay cho 6 tháng như hiện nay và giá gas đấu thầu nên áp dụng 3 tháng/lần, không nên áp dụng theo giá CP biến động hằng tháng như hiện nay.
Tiêu thu khoảng 1.243 ngàn tấn
Theo Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương), thị trường tiêu thụ gas gồm các cơ sở công nghiệp và giao thông vận tải đang chiếm 35%; cơ sở thương mại, dịch vụ và hộ gia đình chiếm 65%. Nêu chia theo vùng miền thì miền Nam chiêm 66%, miền Bắc (đến Đà Nẵng) là 30% và miền Trung khoảng 4%. Tổng lượng tiêu thụ năm 2012 khoảng 1.243 ngàn tấn, trong đo hơn 50% la nhập khẩu. Hai nhà máy Dung Quất và Dinh Cố cung ưng ra thi trương gân 50%.
Theo Ngọc Ánh
NLĐ
Cỗ quan tài cổ trên vách đá và lời nguyền bí ẩn Nhìn bề ngoài, cỗ quan tài cổ ngàn tuổi này chỉ là một khúc gỗ chẻ đôi, có hai mặt úp vào nhau rộng hơn một vòng tay. Nhưng người dân nơi đây vẫn truyền miệng về lời nguyền bí ẩn của cỗ quan tài... Bí ẩn quan tài trên vách đá Làng Cùng (Cẩm Tú, Cẩm Thủy, Thanh Hóa, trước kia có...