Bất ngờ cuộc sống ở nước Mỹ 150 năm trước
150 năm trước, nước Mỹ đang trong thời kỳ thay đổi lớn. Vào khoảng những năm 1870, khi cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ hai diễn ra, những người nhập cư bắt đầu ‘đổ’ vào nước này.
(Nguồn ảnh: Insider)
Theo Insider, vào những năm 1870, nước Mỹ trải qua sự thay đổi đáng kể khi cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai diễn ra, nhiều người chuyển từ vùng nông thôn đến các thành phố.
Khi ngày càng nhiều người chuyển đến thành phố, cuộc sống của một số người trở nên tồi tệ hơn. Theo Insider, thành phố New York trở nên đông đúc và chật chội, dòng người chen chúc nhau trên những con đường. Nhiều gia đình sống trong căn hộ chỉ có một phòng. Hầu hết họ sống trong điều kiện tồi tàn và môi trường không an toàn.
Ảnh: Một gia đình ở miền tây nước Mỹ.
Khi các tuyến đường sắt được hoàn thành sau cuộc Nội chiến Mỹ, nhiều người chuyển về miền tây để định cư, canh tác. Cuộc sống của họ khi đó cũng vất vả, khó khăn.
Ảnh: Người nhập cư tại đảo Ellis.
Cũng trong khoảng thời gian đó, hàng nghìn người nhập cư từ Châu Âu tới Mỹ với hy vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn. Từ năm 1870 đến 1900, 12 triệu người nhập cư vào nước Mỹ. Đa số họ đến từ Đức, Ireland và Anh.
Người Mỹ gốc Phi đã được giải phóng khỏi chế độ nô lệ từ năm 1865. Năm 1870, chính phủ Mỹ thông qua Tu chính án thứ 15, cho phép người Mỹ gốc Phi có quyền bầu cử. Tuy nhiên, nhiều người vẫn bị hạn chế quyền này.
Nhiều người Mỹ gốc Phi vẫn không thể bỏ phiếu và họ bị đẩy vào tình trạng bất bình đẳng.
Trước năm 1870, giáo dục công không được ưu tiên. Nhưng từ năm 1870 đến năm 1900, tỷ lệ đi học ở các trường công lập tăng gấp đôi, vì người ta nhận thấy giá trị của một xã hội có giáo dục. Trên thực tế, số lượng gia đình nhập cư ngày càng tăng ở Mỹ đã thúc đẩy nhu cầu về các trường công lập vì các bậc cha mẹ nhập cư muốn con cái họ được học hành. Tuy nhiên, các em nhỏ trong những gia đình nghèo đôi khi bỏ học để đi làm phụ giúp gia đình.
Vào những năm 1870, trang phục của phụ nữ ở Mỹ được mô tả là rất ấn tượng và thanh lịch.
Trang phục của nam giới tại Mỹ 150 năm trước. Một số người thường mang theo ba toong.
Vào những năm 1870, xe ngựa trở thành phương tiện giao thông phổ biến nhất.
Ngoài ra, còn có tàu hơi nước.
Khi các tuyến đường sắt chạy khắp nước Mỹ, việc đi lại bằng tàu hỏa trở nên phổ biến đối với du khách.
Trong thời gian này, người dân bắt đầu mua thực phẩm chế biến sẵn để ăn.
Các hoạt động giải trí như đi xe đạp dần trở nên phổ biến.
Quần vợt cũng là một môn thể thao phổ biến tại nước Mỹ cách đây 150 năm.
Mời độc giả xem thêm video: Quốc gia duy nhất trên thế giới không sợ dịch bệnh từ muỗi (Nguồn video: VTC14)
Đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới sống trong rừng ra sao?
Alba là cá thể đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới đang sinh sống trong một khu rừng nhiệt đới Borneo, Indonesia.
Alba, đười ươi bạch tạng duy nhất trên thế giới
Alba là một con đười ươi có lông màu trắng muốt khá lạ do bị bệnh bạch tạng hiếm gặp ở động vật. Tên gọi của nó cũng có nghĩa là màu trắng theo tiếng Latinh.
Theo tờ Daily mail, tổ chức bảo tồn đười ươi Borneo đã giải cứu Alba sau khi bị dân làng Tanggirang, Trung Kalimantan giam giữ bên trong một chiếc lồng sắt và bị bỏ đói. Nó được tổ chức chăm sóc suốt một năm trước khi có thể trở về với thiên nhiên.
Các chuyên gia phát hiện ra Alba khi nó đang trong tình trạng mắt xanh da trắng, nhợt nhạt, suy dinh dưỡng, mất nước và người toàn ký sinh trùng.
Alba khoảng 6 tuổi, hiện sinh sống trong khu rừng nhiệt đới ở Indonesia
Vào thời điểm đó, Alba không thể trở lại tự nhiên ngay lập tức do các vấn đề sức khỏe. Hơn nữa, Alba mắc bệnh bạch tạng, điều này có thể khiến nó bị suy giảm thị lực, thính giác và có thể đối mặt với nguy cơ phát triển ung thư da sau này.
Alba ước tính khoảng 6 tuổi. Sau khi trở về cuộc sống tự nhiên, nó được gắn thẻ điện tử và theo dõi thường xuyên.
Tổ chức bảo tồn Đười ươi Borneo lần cuối quan sát thấy Alba vào tháng 2, trong cuộc hội ngộ ấm áp với ba con đười ươi mới được thả về rừng.
Người đứng đầu ban quản lý Công viên hoang dã Quốc gia Bukit Baka Bukit Raya, nơi Alba sinh sống, ông Agung Nugroho chia sẻ: "Alba có khả năng khám phá trên diện rộng, tìm kiếm thức ăn tốt, thậm chí là làm tổ trên cây. Khả năng giao tiếp của nó với những con đười ươi khác trong rừng cũng rất tốt. Điều này là một tín hiệu tích cực. Tất cả chúng tôi đều hy vọng Alba có thể tiếp tục sống sót trong cuộc sống hoang dã".
Các quan sát cho thấy, trung bình, Alba dành 56,5% thời gian hoạt động của mình để kiếm ăn trong rừng, 27,2% thời gian đi du lịch, 13,8% thời gian nghỉ ngơi và 2,2% thời gian của cô trong các hoạt động khác, bao gồm làm tổ và tương tác xã hội.
Alba thích nghi khá tốt trong môi trường tự nhiên
Sự giải cứu Alba là một trong số những tin tức tích cực hiếm hoi đối với các loài cực kỳ nguy cấp này. Trong vài thập kỷ qua, môi trường sống của chúng bị thu hẹp đáng kể và phần lớn do nạn phá rừng bừa bãi để khai thác gỗ, giấy, dầu cọ ...
Mối đe dọa thực sự đối với cuộc sống của Alba chính từ những kẻ săn trộm, những người coi nó là quý giá vì tình trạng đặc biệt của nó.
Nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục quan sát Alba với cuộc hành trình của mình trong tự nhiên.
Hoàng Dung (lược dịch)
Theo nfonet.vietnamnet.vn
Nhện già 'chết đau đớn' trong cuộc chiến với ong bắp cày Con nhện cao tuổi nhất thế giới đã phải đầu hàng trước chú ong thợ trong cuộc chiến kịch tính. Không khuất phục trước thời gian, nhưng con nhện 43 tuổi này đã chết vì ngòi nọc của ong. Các nhà khoa học Úc đã thông báo sự việc khiến họ rất đau lòng khi chú nhện cao tuổi nhất thế giới qua...