Bất ngờ cuộc sống cặp vợ chồng đã 13 con nhưng vẫn sinh thêm hai bé gái
“Thường ba mẹ em dùng một cái chuông nhỏ để đánh thức chúng em dậy. Nó cũng dùng để mẹ lắc mỗi khi đến bữa ăn. Chỉ cần nghe tiếng chuông, chúng em liền chạy vào nhà bếp, ngồi xuống chiếu và… mỗi đứa một bát”, Hoàng Lan kể.
26 năm sinh 15 đứa con…
Cách đây 2 năm, câu chuyện về chị Nguyễn Thị Sâm (47 tuổi, Nghệ An) – người phụ nữ trong 26 năm đẻ 15 đứa con với 3 lần sinh mổ đã khiến nhiều người giật mình. Họ không thể tin rằng, ở xã hội hiện đại lại có cặp vợ chồng đông con đến thế!
Anh Thịnh (47 tuổi) – chồng chị Sâm từng chia sẻ lý do gia đình đã rất đông con nhưng vẫn sinh thêm. “Vợ chồng tôi theo đạo Thiên chúa. Luật của đạo dạy rằng, khi lập gia đình tuyệt đối không được kế hoạch hóa. Vì vậy chúng tôi cứ chừng 2 năm sinh thêm một cháu.
Cặp song sinh chào đời cách đây 2 năm khiến bao người giật mình.
Dù đông con hơn các cụ xưa nhưng tôi không quá bận tâm vì vẫn đủ điều kiện nuôi con lớn khôn. Bản thân tôi là một người rất yêu thương trẻ con nên được “ban” bao nhiêu thì hưởng bấy nhiêu. Thậm chí, nếu bà xã tiếp tục mang thai, tôi sẽ vui lòng đón nhận”, anh Thịnh tâm sự.
Con trai đầu lòng của vợ chồng anh Thịnh sinh năm 1991, sau đó lần lượt là ba cô con gái chào đời vào năm 1993, 1996, 1998. Năm 1999, cậu con trai thứ 5 cất tiếng khóc. Sau đó cứ cách 1-2 năm, anh chị lại háo hức chào đón thêm một thành viên mới.
Đại gia đình của vợ chồng anh Thịnh chị Sâm.
Đến ngày 20/6/2017, chị Sâm sinh đôi hai bé gái tại Bệnh viện Từ Dũ trong lúc cả gia đình vào Sài Gòn du lịch, nâng tổng con số lên 15, gồm: 9 gái và 6 trai.
Kể về nỗi cơ cực khi nuôi dạy các con, anh Thịnh bảo nhà đông con có nhiều khó khăn xen lẫn niềm vui. Mỗi tháng, vợ chồng phải bỏ ra 15 triệu đồng để trang trải mọi chi phí sinh hoạt, học tập cho các con. Số tiền ấy không phải nhỏ nhưng anh Thịnh có thể lo được.
“Hồi đầu cuộc sống khó khăn, gia đình chỉ có mấy sào ruộng nhưng chúng tôi không bao giờ bỏ bê lũ trẻ. Sau đó tôi mới vay vốn ngân hàng tập tành kinh doanh, cuộc sống khá giả nên các con được ăn uống đầy đủ hơn. Bởi vậy những bé sau cao lớn và thông minh hơn các anh chị của chúng”, anh Thịnh nói.
Anh Thịnh bảo nhà đông con có nhiều khó khăn xen lẫn niềm vui.
Video đang HOT
Anh chị lớn cùng nhau chăm sóc, chỉ dạy các em nhỏ
Em Hoàng Lan (21 tuổi) – con gái thứ 4 của vợ chồng chị Sâm cho biết, giờ đây anh chị em của em đã lớn và biết phụ mẹ làm việc nhà, trông em. Vì thế thời gian qua chị Sâm chỉ tập trung chăm sóc cho hai đứa con gái út.
“Gia đình em có một cuộc sống khá hay và khác biệt so với những nhà khác. Cứ 4h sáng, chúng em đều được ba mẹ gọi dậy đi lễ nhà thờ, trừ những em bé thì được ngủ tiếp. Sau đó, em và anh chị về nhà dọn dẹp, ăn sáng rồi chuẩn bị đến trường.
Thường ba mẹ em dùng một cái chuông nhỏ để đánh thức chúng em dậy. Nó cũng dùng để mẹ lắc mỗi khi đến bữa ăn. Chỉ cần nghe tiếng chuông, chúng em liền chạy vào nhà bếp, ngồi xuống chiếu và… mỗi đứa một bát”, Hoàng Lan kể.
Hai bé gái út được bố mẹ đặt tên là Hà Linh – Thùy Linh.
Mỗi tối, Lan cùng các anh chị của mình sẽ kiểm tra bài vở và kèm các em học bài. Những bé nào chưa đến tuổi đi học thì ngồi chơi đùa với nhau rồi lăn ra ngủ. Các em nhỏ tuổi được ngủ cùng mẹ, còn lại chị em gái ngủ trong một phòng, anh em trai qua phòng bên cạnh.
Nhắc đến cặp song sinh, Lan cho biết hai bé được bố mẹ đặt tên là Hà Linh – Thùy Linh. Ngày chào đời, các em thường hay quấy và đòi mẹ bế trên tay suốt đêm. Nhưng từ tháng thứ 7 trở đi, song Linh đã tách mẹ ra ngủ với các chị và “sinh hoạt” theo đúng giờ giấc.
“Hai đứa nó giỏi lắm, chỉ cần chị ngủ là em cũng ngủ. Tụi em không phải ru như mấy anh chị trước của nó. Chúng cũng nhanh nhẹn và thông minh, mới 2 tuổi nhưng cái gì cũng biết”, Hoàng Lan hào hứng nói.
Chị Sâm hạnh phúc bên cạnh 2 con gái út.
Hà Linh – Thùy Linh cũng thường xuyên tranh giành kẹo hoặc đồ chơi như những đứa trẻ khác. Nhưng chỉ cần mẹ hoặc anh chị quát nhẹ là phải nhường nhau. Hai bé cũng không hề biết làm nũng hay khóc quấy bởi biết nhà có nhiều anh chị em. Đặc biệt, song Linh rất tự lập.
Lan kể: “Vì nhà em có nhiều anh chị em nên ai cũng ý thức được việc phải tự lập. Do đó 2 đứa nó cũng nhận thức được việc tự lập và yêu thương lẫn nhau. Ví dụ như chơi xong búp bê, chúng liền cất gọn trong giỏ hoặc đến bữa, thấy anh chị chạy vào nhà ăn là lon ton theo sau. Chúng cũng xin cơm rồi lấy thức ăn bỏ vào bát từng anh chị”.
Dẫu cuộc sống có nhiều khó khăn, song vợ chồng anh Thịnh chị Sâm chưa bao giờ cảm thấy hối hận khi sinh 15 đứa con. Với anh chị, con cái chính là lộc trời cho và niềm hạnh phúc duy nhất trong cuộc đời này. Giờ đây, họ chỉ mong ước có sức khỏe làm lụng kiếm tiền nuôi các con trở thành người tốt cho xã hội.
Ngay từ 7 tháng tuổi, song Linh đã ngủ cùng các chị.
Dù mới 2 tuổi nhưng 2 cô út khá tinh nghịch và thông minh.
Các chị gái của song Linh.
Theo Khai Tâm (Khám phá)
Dịch tả lợn châu Phi tiếp tục lan ra 5 tỉnh thành
Sáng 28/2, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì cuộc họp khẩn cấp nhằm phòng chống, hạn chế dịch tả lợn châu Phi (ASF) có nguy cơ lan rộng ra nhiều địa phương.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu các bộ ngành, địa phương khẩn cấp áp dụng biện pháp ngăn dịch tả lợn châu Phi lây lan diện rộng.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến cho biết, đến nay bệnh ASF đã xảy ra tại 20 xã ở 13 huyện của các tỉnh thành: Hưng Yên, Thái Bình, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hà Nam.
Tổng số lợn bị mắc bệnh và tiêu hủy là gần 2.350 con (với tổng trọng lượng tiêu hủy hơn trên 172,5 tấn) và đã gây ra tổn thất hàng chục tỷ đồng.
Trong đó, địa phương mới nhất là Hà Nam, bệnh ASF được phát hiện tại một hộ chăn nuôi lợn rừng tại xã Văn Xã, huyện Kim Bảng. Toàn bộ 15 con lợn dương tính với bệnh đã được xử lý tiêu hủy bằng phương pháp chôn. Cục Thú y phối hợp với địa phương tổ chức xử lý tiêu hủy toàn bộ đàn lợn, áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo quy định.
Ngoài ra, Cục Thú y đã tổ chức lấy tổng cộng 388 mẫu của 98 hộ nuôi lợn xung quanh các hộ có lợn bệnh để xét nghiệm. Kết quả đã phát hiện đại đa số lợn của các hộ xung quanh âm tính, có một số hộ có lợn dương tính đã được chính quyền và các cơ quan chuyên môn thú y xử lý tiêu hủy ngay lập tức.
Theo Thứ trưởng Tiến, một trong những nguyên nhận khiến dịch lây lan là việc sáp nhập cơ quan thú y cấp huyện thành trung tâm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp, nhưng việc tổ chức triển khai các nhiệm vụ phòng, chống dịch bệnh động vật bị trì trệ, không hiệu quả, có nhiều tồn tại, bất cập.
Trong đó, các cơ sở không tổ chức chủ động giám sát, kịp thời nắp bắt thông tin và báo cáo tình hình dịch bệnh, không tổ chức thực hiện việc vệ sinh, tiêu độc khử trùng, không triển khai tiêm phòng vắc xin, không xử lý các trường hợp vi phạm...
Trong khi đó, giá hỗ trợ hộ chăn nuôi có lợn buộc phải tiêu hủy theo quy định hiện nay là 38.000 đồng/kg lợn hơi, thấp hơn so với giá thị trường; nhiều nơi chỉ hỗ trợ khoảng 27.000 đồng/kg. Thời gian hỗ trợ kéo dài nhiều tháng; thủ tục hỗ trợ vướng mắc... nên dẫn đến người dân bán chạy lợn bệnh, lợn nghi bệnh.
Còn Bộ trưởng NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi không lây sang người, gia cầm, nhưng rất nguy hiểm, vì lợn mắc bệnh chết rất nhanh và không có vaccine.
"Các giải triển khai phải tổng hợp, phòng là chính, xây dựng dịch bản với dịch lan ra diện rộng. Tránh hoảng loạn, bán tháo bán chạy, hoặc người dân e ngại không ăn thịt lợn nữa là cũng chết"- Bộ trưởng Cường nói.
Tiêu hủy lợn mắc bệnh dịch tả lợn châu Phi ở Thanh Hóa
Bộ trưởng Cường cũng đề nghị các bộ ngành, địa phương siết toàn bộ vùng biên giới, vì nếu lan toả toàn tuyến, toàn ổ nhỏ lẻ sẽ cực kỳ nguy hiểm. Có phương án ngăn ngừa dịch xâm nhiễm qua hải cảng, sân bay.
Về hỗ trợ bà con có lợn bị tiêu hủy, Bộ trưởng Cường cho rằng, cần tương thích với giá thị trường, chẳng hạn giá của lợn cái phải khác... "Hỗ trợ phải tức thì, chứ không chờ mấy tháng sau, đau đẻ không thể chờ sáng trắng, nguồn hỗ trợ từ dự phòng thiên tai dịch bệnh, bà con tránh bán tháo, mới hạn chế được dịch lây lan"- Bộ trưởng Cường nói.
Tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ NN&PTNT, các bộ ngành, các địa phương triển khai khẩn cấp các biện pháp phòng chống dịch theo Công điện của Thủ tướng; làm tốt thông tin truyên truyền, để người dân nắm rõ sự nguy hiểm của dịch bệnh, hạn chế dịch bệnh la ra diện rộng.
Phó Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương huy động hệ thống chính trị vào cuộc, có biện pháp hỗ trợ phòng chống dịch, hỗ trợ người chăn nuôi trong phạm vi của địa phương.
Các địa phương tuyên truyền, động người chăn nuôi cam kết và thực hiện 5 không: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ thịt lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn chết ra môi trường; không sử dụng thức ăn dư thừa chưa qua xử lý nhiệt để chăn nuôi lợn.
Dự kiến, Thứ 2 tuần tới (ngày 4/3), Chính phủ sẽ tổ chức hội nghị trực tuyến về chỉ đạo chống dịch tả lợn châu Phi với 63 tỉnh thành.
PHẠM ANH
Theo TPO
Nghệ An lên "kịch bản" chủ động ngăn bệnh dịch tả lợn châu Phi Sau khi nhận được thông tin địa phương giáp ranh Nghệ An là tỉnh Thanh Hóa phát hiện ổ dịch tả lợn Châu Phi, mới đây UBND tỉnh Nghệ An và người chăn nuôi đã lên phương án, triển khai các giải pháp cấp bách phòng chống và ngăn chặn mầm nhiễm bệnh dịch tả lợn Châu Phi vào địa bàn. Trước diễn...