Bất ngờ chủ nhà sáng tạo cáp treo ‘cây nhà lá vườn’ để đi qua sông cực lạ, dân mạng ‘tròn mắt’
Cách sáng tạo cáp treo này mặc dù chưa thật sự an toàn nhưng được đánh giá là đôc đáo, mới mẻ.
Ở miền Tây sông nước, chuyện kênh, rạch bao quanh nhà là hình ảnh bình thường. Kênh, rạch có tác dụng đi lại bằng đường thuỷ nhưng cũng có bất tiện cho các gia đình muốn ra ngoài đường lớn. Trước đây, các cây cầu khỉ tạm bợ được bà con dựng lên giúp thuận lợi di chuyển. Tuy nhiên, đây là kiểu cầu không an toàn và không còn phù hợp trong cuộc sống hiện nay. Ngày nay, ngoài các cây cầu bê tông chắc chắn được xây dựng thì còn có cách sáng tạo độc lạ mới.
Mới đây, một cư dân mạng chia sẻ hình ảnh về một gia đình sáng tạo kiểu đi từ nhà ra đường qua một con sông nhỏ bằng thiết bị cáp treo tự chế. Nói cáp treo thì có vẻ ngoài hoành tráng, nhưng không phải thiết kế hiện đại như các cáp treo ở khu du lịch. Ở đây cáp treo chỉ là treo lên một ròng rọc có thể di chuyển từ trong ra phía ngoài, chỗ đứng chỉ là hộp gỗ được tạo nên từ những vật liệu đơn giản.
Cô gái chia sẻ hình ảnh cho rằng nếu có thiết bị này tại nhà chắc chắn sẽ kiếm cớ đi qua đi lại suốt ngày. Mặc dù cách thiết kế đơn giản, song đa số ý kiến đánh giá cao ý tưởng này và cho rằng hoàn toàn phù hợp trong điều kiện phải đi qua một con sông ngay trước cửa.
Việc bắt một cây cầu nho sẽ an toàn hơn nhưng chi phí sẽ lớn, còn làm cầu khỉ có thể nhanh chóng nhưng lại không mấy đảm bảo, nhất là khi phải chở đồ vật nặng.
Theo hình ảnh được chia sẻ, chỉ trong ít giây, chiếc ròng rọc chuyển động đã đưa người và đồ vật từ phía này sang bờ bên kia một cách nhanh chóng. Tuy vậy, một số ý kiến khuyên nên bao bọc xung quanh bằng các lớp bảo vệ, giữ an toàn tránh bị rơi xuống sông.
” Sức sáng tạo của con người là vô biên, gia đình này quá thông minh, chi phí đầu tư cũng không lớn mà đảm bảo an toàn hơn đi cầu khỉ nữa” , một cư dân mạng cho hay.
Một người khác cho rằng: ” Nhìn cũng đảm bảo nhưng mà nên chắn bốn phía để nếu có trẻ con đứng sẽ đảm bảo an toàn, chứ nếu đứng thế này rơi xuống sông thì nguy hiểm quá”.
Bất ngờ trước cách "sang chảnh" nông dân Chi Lăng dùng để vận chuyển na núi đá, nhìn tận mắt từng quả càng choáng hơn
Những cáp treo tự chế để vận chuyển na Đồng Bành là một sáng tạo giúp người dân đỡ vất vả hơn. Ở một số vườn có vị trí không thuận lợi, người thu hoạch sẽ phải đi bộ đưa na xuống núi.
Khoảng tháng 7 đến tháng 9 là mùa thu hoạch na. "Hoa hậu" của vùng na miền Bắc, ấy chính là na Đồng Bành. Na Đồng Bành được trồng trên vách núi đá cao vút, chắt chiu những khoảng đất ở giữa các vách đá lởm chởm. Khi xưa, người nông dân phải đi bộ lên núi cao để hái na, rồi lại đi bộ, gánh trên lưng những thúng na đang độ chín xuống chân núi bán.
Ở một số vườn có địa điểm thuận lợi, người dân đã chế tạo ra những chiếc "cáp treo" dành riêng để vận chuyển na từ trên cao xuống gần tận chân núi, khiến việc thu hoạch bớt nhọc nhằn hơn. Một clip dài hơn 1 phút quay lại cảnh na Đồng Bành "đu dây" từ trên núi xuống đang khiến dân mạng hết sức thích thú.
Theo đó, ở trên vườn na sẽ có những người hái na bỏ vào thúng, rồi máng vào dây tời, để cho na trượt trên "cáp treo" xuống bãi tập kết gần chân núi. Một người sẽ đợi sẵn để đón và gỡ thúng na ra.
Na Đồng Bành được vận chuyển theo cách "sang chảnh". (Ảnh cắt từ clip)
Để bảo đảm đường dây vận chuyển được trơn tru, người phụ trách đón na sẽ sắp xếp các thúng na vào chỗ trống, không cản đường cáp treo. Sau khi sẵn sàng, người này sẽ gõ hai tiếng vào dây tời để báo hiệu cho người bên vườn tiếp tục đưa na sang.
Người đón na có "mật hiệu" riêng để thông báo cho vườn đưa na xuống tời. (Ảnh cắt từ clip)
Sau khi nhận được vài thúng, người đón na sẽ khiêng từng quanh gánh để đưa xuống chân núi. Thường thì na sẽ được phân loại sẵn loại chín và còn ương, to và nhỏ từ đầu vườn, rất dễ để buôn bán. Na Đồng Bành rất mềm, rất dễ dập, thâm, nên từ việc kéo tời cho đến khiêng xuống, người đón na đều rất nhẹ nhàng. Đúng là nâng như nâng trứng, hứng như hứng... na.
Na Đồng Bành trên các vườn đỉnh núi được vận chuyển xuống chân núi rất nhịp nhàng. (Ảnh cắt từ clip)
Cách vận chuyển sáng tạo và "sang chảnh" này góp phần giúp người nông dân đỡ vất vả hơn khi vận chuyển na Đồng Bành đặc sản. Có thể thấy, chính người dân, trong quá trình lao động sản xuất mới tìm ra cách giúp công việc của mình thuận tiện hơn. Điều này cũng giúp bảo quản quả đặc sản tốt hơn so với việc mang vác thủ công.
Na Đồng Bành có đặc trưng là mắt hồng, quả to, tròn căng. Có những quả "cực phẩm" còn xấp xỉ 1kg/quả. Khi chín, na Đồng Bành có vị ngọt sắc, ít hạt, hương thơm rất đặc trưng mà không vùng nào có được. Loại trái cây này là niềm tự hào của người Chi Lăng, Lạng Sơn.
Những quả na sinh trưởng từ núi đá khô cằn có chất lượng tuyệt vời, có quả to xấp xỉ 1kg.
Dùng cáp treo trên cao để vận chuyển đặc sản núi đá Lạng Sơn. (Clip: Du lịch ẩm thực Lạng Sơn)
Lý do bất ngờ việc du khách không thể trekking "nóc nhà của miền Nam" Được mệnh danh là "nóc nhà của miền Nam", núi Bà Đen hội tụ đầy đủ những yếu tố thu hút khách du lịch như cảnh tượng hùng vĩ hay có cả sự mạo hiểm đầy kích thích. Chính vì thế mà nơi này đã quyến rũ không ít những đôi chân ưa khám phá trong suốt nhiều năm trở lại đây. Trước...