Bất ngờ chiếc trực thăng bay cứu hộ 2.000km Trường Sa-TPHCM
Chiếc máy bay của Trung đoàn 917 (Sư đoàn 370) vừa cứu hộ chiến sĩ từ Trường Sa về TP HCM là một trong những phiên bản trực thăng đa năng Mi-171 mới nhất.
Hôm qua (21/8), trực thăng của Trung đoàn 917, Sư đoàn không quân 370 đã thực hiện một chuyến bay “cực kỳ đặc biệt”, bay liên tục 8 tiếng (qui định mỗi lần bay chỉ được 7 tiếng) vượt hơn 2.000km trên biển ở độ cao 1.500m trong điều kiện thời tiết không thuận lợi để cứu hộ một chiến sĩ bị thương nặng trong khi làm nhiệm vụ từ đảo Song Tử Tây, quần đảo Trường Sa về TP HCM an toàn. Điều đáng lưu tâm về mặt trang bị, đó là một chiếc trực thăng đa năng Mi-171E – một trong những phiên bản hiện đại nhất của dòng máy bay trực thăng đa năng Mi-8/17 huyền thoại. Ảnh: báo Tuổi Trẻ
Trong biên chế lực lượng không quân trực thăng – Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay có tới hàng chục chiếc trực thăng đa năng Mi-8/17. Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh phiên bản trực thăng Mi-171E của Việt Nam. Ảnh: báo Phòng không – Không quân
Mi-171E là một trong những phiên bản trực thăng Mi-171 hiện đại nhất và mới nhất hiện nay. Ảnh: báo Phòng không – Không quân
Cận cảnh cabin lái với các bảng điều khiển đơn giản của dòng trực thăng đa năng Mi-171E.
Cận cảnh bên trong khoang hành khách trực thăng Mi-171E.
Video đang HOT
Mi-171E có khả năng chở 24 người hoặc 12 cáng cứu thương hoặc 4 tấn hàng hóa trong thân.
Thiết kế cửa hậu trực thăng Mi-171E.
Mi-171E có thể lắp hệ thống dây tời phục vụ cứu hộ khi cần.
Kíp lái của Mi-171E gồm 3 người: Hai phi công và một thợ máy.
Kíp lái của Mi-171E gồm 3 người: Hai phi công và một thợ máy.
Trực thăng Mi-171E trang bị cặp động cơ tuốc bin trục VK-2500-03 hoạt động ở nhiệt độ khắc nghiệt -58 tới 50 độ C.
Máy bay đạt tốc độ tối đa tới 280km/h, tốc độ hành trình tới 260km, tầm bay 800km với thùng nhiên liệu trong thân và xa hơn nữa với thùng nhiên liệu gắn ngoài, trần bay 6.000m. Nhìn chung, so với họ trực thăng Mi-8 thì tầm bay, tốc độ bay của Mi-171E xa hơn và nhanh hơn.
Ngoài Việt Nam thì hiện còn có Uganda, Argentina và Trung Quốc là đang sử dụng trực thăng đa năng Mi-171E. Trong đó, Trung Quốc là quốc gia sử dụng loại máy bay này nhiều nhất với số lượng đến 52 chiếc.
Theo Kiến Thức
Việt Nam sẽ có thêm hai trung đoàn trực thăng chiến đấu hiện đại
Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam hiện có trong biên chế 25 máy bay trực thăng rất hiện đại, khi chiến tranh xảy ra sẽ trở thành hai trung đoàn không quân chiến đấu.
Thượng tướng Lê Hữu Đức, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã cho biết như vậy tại diễn đàn quốc hội khi cung cấp và giải đáp những thông tin về khả năng, nhiệm vụ quốc phòng phối hợp với kinh tế và tình hình các doanh nghiệp quốc phòng hiện nay.
Cụ thể, hiện tại Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam (Binh đoàn 18) đang vận hành phi đội trực thăng hỗn hợp gồm nhiều chủng loại do châu Âu và Nga sản xuất, trong đó có những dòng được đánh giá tối tân bậc nhất thế giới vào thời điểm hiện tại như AW189 do AgustaWestland sản xuất; Super Puma AS 332L2, EC225 của Eurocopter; hay Mi-17-1V, Mi-172 mua từ Nga...
Trực thăng AW189 của Tổng Công ty Trực thăng Việt Nam
Đáng chú ý, mặc dù đang được khai thác cho mục đích thương mại nhưng khi cần thiết, các máy bay trực thăng trên hoàn toàn đủ khả năng mang theo vũ khí để triển khai trong các nhiệm vụ chiến đấu, đặc biệt là các dòng trực thăng do Nga sản xuất như Mi-17-1V.
Trực thăng Mi-17 mang 6 bình rocket UB-32-57 tham gia diễn tập bắn ném, đây là cấu hình hoàn toàn có thể áp dụng trên Mi-17-1V của Binh đoàn 18
Tương tự như vậy với các loại trực thăng châu Âu, EC-225 hay EC-155B chính là bản dân sự của EC725 Super Cougar và AS565 Panther, hay thậm chí AW189 cũng có biến thể quân sự là AW149.
Tuy rằng bổ sung thêm chức năng hoàn chỉnh để trở nên tương đương với các trực thăng chiến đấu đang phục vụ trong không quân hay hải quân nhiều quốc gia khác là công việc khá phức tạp, ví dụ như phải tích hợp radar, thiết bị dẫn bắn cho tên lửa... nhưng vẫn không phải là điều quá tầm tay.
Trong trường hợp cấp bách, cần huy động gấp lực lượng chúng vẫn đủ sức mang thêm súng máy, rocket hay chí ít là được huy động cho công tác trinh sát, tìm kiếm cứu nạn...
Trực thăng EC725 mang tên lửa hành trình chống hạm Exocet, đây có thể là hình mẫu đối với EC225 Việt Nam khi được điều động sang phục vụ chiến đấu
Chính sách xây dựng các doanh nghiệp lưỡng dụng, thời bình sản xuất kinh doanh, huấn luyện dự bị động viên, nhưng khi chiến tranh xảy ra thì những công ty, tập đoàn kinh tế này sẽ chuyển đổi thành các đơn vị chiến đấu để phục vụ chiến trường là hướng đi đúng đắn và vẫn đang tỏ ra là mô hình phát huy hiệu quả cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Kế thừa đường lối "Ngụ binh ư nông" của cha ông trong thời kỳ hiện đại bằng một đội quân công tác vừa sản xuất kinh doanh, vừa huấn luyện sẵn sàng chiến đấu là vô cùng sáng tạo độc đáo, có tác dụng xây dựng một lực lượng mạnh mà không gây áp lực lên ngân sách quốc phòng. Do vậy hướng đi trên vẫn cần được nhân rộng trong thời gian tới.
(Theo Soha News)
Giấc mơ bay Không phải là người đầu tiên tự chế tạo máy bay tại Việt Nam, nhưng ông Bùi Hiển (ngụ Bình Dương) lại tự tin rằng, chiếc trực thăng của ông sẽ là máy bay "Made in Vietnam" đầu tiên được phép bay trên vùng trời Việt Nam và sẽ được đưa vào sản xuất đại trà. Ông Bùi Hiển đang tập lái máy...