Bất ngờ chỉ số IQ của gã sát nhân bệnh hoạn nhất nước Đức
Joachim Kroll được biết là gã sát nhân hàng loạt khét tiếng nước Đức khi sát hại 14 nạn nhân một cách tàn bạo và đáng sợ. Dù chỉ số IQ chỉ 76 nhưng gã khiến cảnh sát mất nhiều thời gian để bắt.
Là sát nhân hàng loạt khét tiếng nước Đức, Joachim Kroll (1933 – 1991) được biết với các biệt danh như “kẻ ăn thịt người Duisburg”, “kẻ săn mồi vùng Ruhr”.
Theo các chuyên gia về tâm lý tội phạm học, kẻ giết người hàng loạt Kroll không hề thông minh khi có chỉ số IQ là 76. Mức này thấp hơn của người bình thường với chỉ số IQ từ 85 – 124.
Mặc dù không thông minh nhưng Kroll lại có thủ đoạn gây án vô cùng tàn ác và đáng sợ. Gã sát nhân khiến cảnh sát mất nhiều thời gian mới xác định được danh tính. Sau hơn 20 năm gây án, cảnh sát mới bắt được Kroll.
Kroll là con út trong một gia đình thợ mỏ có 8 người con ở Hindenburg, vùng Upper Silesia, Đức (nay thuộc Ba Lan). Ngay từ khi còn nhỏ, gã có sức khỏe kém và học hành không đến nơi do chỉ số IQ thấp. Vào năm 15 tuổi, y mới học đến lớp 4.
Vào năm 1955, mẹ của Kroll qua đời trở thành cú sốc tinh thần lớn đối với y. Vì vậy, 3 tuần sau khi mẹ mất, gã thực hiện vụ giết người đầu tiên.
Nạn nhân của y đều là phụ nữ và trẻ em. Kroll gây án với thủ đoạn hết sức rùng rợn. Sau khi nắm rõ tình hình về “con mồi”, gã bất ngờ tấn công nạn nhân ở nơi vắng vẻ, cưỡng bức rồi bóp cổ nạn nhân đến chết.
Không chỉ giết người, gã sát nhân bệnh hoạn còn khiến dư luận bàng hoàng khi ăn thịt đồng loại trước khi xóa dấu vết ở hiện trường khiến cảnh sát gặp nhiều khó khăn trong điều tra.
Mặc dù có chỉ số IQ thấp nhưng gã đánh lừa được cảnh sát khi 5 người đàn ông khác bị cảnh sát điều tra vì tình nghi gây ra những vụ án mạng do Kroll thực hiện.
Vào năm 1976, cảnh sát cũng tìm ra danh tính của Kroll và bắt giữ y về những tội ác đã gây ra. Tại cơ quan điều tra, gã thừa nhận giết 14 người.
Một số người cho rằng số nạn nhân bị Kroll giết có thể nhiều hơn vì gã kém không minh nên quên một số vụ. Phiên tòa xét xử gã kéo dài 3 năm từ năm 1979 – 1982. Cuối cùng, tòa tuyên án tù chung thân đối với Kroll. Vào ngày 1/7/1991, gã chết trong tù sau khi lên cơn đột quỵ.
Mời độc giả xem video: Đà Nẵng điều tra vụ giết người rồi chôn xác nhiều lần. Nguồn: VTC14
Cá chết hàng loạt trên sông Yellowstone
Các nhà chức trách động vật hoang dã đang điều điều tra nguyên nhân gây ra cái chết của hàng trăm con cá trắng núi trên sông Yellowstone.
Theo Cơ quan phụ trách Công viên, Động vật hoang dã và Cá bang Montana (FWP), báo cáo về cá chết bắt đầu từ cuối tháng 8 và kể từ đó, các nhà sinh vật học đã tiến hành khảo sát thực tế để đánh giá tình hình.
Chỉ sau vài ngày tìm kiếm trên một số khúc sông, FWP đã phát hiện khoảng 200 xác cá trắng núi (Prosopium williamsoni), trong đó có ít nhất 149 con ở khu vực hạ lưu Livingston, 38 con ở thượng nguồn Livingston và 7 con khác ở thượng nguồn Big Timber.
Xác cá trắng núi dạt vào bờ sông Yellowstone. Ảnh: FWP.
Nguyên nhân gây ra cái chết hàng loạt của các con vật hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các nhà chức trách nghi ngờ cá trắng núi bị tấn công bởi một loại ký sinh trùng trong nước gây bệnh thận đa nang (PKD). FWP đang làm việc với các cơ quan khác để gửi mẫu đi xét nghiệm. Điều này sẽ cho phép họ xác định PKD có phải là nguyên nhân hay không.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục theo dõi các điều kiện trên sông Yellowstone. Vào thời điểm này, không có khu vực của con sông hay phụ lưu của nó bị đóng cửa", FWP cho biết.
Các đợt bùng phát PKD trên sông Yellowstone đã được báo cáo nhiều lần trong những năm gần đây. Bệnh đặc trưng bởi tình trạng thận bị viêm nặng và thiếu máu. Các dấu hiệu thường chỉ phát triển sau khi nhiệt độ nước tăng vượt mức 15 độ C trong một thời gian dài.
Năm 2016, hàng nghìn con cá trắng núi đã chết do nhiễm PKD trên sông Yellowstone, đoạn giữa Emigrant và Springdale, dẫn đến việc đóng cửa hơn 290 km sông. Các nhà chức trách giải thích việc tạm ngừng hoạt động đánh bắt cá và đi thuyền bè trên sông sẽ làm giảm nguy cơ lây lan của ký sinh trùng.
Ký sinh trùng gây bệnh PKD mang trên mình một loại virus có tên là Tetracapusloides bryosalmonae. Chúng không phải sinh vật đặc hữu ở sông Yellowstone. Nghiên cứu vào năm 2016 cho thấy virus phân bố rộng rãi, làm dấy lên lo ngại dịch bệnh có thể lan truyền ngược dòng chảy đến Vườn Quốc gia Yellowstone.
Nghĩa trang mafia độc đáo ở Nga Dù đã nằm dưới 3 tấc đất, những tay 'anh chị' quá cố sừng sỏ nhất khu tưởng niệm Shirokorechenskoe vẫn hiện hữu theo cách rất đặc biệt. Là một trong những khu công nghiệp mũi nhọn ở Nga, không phải ai cũng biết rằng Yekaterinburg từng là nơi tranh chấp khét tiếng của giới mafia xứ sở Bạch Dương. Ngoài quy hoạch...