Bất ngờ, chi phí sống ở Lai Châu vượt cả Hà Nội và TP HCM
Theo Tổng cục Thống kê, giá cả hàng hóa dịch vụ ở tỉnh miền núi Lai Châu trong năm 2015 đắt nhất nước.
Tổng cục Thống kê cho biết, trong năm vừa qua, Lai Châu là địa phương có chỉ số giá sinh hoạt theo không gian cao nhất cả nước, bằng 100,3% so với con số 100% của Hà Nội.
Nguyên nhân khiến Lai Châu đắt đỏ hơn các địa phương khác là vì đây là tỉnh miền núi có điều kiện kinh tế, sản xuất và đi lại khó khăn, sản xuất tại chỗ không nhiều, phải vận chuyển từ xuôi lên, đường sá đi lại khó khăn, chi phí vận tải chiếm quá cao khiến giá các mặt hàng tăng.
Tỉnh miền núi Lai Châu có giá cả dịch vụ hàng hóa đắt hơn cả thủ đô Hà Nội. (Ảnh minh họa: Internet)
Chỉ số sinh hoạt theo không gian (SCOLI) là một chỉ tiêu thống kê quốc gia, phản ánh xu hướng và mức độ biến động giá sinh hoạt giữa các vùng, địa phương trong một thời gian nhất định (thường là một năm).
Video đang HOT
Theo số liệu này, vùng Trung du & Miền núi có chỉ số cao nhất (104,77%) Đồng bằng Sông Hồng là 100%, trong đó, các tỉnh có giá hàng hóa và dịch vụ đắt đỏ sau Lai Châu là Sơn La (99,27%), Lào Cai (99,02%) và Điện Biên (98,85%).
Nguyên nhân là do Vùng Trung du và miền núi phía Bắc có tới 10 tỉnh tăng dịch vụ giáo dục với mức tăng từ 0,52% đến 19,05%, trong khi đó vùng Đông Nam Bộ chỉ có 3 tỉnh tăng học phí là Bình Phước, Bình Dương và Tp.HCM với mức tăng từ 1,64% đến 8,26%. So với vùng Đồng bằng sông Hồng (bằng 100%), chỉ số SCOLI của vùng Trung du và miền núi phía Bắc là 104,77%.
Như vậy, nếu so sánh về mức thu nhập bình quân trên người của Trung du và Miền núi phía Bắc với Đồng bằng Sông Hồng, thì người dân các tỉnh vùng núi đang phải dùng các hàng hoá, dịch vụ có giá đắt đỏ nhất cả nước./.
Giá cả sinh hoạt ở Tây Bắc đắt đỏ nhất nước
Đó là kết quả điều tra 5 năm qua (2010-2015) của Tổng cục Thống kê về chỉ số giá sinh hoạt theo không gian (SCOLI).
Theo_VOV
Người bị bệnh rối loạn đông máu Hemophilia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn
TP HCM số bệnh nhân Hemophilia phát hiện mới khoảng trên 80 người mỗi năm. Chi phí thuốc điều trị khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng/tháng
Sáng 24/3, Bệnh viện Truyền máu và huyết học TP HCM ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác với công ty Baxalta có trụ sở tại Singapore về nâng cao công tác chăm sóc bệnh Hemophilia tại miền Nam Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, phía đối tác ở Singapore sẽ hỗ trợ bệnh viện thực hiện chuẩn hóa các tiêu chuẩn chẩn đoán và điều trị bệnh rối loạn đông máu Hemophilia tại miền Nam Việt Nam; phát triển Trung tâm điều trị bệnh Hemophilia tại Bệnh viện và các đơn vị điều trị vệ tinh với mục tiêu giảm tải ở các tuyến trung ương; tư vấn để cải thiện chất lượng và an toàn của quá trình thu thập, cung cấp huyết tương ở Việt Nam.
Ngoài ra, cả hai bên sẽ thực hiện vận động cải thiện chính sách chăm sóc cho bệnh nhân Hemophilia dựa trên các chứng cứ y học tại phía Nam Việt Nam.
Bệnh nhân Hemophilia cần BHYT chi trả yếu tố đông máu dự phòng.
Công ty Baxalta Singapore và Bệnh viện Truyền máu huyết học TP HCM sẽ phối hợp chặt chẽ để nâng cao nhận thức về căn bệnh rối loại đông máu - Hemophilia trong nhóm dân số có nguy cơ cao, bao gồm bệnh nhân Hemophilia và những người chăm sóc.
Số lượng bệnh nhân bị rối loạn đông máu Hemophilia trên cả nước là trên 2.300 trường hợp và mỗi năm đều tăng.
Tại TP HCM, số bệnh nhân Hemophilia phát hiện mới khoảng trên 80 người mỗi năm. Chi phí thuốc điều trị khoảng từ 50 đến 70 triệu đồng/tháng. Do nhận thức về bệnh này ở nước ta còn hạn chế nên chỉ có khoảng 22% bệnh nhân được phát hiện và điều trị nhưng hầu hết là quá muộn, dẫn đến chảy máu nhiều, thậm chí tử vong hoặc tàn phế từ những chấn thương nhỏ do va chạm hàng ngày. Nếu không được điều trị sớm, đầy đủ và kịp thời, hầu hết người bệnh sẽ bị chảy máu tái phát nhiều lần gây đau đớn, dẫn tới tàn tật, thậm chí chết sớm.
Bác sĩ Phù Chí Dũng, Giám đốc Bệnh viện Truyền máu và Huyết học TP HCM cho biết, thông qua việc hợp tác này, người bệnh rối loạn đông máu Hemophilia sẽ được hỗ trợ nhiều hơn về y tế: "Chi phí điều trị được người bệnh quan tâm nhất. Hiện tại trên thế giới người ta đã điều trị bằng yếu tố 8 và 9 tái tổ hợp chứ không phải là đậm đặc nữa. Sắp tới có thể điều trị bằng yếu tố tái tổ hợp thời gian kéo dài nên sẽ càng đắt hơn.
Hiện tại nếu Bảo hiểm y tế chi trả 80% thì chi phí điều trị vẫn còn rất cao. Vì thế, nếu được thì Bảo hiểm y tế nên chi trả 100% chi phí cho bệnh nhân này".
Theo_VOV
Hà Nội, Sài Gòn đắt đỏ thứ mấy trên thế giới? Singapore lại một lần nữa được đánh giá là thành phố đắt đỏ nhất thế giới theo khảo sát Chi phí sống toàn cầu 2016 của Cơ quan đặc vụ kinh tế (EIU). Các thành phố đứng sau Singapore lần lượt là Zurich, Hong Kong, Geneva và Paris. London là thành phố đắt đỏ thứ 6 trên thế giới trong khi New York...