Bất ngờ 10 tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất thế giới
Trong top 10 tàu đổ bộ tấn công mạnh nhất thế giới thì Mỹ chiếm 2 chiếc, Nhật đến 3 chiếc, còn lại là Pháp, Tây Ban Nha, Anh…không có chiếc nào tới từ Nga.
Đứng thứ 10 là tàu đổ bộ tấn công lớp Osumi của Nhật Bản với lượng giãn nước toàn tải 13.000 tấn. Osumi có thể mang theo 10 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 330 binh sĩ. Ngoài ra, tàu có thể chở 2 tàu đổ bộ đệm khí để vận chuyển trang bị kỹ thuật và binh lính vào bờ. Boong tàu đủ chỗ cho 4 trực thăng hoạt động.
Đứng thứ 9 là tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga, Nhật Bản với lượng giãn nước 19.000 tấn. Hyuga sở hữu khả năng đổ bộ và phòng vệ mạnh mẽ với 16 ống phóng thẳng đứng Mk 41 có thể bắn tên lửa phòng không RIM-162 ESSM hoặc tên lửa chống ngầm RUM-139 VL.
Đứng thứ 8 là Izumo cũng của Lực lượng phòng vệ Nhật Bản. Với lượng giãn nước lên tới 27.000 tấn nên tàu có thể mang theo 14 trực thăng các loại. Boong tàu Izumo đủ lớn để F-35B hoặc MV-22 Osprey cất – hạ cánh thẳng đứng.
Đứng thứ 7 trong danh sách là HSM Ocean của Hải quân Hoàng gia Anh. Tàu có lượng giãn nước toàn tải 21.760 tấn, có thể chở 480 thủy quân lục chiến hoặc 40 xe quân sự hạng nhẹ. Boong tàu có 6 điểm hạ cánh cho trực thăng. Nhà chứa trên HMS Ocean có thể mang theo tối đa 12 trực thăng các loại.
Đứng thứ 6 là Dokdo của Hàn Quốc với ưu thế vượt trội so với các tàu Nhật Bản hay Anh mặc dù lượng giãn nước nhỏ hơn. Dokdo có thể chở 700 thủy quân lục chiến, 10 xe tăng chiến đấu chủ lực hoặc 7 xe thiết giáp chở quân cùng 2tàu đổ bộ đệm khí chuyên chở binh sĩ và thiết bị kỹ thuật. Boong tàu có 5 điểm hạ cánh cho trực thăng.
Video đang HOT
Mistral, tàu chiến lớn thứ 2 của Hải quân Pháp xếp thứ 5, với khả năng đổ bộ tấn công đáng nể. Mistral có thể chở 450 – 900 binh lính, 40 xe tăng chiến đấu chủ lực cùng 4 tàu đổ bộ cơ giới hoặc 2 tàu đổ bộ khí đệm cho nhiệm vụ chuyên chở binh lính và trang thiết bị. (Ảnh chụp tàu Tonnerre, 1 trong 3 tàu đổ bộ lớp Mistral của HQ Pháp cập cảng Cam Ranh trong chuyến thăm VN từ 2-6/5/2016 vừa qua)
Juan Carlos I của Tây Ban Nha xếp thứ 4 với lượng giãn nước 27.000 tấn. Juan Carlos I có thể triển khai hoạt động 8 máy bay chiến đấu cất – hạ cánh thẳng đứng AV-8B Harries. Tàu có thể chở 900 thủy quân lục chiến, 42 xe tăng chiến đấu chủ lực Leopard.
HMAS Canberra của Hải quân Úc xếp thứ 3 và là tàu chiến lớn nhất của hải quân nước này. Với lượng giãn nước toàn tải 27.500 tấn, nó có thể chở 1.125 thủy quân lục chiến, 45 xe tăng chiến đấu chủ lực. HMAS Canberra có thể triển khai hoạt động tiêm kích thế hệ 5 F-35B trong tương lai.
Được mệnh danh là cá sấu thép, tàu đổ bộ tấn công Wasp của Hải quân Mỹ đứng thứ 2 với lượng giãn nước toàn tải tới 41.150 tấn. Wasp có thể chở 1.900 binh sĩ, 61 xe thiết giáp; ba tàu đổ bộ khí đệm hoặc 12 tàu đổ bộ cơ giới để chở quân và phương tiện. Boong tàu có thể mang theo 42 trực thăng các loại.
Đứng đầu danh sách là tàu đổ bộ tấn công lớp America cũng của Hải quân Mỹ, với lượng giãn nước 45.000 tấn. Phi cơ chủ lực là tiêm kích thế hệ 5 cất – hạ cánh thẳng đứng F-35B, máy bay vận tải đa năng MV-22 Osprey. Ngoài ra, nó có thể mang theo các trực thăng vận tải, chống ngầm và tấn công khác.
Theo Kiến Thức
5 vũ khí Mỹ khiến Trung Quốc phải "phát thèm"
30 năm trước, Mỹ đã áp đặt lệnh cấm bán vũ khí cho Trung Quốc. Có thể nói đây là một khó khăn nhưng cũng là cơ hội để Trung Quốc có một ngành công nghiệp quân sự ít phụ thuộc vào nước ngoài. Quốc gia này đã đầu tư không biết mệt mỏi và đã đạt được những tiến bộ lớn trong cả ngành phát triển vũ khí hàng không và hàng hải.
Theo tạp chí National Interest, có thể nói Trung Quốc đang thu hẹp khoảng cảnh về công nghệ với Mỹ trong lĩnh vực phát triển thiết bị quân sự, tuy nhiên, từ giờ cho đến lúc họ sang bằng được khoảng cách này, vẫn có 5 vũ khí Mỹ mà quân đội Trung Quốc sẽ phải "phát thèm".
F-22 Raptor
Trung Quốc hiện cũng đang phát triển chiến đấu cơ thế hệ 5 có tên Chengdu J-20 nhưng liệu chiếc máy bay này có thể đạt đến đẳng cấp của F-22 Mỹ?
Lockheed Martin F-22 Raptor là một máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 sử dụng kỹ thuật tàng hình đầu tiên trên thế giới. Tổng cộng chỉ có 187 chiếc F-22 được chế tạo và biên chế vào lực lượng không quân Mỹ. Ban đầu Mỹ có kế hoạch mua tổng cộng 750 chiếc, tuy nhiên do giá thành quá cao và để tập trung cho phát triển F-35, Mỹ đã ngừng sản xuất F-22. Từ khi chính thức biên chế vào năm 2005 đến nay, F-22 cô độc trên đỉnh cao thế giới, bởi chưa có nước nào chính thức chế tạo thành công chiến đấu cơ thế hệ 5. Để giữ bí công nghệ, Bộ Quốc phòng Mỹ đã quyết định, F-22 sẽ không được bán ra nước ngoài, dù cho đó là đồng minh thân cận nhất.
Nếu có được F-22, Trung Quốc sẽ có thể chặn đứng các đợt tấn công của đối phương ngay từ ngày đầu chiến dịch dựa vào khả năng tàng hình và tấn công tầm xa của mẫu máy bay này.
F-35 Joint Strike Fighter
Trung Quốc đã chọn Chengdu J-10 là mẫu máy bay chủ lực trong phi đội chiến đấu cơ của mình. Đây có thể nói là một mẫu máy bay khá tốt trong 2 thập kỉ trước nhưng đến năm 2016, nó không đủ sức chống lại nhiều đối thủ trong khu vực khác như F-15 của Nhật và F-16 của Đài Loan. Chính vì vậy, nếu phải đối đầu với các chiến đấu cơ tàng hình thế hệ 5, toàn bộ phi đội J-10 sẽ thất bại nặng nề.
Nếu Mỹ và Trung Quốc là đồng minh, khó khăn trên có lẽ sẽ được giải quyết vô cùng dễ dàng bằng việc Bắc Kinh mua liền một lô chiến đấu cơ F-35.
F-35 là loại máy bay có khả năng tàng hình và thực hiện nhiều nhiệm vụ như: yểm trợ trên không, ném bom chiến thuật, và chiến đấu không đối không. Đây là các nhiệm vụ rất giống với những gì mà Trung Quốc từng mong chờ ở J-10. F-35 sẽ duy trì lợi thế cạnh tranh trong ít nhất 20 năm tới do vậy đây là sự đầu tư đáng có cho nước nào đủ điều kiện mua mẫu chiến đấu cơ không hề rẻ này.
Tàu đổ bộ trực thăng lớp Wasp
Bất chấp lời đe dọa dùng khả năng đổ bộ để chiếm lại đảo Đài Loan, Trung Quốc vẫn bị đánh giá là có khả năng yếu trong các hoạt động này. Hải quân Trung Quốc đã có bước tiến triển khi đóng được tàu đổ bộ Type 071 và sàn hỗ trợ hậu cần (MLP).
Tuy nhiên, điều mà nước này cần là một tàu đổ bộ giống với tàu lớp Wasp của Mỹ. Type 071 có sàn đỗ máy bay nhưng nó chỉ mang được 2 chiếc trực thăng. Mỗi chiếc tàu lớp Wasp của Mỹ trong khi đó mang được tới 8 trực thăng mặc dù kích thước boong tàu cũng chỉ tương đương Type 071. Ngoài ra, tàu đổ bộ Wasp cũng mang được gấp đôi số lính thủy đánh bộ và phương tiện bọc thép so với Type 071.
Trực thăng cánh quạt nghiêng V-22 Osprey
Mặc dù rất quan trọng với lĩnh vực quốc phòng nhưng ngành công nghiệp trực thăng của Trung Quốc lại đang phát triển chậm. Trực thăng vận tải tầm trung Z-8 của Trung Quốc vẫn chỉ là một bản copy không hoàn hảo của trực thăng Super Frelon do Pháp sản xuất.
Một phi đội V-22 Osprey sẽ được cho là vô cùng thích hợp với nhu cầu của Trung Quôc hiện nay. Chiếc trực thăng này có tầm hoạt động rộng, trọng tải lớn và mạnh mẽ, giúp các lực lượng của Trung Quốc phản ứng nhanh được với nhiều mối đe dọa ngay cả ở các khu vực cách xa hàng trăm km. Ngoài các ứng dụng quân sự, nó vẫn có thể sử dụng để phản ứng với thảm họa thiên nhiên và các hoạt động tìm kiếm, cứu hộ khác.
Tàu ngầm lớp Virginia
Nếu Trung Quốc thực sự muốn vươn mình ra Thái Bình Dương thì cách tốt nhất là tập trung vào phát triển tàu ngầm hạt nhân. Một hạm đội tàu ngầm hạt nhân tầm xa sẽ giúp cho hải quân nước này hoạt động được dài ngày trên biển mà không phải lo đến việc hết nhiên liệu. Tuy nhiên, các tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện nay được cho là không chỉ thua xa Mỹ mà còn không thể sánh bằng các cường quốc quân sự khác trên thế giới.
Điều này có thể được giải quyết gọn gàng nếu Trung Quốc sở hữu một hạm đội tàu lớp Virginia như của Mỹ. Chiếc tàu ngầm này có thể được sử dụng để tuần tra bí mật ở Chuỗi đảo thứ 2, đảo Guam, khu vực các quần đảo của Indonesia, giữa Thái Bình Dương và thậm chí là xa hơn nữa.
Theo Danviet
Mỹ tính điều thêm cụm tàu đổ bộ chiến đấu đến châu Á - Thái Bình Dương Thủy quân lục chiến Mỹ có kế hoạch di chuyển một trong các cụm sẵn sàng đổ bộ từ bờ tây nước này đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương trước năm 2019. Một ARG của Mỹ. Ảnh: US Navy Trong một cuộc thảo luận tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), Trung tướng John Wissler, tư...