Bắt nghi phạm lừa chạy xin dạy học
Ngày 17.3, Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Kon Tum di lý Nguyễn Huy Hậu (32 tuổi, trú thôn Tua Tem, xã Đăk Long, huyện Đăk Hà, tỉnh Kon Tum) từ Nghệ An về Kon Tum để tiếp tục điều tra làm rõ về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Nguyễn Duy Hậu bị di lý về tỉnh Kon Tum – Ảnh do Công an tỉnh Kon Tum cung cấp
Hậu nguyên là cán bộ hợp đồng của Ban Tôn giáo, Sở Nội vụ tỉnh Kon Tum.
Từ tháng 7.2012 đến tháng 1.2013, với chiêu bài chạy xin dạy học ở các trường, Hậu lừa đảo hàng loạt người ở các huyện Đăk Tô, Kon Plông, Ngọc Hồi để chiếm đoạt tổng số tiền 140 triệu đồng rồi bỏ trốn.
Ngày 10.3.2015, Công an huyện Đăk Hà ra quyết định truy nã toàn quốc đối với Hậu.
Khi phát hiện Hậu trốn ở xã Hưng Lộc (TP.Vinh, Nghệ An), Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an tỉnh Kon Tum phối hợp với Công an tỉnh Nghệ An bắt giữ.
Phạm Anh
Theo Thanhnien
Lưu manh giả danh lãnh đạo!
Chỉ trong 1 tuần vừa qua, Công an thành phố Hà Nội liên tiếp triệt phá các vụ án lừa đảo dưới hình thức hứa "chạy chức", "chạy quyền", "chạy việc". Thậm chí, các đối tượng lừa đảo còn liều lĩnh giả danh cả con Bí thư Thành ủy Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Y tế, giám đốc bệnh viện lớn ở Hà Nội...
Video đang HOT
"Xe ôm" đóng vai Thứ trưởng
Thượng tá Thành Kiên Trung - Phó trưởng phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về Trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46, Công an Hà Nội) cho biết: Thời gian gần đây, thủ đoạn lừa đảo này có dấu hiệu tăng đột biến. Trong một thời gian dài, các đối tượng mạo danh người nhà của "ông nọ bà kia" ít bị phanh phui, một phần về nạn nhân có tâm lý "ngại" hoặc "sợ bóng sợ gió".
Ngày 20-11, PC46 Công an Hà Nội đã bắt khẩn cấp đối tượng Vương Thúy Nga (39 tuổi, ở phố Nguyễn Đức Cảnh, phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Liên quan đến vụ án, cơ quan điều tra áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với Lê Thị Bích Hạnh (31 tuổi, ở phường Trương Định, quận Hoàng Mai) do đang nuôi con nhỏ.
Đây là 2 nghi phạm có hành vi giả danh cán bộ đang công tác tại Bộ Y tế, thuê người giả mạo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến và Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Bá Quyết gọi điện thoại, nhắn tin lừa đảo. Những người này hứa chạy việc để chiếm đoạt gần 5 tỉ đồng.
Một số thẻ nhân viên y tế do 2 nữ siêu lừa Vương Thúy Nga và Lê Thị Bích Hạnh làm giả để lừa đảo
Trước đó, thông qua bạn bè, Hạnh làm quen với ông Đoàn Văn Tá tự giới thiệu đang công tác tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và có khả năng xin việc cho nhiều người vào làm tại các bệnh viện và một số cơ quan công an cấp quận trên địa bàn Hà Nội.
Để tạo lòng tin, Hạnh nhờ Vương Thúy Nga đóng giả là cán bộ Phòng Kế hoạch Tổng hợp (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) và một người khác làm nhân viên của Sở Nội vụ Hà Nội để gặp gỡ, hứa hẹn xin việc. Mỗi lần gặp gỡ, Hạnh trả công cho cho người đóng giả 200.000 đồng. Hạnh còn tự khắc con dấu mang tên "Điều dưỡng Trung cấp" để đóng vào áo blue và con dấu "Bộ Y tế" để đóng vào hồ sơ xin việc, phát cho người nộp hồ sơ xin việc. Tin tưởng, ông Tá đã giao cho Hạnh 21 bộ hồ sơ xin việc cùng số tiền là 3,11 tỉ đồng.
Để ông Tá tin tưởng, Nga thuê người lái xe ôm giả mạo Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến và Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương Vũ Bá Quyết cùng thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế để trao đổi điện thoại, nhắn tin với với người đàn ông này, hứa hẹn xin việc làm.
Nga đã làm giả tổng cộng 35 thẻ nhân viên y tế tại các bệnh viện. Từ tháng 4 đến tháng 7-2014, Nga đã nhận từ ông Tá tổng cộng 39 hồ sơ xin việc làm để chiếm đoạt số tiền là 1,495 tỉ đồng.
Cùng liều như hai nữ "siêu lừa" trên, mặc dù không có việc làm ổn định, nhưng Vũ Thị Nguyệt (31 tuổi, ở xã Lam Sơn, huyện Thanh Miện, Hải Dương) rêu rao mình là cán bộ Sở Tư pháp Hà Nội rồi hứa xin việc cho một vài người để chiếm đoạt số tiền gần 100 triệu đồng.
Ngày 19-8, Công an quận Hà Đông ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Vũ Thị Nguyệt về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo cơ quan công an, do không có việc làm ổn định nên Nguyệt lên Hà Nội sống bằng nghề bán hàng rong. Trong thời gian mưu sinh ở mảnh đất Hà Thành, Nguyệt tự xưng tên là Hà đang công tác tại Sở Tư pháp Hà Nội, rồi đứng ra nhận xin việc cho ông Lại Quang Phương (ở phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân, Hà Nội). Tin tưởng, ông Phương đã đưa cho Nguyệt một bộ hồ sơ xin việc và số tiền 15 triệu đồng. Sau khi nhận được tiền, Nguyệt vứt bỏ hồ sơ vào sọt rác và sử dụng toàn bộ số tiền vào mục đích cá nhân.
Vẫn với thủ đoạn trên, Nguyệt nhận số tiền 10 triệu đồng của ông Nguyễn Văn Hà (ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) để xin việc cho con gái. Khi nhận tiền, Nguyệt hứa sẽ xin cho con gái ông Hà vào làm văn thư tại Sở Tư pháp.
Sau nhiều ngày thấy con gái vẫn chưa đi làm nên ông Hà đã gửi đơn tố cáo tới Cơ quan công an. Tiếp nhận thông tin, Công an quận Hà Đông vào cuộc điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Vũ Thị Nguyệt. Tại Cơ quan công an, Nguyệt khai bằng thủ đoạn lừa chạy việc, đối tượng này đã chiếm đoạt gần 100 triệu đồng của một số người khác.
Giả làm con Bí thư Thành ủy Hà Nội để lừa tiền
Khác hẳn với các đối tượng trên là giả danh cán bộ, Nguyễn Tiến Anh (23 tuổi, ở phường Phạm Đình Hổ, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) cả gan mang cả tên Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị để làm bình phong nhằm chiếm đoạt số tiền 15.000USD.
Đối tượng Nguyễn Tiến Anh giả danh "con trai Bí thư Thành ủy Hà Nội" để lừa tiền
Khoảng đầu năm 2013, Tiến Anh nắm bắt được thông tin Công ty Milanno Vina đang bị công an điều tra việc trốn thuế. Toàn bộ hàng hóa của công ty này, gồm: quần áo, túi xách, mỹ phẩm... gắn mác Gucci, trị giá khoảng 100 tỉ đồng đã bị cơ quan công an tịch thu, bàn giao cho UBND thành phố Hà Nội tổ chức bán đấu giá. Thấy món hời, Tiến Anh tìm đến Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội gặp Chi cục trưởng là bà Nguyễn Thị Như Mai. Tại đây, Tiến Anh giới thiệu tên là Thanh (con trai Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị), đề nghị giúp đỡ mua lô hàng thanh lý nói trên.
Tin tưởng, bà Nguyễn Thị Như Mai đã giới thiệu Tiến Anh gặp anh Hoàng Đại Nghĩa (ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) là Đội trưởng Đội Quản lý thị trường số 14 (Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội). Sau đó, anh Nghĩa hướng dẫn Tiến Anh làm thủ tục mua lô hàng thanh lý. Khi biết lô hàng nói trên sẽ được thanh lý với giá 30 tỉ đồng, Tiến Anh thấy đắt nên không mua.
Ngày 24-6-2013, Tiến Anh đang ở Singapore gọi điện cho anh Nghĩa hỏi vay 15.000USD với lý do cần tiền chữa bệnh. Tin là con Bí thư Thành ủy Hà Nội nên anh Nghĩa đồng ý cho vay.
Sáng ngày 24-6-2013, khi giao tiền, hai bên có viết giấy biên nhận. Khi biết anh Nghĩa đã gửi tiền, Tiến Anh nhờ em trai của mình là Nguyễn Nhật Anh đến tiệm vàng nhận 15.000USD. Khoảng 18giờ cùng ngày, Nguyễn Nhật Anh chuyển số tiền trên cho anh trai của mình. Số tiền này sau khi nhận được, Tiến Anh tiêu xài vào việc cá nhân.
Vào cuộc xác minh, cơ quan công an đã triệu tập Tiến Anh để làm rõ vụ việc. Ban đầu thanh niên này khai, trong quá trình đến Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, hắn quen biết Chi cục phó Nguyễn Đắc Lộc. Nghĩ Tiến Anh là con trai của ông Phạm Quang Nghị nên ông Lộc rất muốn tiếp xúc, làm quen.
Ông Lộc nhờ Tiến Anh giúp đỡ để lên chức Chi cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội. Tiến Anh đồng ý và bảo ông Lộc tạm ứng trước 15.000USD để lo công việc. Ông Lộc đồng ý và thỏa thuận với Tiến Anh là nhờ anh Nghĩa chuyển đến tiệm vàng trên phố Hà Trung.
Tuy nhiên, tại Cơ quan công an, ông Lộc khai không quen biết Tiến Anh và chưa bao giờ liên lạc với người này và khẳng định không đưa tiền cho Tiến Anh. Về sau, Tiến Anh lại thay đổi lời khai và thừa nhận nội dung anh Lộc khai tại cơ quan điều tra là đúng.
Trên đây chỉ là một số vụ án điển hình mà các đối tượng phạm tội "mượn bóng" lãnh đạo các cơ quan Nhà nước để lừa đảo. Theo một chuyên gia tâm lý học phân tích, tội phạm này có đất hoạt động cũng vì cơ chế "xin cho" và chính sách tạo công ăn việc làm thiếu minh bạch.
Thượng tá Thành Kiên Trung - Phó trưởng Phòng Cảnh sát điều tra Tội phạm về Trật tự quản lý Kinh tế và Chức vụ (PC46, Công an Hà Nội) khuyến cáo: Cách hữu hiệu nhất để nhận diện những người xưng là "con ông cháu cha" thì có thể đến tận cơ quan họ giới thiệu để xác minh thông tin.
Theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, riêng trong quý I/2014 cả nước có 21,2% thanh niên trong độ tuổi 20-24 trình độ cử nhân trở lên bị thất nghiệp. Từ chỗ dư thừa lao động, việc làm ít nên nhiều người sẵn sàng mất tiền. Nắm bắt tâm lý người dân, kẻ xấu lợi dụng để chiếm đoạt tài sản.
Theo PetroTimes
Thuê người giả mạo thứ trưởng Bộ Y tế lừa 'chạy' việc Hai nghi can lừa đảo thuê người đóng giả Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản... nhằm phục vụ việc chiếm đoạt hơn 4,6 tỷ đồng của nhiều người "chạy việc" vào ngành y. Ngày 20/11, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ Công an Hà Nội đã ra...