Bắt nghi can lừa “chạy” đăng ký xe “chính chủ”
Ngày 18.12, Công an TP. Biên Hòa (Đồng Nai) đã tạm giữ Nguyễn Hoàng Thiên Phước (tự Tèo, 29 tuổi, ngụ H.Xuân Lộc, Đồng Nai) đểđiều tra hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra, trước đây, Phước từng là giáo viên của một trung tâm dạy lái xe tại TP.Biên Hòa, nhưng đã bị sa thải, do nhiều lần nhận tiền học phí của học viên nhưng không giao nộp cho đơn vị.
Lợi dụng việc quen biết với một số cán bộ trong ngành giao thông vận tải, Phước tìm đến những người có nhu cầu thi bằng lái mô tô và ô tô, lừa sẽ lo được giấy phép lái xe để lấy tiền.
Ngày 18.12, Phước đang nhận tiền của một người dân để “chạy” bằng lái xe thì bị công an bắt quả tang.
Video đang HOT
Trước đó, Phước cũng đã nhận tiền của một người phụ nữ để giúp sang tên ô tô “chính chủ”, mà không cần tìm chủ cũ để làm hồ sơ, nhưng không thực hiện được và đã bị nạn nhân tố giác.
Theo TNO
CSGT không được phép hỏi 'xe chính chủ hay không'
Tuy chưa có chủ trương xử lý lỗi xe chính chủ, nhưng sau hơn 1 tuần triển khai Nghị định 71 tại Hà Nội, nhiều người đi đường cho biết, họ vẫn bị CSGT hỏi về việc này. Còn lãnh đạo Phòng CSGT Hà Nội khẳng định: CSGT không được phép hỏi "xe có chính chủ".
Phòng CSGT Hà Nội cho biết, nếu người dân vi phạm trên đường, CSGT chưa được hỏi xe có chính chủ hay không
Là người thường xuyên tham gia giao thông bằng ô tô trên QL 21 nên từ khi Nghị định 71 có hiệu lực (10/11), anh Nguyễn Văn Nam thường bị một số chốt trực của CSGT qua các khu vực Phú Lãm (Hà Đông), Thạch Bích (Thanh Oai) dừng xe kiểm tra.
Do xe anh đi là của anh trai để lại nên sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ (đăng ký xe, bằng lái, bảo hiểm) anh nhận thêm câu hỏi của CSGT là xe đã sang tên đổi chủ chưa.
Vì biết Nghị định 71 chưa xử lý người điều khiển phương tiện đi xe không chính chủ nên anh Nam đã trình bầy với CSGT việc này, cuối cùng CSGT đã để cho anh đi.
Tương tự, nhiều người tham gia giao thông bằng xe máy, ô tô trên các tuyến đường Nguyễn Trãi - Hà Đông và Bắc Thăng Long - Nội Bài nhiều ngày qua cũng cho biết, khi đang lưu thông trên đường họ vẫn bị một số chốt CSGT, thậm chí là cảnh sát khu vực và dân phòng chặn lại, đặc biệt về ban đêm.
"Ngoài hỏi các giấy tờ theo quy định họ hỏi tôi cả giấy tờ xe chính chủ. Cũng may xe tôi do người nhà để lại và có làm giấy tờ sang tên đổi chủ ngay sau khi mua nên không bị công an hỏi thêm gì nữa", chị Nguyễn Thị Thu, một người dân sông ở thôn Đình Thôn xã Mỹ Đình, Từ Liêm thường tham gia giao thông trên trục đường Bắc Thăng Long - Nội Bài cho biết.
Trao đổi với PV chiều qua, Đại tá Đào Vịnh Thắng, Trưởng phòng CSGT Hà Nội cho biết, từ khi Nghị định 71 có hiệu lực ngoài tuyên truyền, nhắc nhở CSGT làm nhiệm vụ trên đường chỉ xử lý các lỗi vi phạm giao thông như vượt đèn đỏ, vi phạm tốc độ, uống rượu bia khi lái xe, đi sai làn đường và dừng đỗ không đúng quy định...
"Với lỗi xe không sang tên đổi chủ Phòng CSGT Hà Nội chưa có chủ trương xử phạt và trong quá trình làm nhiệm vụ trên đường nếu người vi phạm có đầy đủ giấy tờ điều khiển phương tiện theo quy định thì chỉ xử lý các lỗi vi phạm. CSGT không được phép hỏi xe có chính chủ hay không", ông Thắng nhấn mạnh.
Chiều 19/11, Phòng CSGT Hà Nội cho biết, sau 1 tuần (từ 10 đến 18/11), Nghị định 71 có hiệu lực, Phòng CSGT đã tiếp nhận hơn 594 trường hợp đến làm thủ tục sang tên, đổi chủ phương tiện.
Trong đó 381 trường hợp ô tô, 213 trường hợp xe máy. Xử lý vi phạm 32 trường hợp (29 ô tô, 3 xe máy) do đã quá 30 ngày không sang tên đổi chủ theo quy định.
Theo Dantri
Bộ CA không hoàn thành việc giảm tội phạm Họp báo về công tác năm 2012 của Bộ Công an tổ chức chiều 13/12 tại Hà Nội, thượng tướng Đặng Văn Hiếu, thứ trưởng Bộ Công an, thừa nhận mục tiêu giảm tội phạm hình sự năm 2012 của Bộ Công an không hoàn thành. Tội phạm gia tăng và trẻ hóa Thiếu tướng Nguyễn Danh Cộng, chánh văn phòng Bộ Công...