Bật nắp quan tài công chúa Ai Cập, phát hiện điều lạ lùng
Khi mở nắp quan tài chứa xác ướp công chúa Ai Cập có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi, các chuyên gia phát hiện điều bất ngờ chưa từng thấy trước đó. Bức chân dung bí ẩn có ở bên trong và mặt dưới quan tài khiến giới chuyên gia tò mò.
Xác ướp công chúa Ai Cập tên Ta-Kr-Hb, phát âm là “takerheb” trở thành tâm điểm của giới truyền thông và công chúng khi các nhà khảo cổ phát hiện điều đặc biệt.
Theo các chuyên gia, xác ướp có niên đại khoảng 3.000 năm tuổi. Do có “tuổi đời” lớn như vậy nên tình trạng xác ướp không tốt.
Sau hơn 100 năm năm phát hiện, các chuyên gia lần đầu tiên mở nắp quan tài vào tháng 3 vừa qua và nhấc xác ướp bên trong ra bên ngoài để bảo quản thi hài công chúa.
Khi xác ướp công chúa “takerheb” được đưa ra, các chuyên gia phát hiện điều bất ngờ trong chiếc quan tài cổ xưa.
Họ phát hiện bên trong nắp quan tài và mặt dưới quan tài là hình vẽ một phụ nữ. Phát hiện này chưa từng có từ trước đến nay. Thông thường, các hình vẽ chỉ có ở mặt ngoài của quan tài.
Do đó, việc tìm thấy hình vẽ ở bên trong nắp quan tài và mặt dưới quan tài chứa xác ướp công chúa vô cùng đặc biệt và có ý nghĩa to lớn.
Sau khi quan sát tỉ mỉ 2 hình vẽ, các chuyên gia cho hay chúng đều là hình ảnh nữ thần Amentet trong tôn giáo của người Ai Cập.
Nữ thần Amentet đại diện cho cái chết và bờ tây sông Nile. Người Ai Cập thời cổ đại vẽ hình vị thần này lên quan tài để bảo vệ người quá cố.
Hiện các chuyên gia chưa thể lý giải vì sao quan tài của công chúa “takerheb” có 2 hình vẽ nữ thần Amentet ở vị trí đặc biệt, chưa từng có từ trước đến nay. Vì vậy, các chuyên gia tiếp tục dự án nghiên cứu sâu hơn nhằm sớm tìm ra lời giải cho phát hiện thú vị trên.
Mời độc giả xem video: Ai Cập mở nắp quan tài chứa xác ướp người phụ nữ còn nguyên vẹn suốt 3000 năm. Nguồn: VTV24.
Bật nắp quan tài, phát hiện thi hài "công chúa" 2.800 tuổi
Các nhà khảo cổ mới khai quật được một thi hài 'công chúa' 2.800 tuổi gần tỉnh Saint-Vulbas, Pháp. Người phụ nữ này được đặt trong quan tài gỗ sồi với nhiều đồ trang sức, đồ gốm...
Trong cuộc khai quật gần tỉnh Saint-Vulbas, cách Lyon, Pháp khoảng 32 km, các nhà khảo cổ khai quật được một thi hài "công chúa" 2.800 tuổi.
Thi hài người phụ nữ này được cho là công chúa được được đặt trong quan tài gỗ sồi với cánh tay đặt xuôi theo thân.
Người này được chôn trong hố hình chữ nhật kích thước 2,9 x 1m. Nhiều trang sức và đồ gốm sứ đặt gần đầu thi hài "công chúa".
Nhóm chuyên gia thuộc Viện Nghiên cứu Khảo cổ Quốc gia (INRAP) cho hay thi hài "công chúa" trên là một trong bộ hài cốt được tìm thấy trong khu vực có niên đại từ thời Đồ Đá ở thế kỷ 8 trước Công nguyên.
Theo các nhà khảo cổ, những chiếc vong tay của "công chúa" đều được làm từ đá thủy tinh xanh và hạt đồng.
Các chuyên gia cũng tìm thấy một khóa cài bằng hợp kim đồng rộng 5 cm. Điều này khiến các chuyên gia suy đoán người chết đeo thắt lưng, có thể làm từ da.
Một số mảnh vỡ xương chậu, xương đùi, một phần hộp sọ nằm lẫn giữa các cổ vật trong mộ.
Các công nhân phát hiện khu vực khảo cổ này trong lúc ủi đất để xây khu công nghiệp Plaine de L'Ain. Theo các chuyên gia, những người chôn cất tại đây có thể thuộc nền văn hóa Halstatt.
Người Halstatt nổi tiếng với việc tạo ra những đồ tạo tác tinh xảo, chú trọng việc canh tác và gia công kim loại ở miền đông nam nước Pháp và hầu hết châu Âu thời xưa.
Mời độc giả xem video: Phát hiện mộ cổ, di hài còn nguyên vẹn. Nguồn: VTC14.
Khai quật khu định cư lâu đời nhất của người Viking Các nhà khảo cổ phát hiện tàn tích của hai ngôi nhà gỗ dài chứa đầy kho báu có niên đại từ thời Viking ở phía đông Iceland. Tàn tích khu định cư lâu đời nhất của người Viking ở Iceland. Ảnh: Bjarni Einarsson. Khu định cư ước tính được xây dựng vào những năm 800, nhiều thập kỷ trước khi người tị...