Bắt một lò mổ gia cầm lậu
Sau nhiều ngày theo dõi, khoảng 4 giờ ngày 2-8, đoàn kiểm tra liên ngành an toàn vệ sinh thực phẩm huyện Bình Chánh – TPHCM đã tiến hành kiểm tra lò giết mổ gia cầm trái phép tại một căn nhà không số thuộc tổ 1, ấp 6, xã Vĩnh Lộc A, huyện Bình Chánh.
Khi đoàn liên ngành vào kiểm tra, lò giết mổ lậu này đã chốt chặt cửa bên trong để tẩu tán tang vật. Đến khoảng 6 giờ cùng ngày, khi có lực lượng công an xuất hiện thì chủ lò mới chịu mở cửa. Theo đánh giá của đoàn kiểm tra, tuy tang vật đã được tẩu tán bớt nhưng tại hiện trường vẫn còn hàng trăm con gà sống.
Gà chứa trong tủ đông đã biến chất tại lò giết mổ lậu vừa bị phát hiện
Cũng tại lò này, đoàn kiểm tra còn phát hiện một tủ cấp đông chứa cả trăm con gà đã giết mổ đang trong thời kỳ biến chất; thịt đã chuyển màu, rỉ nhớt, bốc mùi hôi thối. Dưới nền nhà, tiết gà chảy lênh láng và được dẫn vào chỗ trũng để “hốt” vào túi ni lông giao cho khách… Số lượng gà tại lò này lên đến gần 1,3 tấn, với 6 “máy” cắt cổ gà và các dụng cụ khác.
Video đang HOT
Các công đoạn giết mổ tại đây đều thực hiện trực tiếp trên nền đất đọng đầy nước dơ bẩn. Hàng chục con gà đã được giết mổ còn sót lại trên sàn nhà dính đầy phân và lông. Trong đó, nhiều con bị xuất huyết, tụ huyết bầm đen, dấu hiệu cho thấy có thể chúng bị bệnh chết trước khi giết mổ.
Theo lời khai của chủ lò (ông Nguyễn Văn Út), số gà trên được mua từ một công ty ở Bình Dương. Tuy nhiên, khi được hỏi mua gà từ công ty sao không có giấy kiểm dịch thì chủ lò không trả lời được. Cũng theo chủ lò, số gà giết mổ sẽ được đem bỏ mối cho các chợ ở xã Vĩnh Lộc A, Vĩnh Lộc B và chợ Bà Điểm, Bình Tân…
Ông Võ Nguyên Thông, Phó Trạm Thú y huyện Bình Chánh, cho biết toàn bộ số gà này đều bị tịch thu tiêu hủy.
Theo NLD
Quy hoạch giết mổ gia súc, gia cầm: Điệp khúc... kêu khó
"Bức tranh" quản lý giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Bắc đến thời điểm này vẫn không mấy sáng sủa. Khó khăn được các địa phương đưa ra rất nhiều, biện pháp tháo gỡ cũng đã được đề xuất nhưng thực tế để cải thiện rất thiếu sự quyết liệt từ chính quyền địa phương.
Là thị trường tiêu thụ lớn, nhưng Hà Nội vẫn mãi ì ạch với giết mổ tập trung
Bắc kém, Nam tốt
Ông Phạm Văn Đông, Phó Cục trưởng Cục Thú y (Bộ NN&PTNT) đã đưa ra sự so sánh khác biệt về thực trạng giết mổ gia súc, gia cầm (GSGC) giữa hai khu vực Đông Nam bộ và các tỉnh phía Bắc. Nếu như công tác giết mổ được các tỉnh Đông Nam bộ thực hiện đảm bảo và khá bài bản thì ngược lại, tại đồng bằng Bắc bộ vẫn rất thủ công. Qua kiểm tra, hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm ở các tỉnh phía Nam được thực hiện nghiêm ngặt, đúng quy trình dây chuyền hiện đại. Tỉ lệ các điểm và cơ sở giết mổ GSGC được kiểm soát tại Nam bộ lên đến 90%, còn ở phía Bắc thì chỉ 8%. Hầu hết các cơ sở giết mổ GSGC tập trung ở phía Bắc bị bỏ hoang, hoạt động cầm chừng, thậm chí nhiều nơi dùng để cho thuê làm bãi đỗ ô tô hoặc làm kho chứa nông sản.
Tại 12 tỉnh trọng điểm phía Bắc, có 2 tỉnh là Nam Định, Bắc Giang chưa khởi động xây dựng dự án quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, 5 tỉnh, thành phố đang xây dựng và 5 tỉnh đã phê duyệt tổng thể quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, chỉ có Hà Nội đã xây dựng và vận hành được 5 cơ sở giết mổ, Hải Dương vận hành được 2 cơ sở. Một số địa phương như Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang, Ninh Bình, Hà Nam, các doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây dựng cơ sở giết mổ, nhưng các cơ sở này đều chỉ hoạt động cầm chừng, có cơ sở phải đóng cửa. Tại Hà Nội, cả thành phố chỉ có 3 cơ sở giết mổ theo dây chuyền hiện đại, công suất 300 - 500 con/giờ nhưng hiện đã đóng cửa cả ba, nguyên nhân là chi phí giết mổ cao hơn chi phí giết mổ nhỏ lẻ khiến tiêu thụ rất khó khăn.
Mạnh tay mới mong thay đổi
Đại diện các tỉnh phía Bắc cho rằng, cần phải có sự vào cuộc của chính quyền các cấp, quy định của ngành chức năng về việc sử dụng phương tiện chuyên chở thịt gia súc, gia cầm sau giết mổ đưa đến nơi tiêu thụ bằng xe chuyên dùng. Ngoài ra, để khắc phục những hạn chế và tồn tại, Nhà nước cần có hệ thống văn bản pháp luật đồng bộ, có tính khả thi cao, phải có lộ trình thực hiện và kiểm tra đôn đốc, đánh giá tổng kết đồng thời và có biện pháp xử lý nghiêm với cơ quan chịu trách nhiệm. Đặc biệt, cần có cơ chế chính sách và nhân lực vật lực ưu tiên cho công tác quản lý giết mổ. Có như vậy, mới thay đổi được thực trạng hiện nay.
Mất vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu giết mổ, trong đó điểm nóng là Hà Nội, dường như là câu chuyện quá cũ của ngành thú y bấy lâu nay. Vấn đề đặt ra là địa bàn trọng điểm, đông dân cư như Hà Nội mà nhiều năm qua vẫn không thể nào quản lý nổi công tác giết mổ, đụng đâu cũng kêu khó. Ông Đông cho hay: "Doanh nghiệp thì hoạt động rất cầm chừng, ngay cả "ông lớn" như công ty CP cũng chỉ duy trì khoảng 10.000 con GSGC mỗi ngày thay vì công suất 34.000 con trước đây. Nhiều doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư nhưng giá đất làm mặt bằng quá đắt đỏ, hoặc thuê được đất thì phải bỏ ra hàng chục tỉ đồng cho đầu tư hạ tầng, trang thiết bị".
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Thị Xuân Thu cho rằng, vấn đề thịt sạch ở phía Nam đã làm rất tốt, nhưng phía Bắc không thể làm được dù cùng một chính sách hỗ trợ. Qua đây cho thấy sự không vào cuộc quyết liệt của các cấp các ngành ở địa phương. Bộ NN&PTNT đề nghị các tỉnh, TP xây dựng, phê duyệt và triển khai thực hiện quy hoạch cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung thực hiện xong trong năm nay. Xây dựng lộ trình đưa các hộ giết mổ nhỏ lẻ vào giết mổ đã được quy hoạch, chậm nhất đến ngày 31-12-2013, thịt cung cấp ra thị trường phải được lấy từ các cơ sở giết mổ tập trung. Đến 30-6-2015 toàn bộ hoạt động giết mổ GSGC ở các tỉnh, TP phải được thực hiện tại cơ sở giết mổ tập trung đã được quy hoạch.
Theo ANTD
Giết mổ gia cầm lậu tràn lan trong chợ Sau nhiều ngày theo dõi, khoảng 3 giờ sáng 24-7, Công an thị xã Thuận An - Bình Dương, cùng các lực lượng chức năng bất ngờ kiểm tra khu chợ Hài Mỹ (phường Bình Chuẩn, thị xã Thuận An), phát hiện một cảnh tượng giết mổ gia cầm bát nháo, vô cùng mất vệ sinh. Hình ảnh mất vệ sinh tại một...