Bật mí “viên ngọc” trên đầu rắn hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ
Hổ mang là loài rắn độc nhưng cũng được xem là loài vật linh thiêng trong tín ngưỡng dân gian ở nhiều quốc gia và nền văn hóa trên thế giới.
Thậm chí chúng còn được thờ phụng và tôn sùng với nhiều nghi lễ liên quan.
Rắn độc là nỗi sợ nguyên thủy của con người, do đó việc chữa trị những vết cắn của rắn cũng có không ít những phương thuốc dân gian được lan truyền.
Có thể kể đến một số hình tượng về loài rắn này trong văn hóa, tín ngưỡng của nhiều quốc gia trên thế giới như:
Tại Ấn Độ, rắn hổ mang có trên cổ thần Shiva và thậm chí có cả 1 đền thờ dành riêng cho chúng – nơi hổ mang được xem là Nagraj (vua rắn). Ngoài ra, mỗi năm có một lễ hội Hindu gọi là Nag Panchami để tôn thờ và vái lạy các loài rắn.
Trong văn hóa Ai Cập, biểu tượng rắn hổ mang được dùng trang điểm cho vương miện của các pharaoh trong thời kỳ cổ đại để thể hiện quyền lực và sức mạnh của các vị vua. Người Ai Cập cổ đại cũng xem rắn hổ mang như 1 vị thần và rất tôn sùng, sợ hãi loài rắn này.
Snake’s pearl – viên ngọc trên đầu rắn và truyền thuyết về phương pháp chữa bệnh thần kỳ
Trong văn hóa của người châu Phi, Nam Mỹ, Ấn Độ và cả châu Á thậm chí còn lưu truyền một phương thuốc dân gian chữa rắn cắn khi dùng chính viên đá rắn (snake-stone) hay còn gọi là ngọc rắn (snake’s pearl), tiếng Ấn Độ gọi là Nagamani, để chữa bệnh.
Đây là một ‘viên ngọc’ nhỏ to bằng hạt đậu của rắn hổ mang mà chúng ta có thể dùng một lưỡi dao ấn nhẹ phía trên đỉnh đầu của con rắn để lấy nó ra. Xem video bên dưới:
Ban đầu, vào thời kỳ đầu của người Celt (là một nhóm đa dạng các bộ lạc, bộ tộc và dân tộc thời kỳ đồ sắt và thời kỳ đầu Trung Cổ ở châu Âu) thì ‘viên ngọc’ này được cho là có thể dùng để bảo vệ con người chống lại linh hồn quỷ dữ hơn là chữa rắn cắn.
Ngọc rắn. Ảnh: Sufimagic.
Tuy nhiên sau này thì nó còn được cho là có công năng đặc biệt khi có khả năng kháng lại các loại nọc độc và có thể giúp chữa trị vết thương do rắn cắn cũng như bảo vệ con người trước các loài rắn độc.
Cách thức sử dụng ‘viên ngọc’ này như sau
Video đang HOT
Tại Peru, ‘ngọc rắn’ được áp dụng cho vị trí bị rắn độc cắn và được buộc cố định vào đó, sau đó để một vài ngày để ‘viên ngọc’ (được cho là) sẽ giúp hút nọc độc từ vết cắn (theo Linnea Smith – “Piedra Negra”).
Tại Iran, nhà vật lý, thiên văn và địa lý học nổi tiếng người Ba Tư Muhammad al-Qazwini có viết: ‘Viên ngọc’ rắn được sử dụng bằng cách thả nó vào nước ấm hoặc sữa chua rồi ngâm vết thương bị rắn cắn vào đó để viên đá có thể hút nọc rắn ra bên ngoài.
Vậy thực hư về công dụng của ‘viên ngọc’ này là như thế nào?
Thực chất thì ‘viên ngọc’ rắn trên đầu của hổ mang chỉ là… một phần xương của con rắn và đôi khi có thể xuất hiện ở cả phần đuôi của nó.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì ‘viên ngọc’ này lại không hề có bất cứ hiệu quả y khoa nào đến vết rắn cắn và khuyến cáo mọi người không nên sử dụng các phương pháp truyền thống nhưng thiếu tính khoa học như:
Hút nọc độc ra bằng miệng, rạch (cắt) vết thương hay dùng ‘ngọc rắn’ để chữa trị (Theo World Health Organisation : Snake Envenoming).
Nhiều nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra việc sử dụng ‘ngọc rắn’ để chữa vết rắn cắn thậm chí còn có hại và gây nguy hiểm hơn. Một nghiên cứu của Ấn Độ năm 2006 có tên “Snakebite Envenomation in India: A Rural Medical Emergency” cho biết:
“Phương pháp phản khoa học như chữa lành vết thương bằng ‘ngọc rắn’ đã làm chậm trễ thời gian tìm kiếm các phương thức chữa trị y tế thích hợp”.
Một nghiên cứu của y khoa của Bolivia (có tên: “Study of the efficacy of the black stone on envenomation by snake bite in the murine model”) cũng cho hay: “Trái với niềm tin rộng rãi của mọi người, không có bất cứ hiệu quả nào đối với việc điều trị sơ cứu vết rắn cắn khi sử dụng ‘ngọc rắn’”.
Rắn ráo không sợ chết lao thẳng vào mồm cắn thủng họng hổ mang chúa Gà mẹ tung “liên hoàn cước” tát thẳng mặt rắn hổ mang để bảo vệ đàn con
Nhà nổi in 3D hoàn thành trong 48 giờ, tồn tại một thế kỷ
Ngôi nhà nhỏ nổi trên sông được in bằng máy 3D chỉ trong 48 giờ và được thiết kế để tồn tại 100 năm, đó là thiết kế mới của một nhà điêu khắc Cộng hòa Séc.
Nhà nổi in 3D mang tên Prvok.
Mùa hè này, nhà điêu khắc Michal Trpak phối hợp cùng một công ty xây dựng sẽ in ngôi nhà đầu tiên bằng công nghệ in 3d cho Cộng hòa Séc. Ngôi nhà mang tên Prvok nổi trên một cái phao nhưng cũng có thể đặt trên đất liền. Cấu trúc này được xây dựng chỉ trong 48 giờ, nhanh gấp bảy lần so với việc xây nhà theo phương pháp truyền thống và có thể tiết kiệm tới 50% chi phí xây dựng so với các tòa nhà thông thường. So với các tòa nhà xây bằng gạch, nhà in 3D cũng tạo ra ít khí thải CO2 hơn.
Nhà sáng tạo Michal Trpak và nhóm Erste đã bắt đầu đưa ý tưởng này vào sản xuất, và ngôi nhà đầu tiên sẽ ra mắt trong tháng này. Họ hy vọng dự án sẽ "thay đổi ngành xây dựng vĩnh viễn", làm cho các ngôi nhà có thể tùy chỉnh, việc xây dựng trở nên hợp lý và ít lãng phí hơn so với các phương pháp truyền thống.
Nhà in 3D đầu tiên có diện tích sàn là 43 m2, có ba phòng: phòng tắm kèm vệ sinh, phòng khách kèm bếp và phòng ngủ. Tòa nhà được thả neo trên một cái phao và con người có thể sinh sống trong đó.
Ngôi nhà cung cấp các công nghệ sinh thái tuần hoàn cho nhà tắm, bình nước uống và hệ thống nước thải, có thể điều khiển từ xa, có mái che bằng cây xanh. Ngôi nhà được thiết kế để tồn tại ít nhất 100 năm trong bất kỳ môi trường nào.
Và dưới đây là hình ảnh ngôi nhà Prvok đang được in bằng máy in 3D.
Prvok được chế tạo bằng máy Scoolpt, một cánh tay robot được sử dụng trong sản xuất ô tô.
Sử dụng công nghệ in 3D, ngôi nhà có thể được xây dựng nhanh hơn khoảng bảy lần so với sử dụng các phương pháp truyền thống.
Nó có thể in khoảng 15 cm/giây, và mất 48 giờ để xây dựng ngôi nhà rộng 43 m2.
Cần tổng số 25 công nhân để hoàn thành ngôi nhà, so với trung bình 65 công nhân để xây một ngôi nhà thông thường.
Máy in 3D Scoolpt sử dụng một loại bê tông mới để in thành các sợi có hình dạng khác nhau dễ dàng hơn.
Sau 28 ngày, bê tông cứng lại hoàn toàn tương đương với một cây cầu thông thường.
In 3D cũng giúp loại bỏ ít nhất 20% lượng khí thải carbon dioxide từ xây dựng truyền thống, vốn chiếm gần một nửa tổng lượng khí thải ở Cộng hòa Séc.
"Khi không còn sử dụng nữa, chủ sở hữu có thể nghiền nát tòa nhà và sử dụng vật liệu để in lại nó trên cùng địa điểm", nhà điêu khắc Michal Trpak nói.
Bản phác thảo nội thất của ngôi nhà.
Ngôi nhà có ba phòng: một phòng ngủ, phòng khách kèm bếp và phòng tắm.
Ngôi nhà được trang bị công nghệ xanh, vòi hoa sen tuần hoàn và bể chứa nước uống và hệ thống xử lý nước thải tiện ích.
Ngôi nhà, được thiết kế để tồn tại ít nhất 100 năm.
Nó được thiết kế để sinh sống quanh năm trong thành phố, đất liền hoặc trên mặt nước và mẫu đầu tiên sẽ được ra mắt vào cuối tháng 6 này.
Những lợi ích tuyệt vời của việc sinh thường Đẻ thường tự nhiên là phương pháp truyền thống được các bà, các mẹ từ nhiều thế kỷ qua áp dụng để đón con yêu chào đời. Ngày xưa, các mẹ chọn sinh thường bởi không có lựa chọn nào khác nhưng cho đến ngày hôm nay, phương pháp này vẫn được nhiều người lựa chọn mặc dù đã có thêm những cách...