“Bật mí” về Những đứa con biệt động Sài Gòn 2
Những câu chuyện hậu trường lần đầu được hé lộ trong bộ phim nhận được nhiều quan tâm của khán giả.
Những đứa con biệt động Sài Gòn phiên bản năm 1986 từng thành công vang dội với đề tài về cuộc chiến ngoài mặt trận và cuộc chiến trong lòng địch.
Năm 2010, các nhà làm phim quyết định thực hiện bộ phim vẫn với tiêu đề này nhưng trong bối cảnh mới hiện nay là cuộc chiến chống lại các thế lực xã hội đen trong thế giới ngầm. Ngay khi ra mắt phim nhận được phản hồi tích cực từ khán giả.
Đạo diễn, NSƯT Khương Đức Thuận (áo xanh) cùng các diễn viên trong phim
Thừa thắng xông lên, đạo diễn Đỗ Chí Hương và NSƯT Khương Đức Thuận tiếp tục làm phần 2 của bộ phim với cuộc chiến chống lại tệ nạn buôn bán ma túy.
Với 35 tập, đoàn phim đã quay ròng rã trên phim trường 135 ngày. Lực lượng diễn viên, diễn viên quần chúng, các trang thiết bị phục vụ cho đoàn phim được đánh giá là… khổng lồ.
Những đứa con biệt động Sài Gòn 2 có bối cảnh trải dài trên nhiều tỉnh thành từ Bắc vào Nam. Các cảnh quay được thực hiện trên sông Sài Gòn và các khu rừng, hang động ở khu vực Lương Sơn, Hòa Bình.
Trong phần này, phim yêu cầu rất nhiều đại cảnh nên bản thân cố vấn nghệ thuật là đạo diễn Long Vân cùng hai đao diên chinh cua phim nay la Đô Chi Hương va NSƯT Khương Đưc Thuân làm việc càng vất vả hơn.
Trong đại cảnh vây bắt trùm ma túy trên sông Sài Gòn, NSƯT Khương Đưc Thuân chia sẻ, đoàn phim chấp nhận quay đi quay lại dù rất khó khăn nhưng phải đảm bảo sự chân thật trong từng góc máy. Vừa là diễn viên, vừa là đạo diễn nên ông càng muốn từng cảnh quay phải được thực hiện chuẩn xác để khán giả khi xem phim sẽ không thấy chúng là giả.
Các cảnh quay được dàn dựng và đầu tư rất công phu
Luôn sát sao trên phim trường trong từng phân cảnh nhỏ đến lớn, các đạo diễn liên tuc uôn năn giup diên viên thê hiên tôt hơn vai diên của mình. Theo họ, điều quan trong hơn la cam xuc, thôi hôn vao nhân vât làm sao tinh tế và thuyết phục khán giả nhất.
Nhưng trang thiết bị cần thiết cho đại cảnh của đoàn phim nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của lực lượng công an phòng cháy chữa cháy TP.HCM, đội cơ động TP.HCM, cảnh sát cơ động tỉnh Hòa Bình… Theo thống kê từ đoàn phim, có khoảng 250 cảnh sát đặc nhiệm, cơ động, công an… tham gia hỗ trợ đoàn phim trong các cảnh quay.
Riêng các phân cảnh được thực hiện trên sông Sài Gòn, phim đã huy động đến 10 chiêc cano, 50 ao phao chuyên dụng kem dung cu lăn, 100 khâu AK, sung ngăn K54…
Áp lực càng đè nặng lên tổ thiết kế phim khi phải đảm bảo toàn bộ các vật dụng sử dụng phải phù hợp với từng cảnh quay. Công việc của họ là biến những nguyên liệu đơn sơ trong cuộc sống hàng ngày để khiến khán giả khi xem phim đinh ninh đó là đồ thật.
NSƯT Chánh Tín cũng tham gia với một vai diễn trong phim
Video đang HOT
Một phần cũng vô cùng khó khăn, đó là việc tạo hiệu ứng cháy nổ. Việc này được nhóm khói lửa thuộc Bộ Công an hỗ trợ. Theo thiết kế, những phân cảnh này xuất hiện nhiều trong phim nên yêu cầu ekip phải chọn những vật liệu dễ phát nổ, tiếng nổ lớn, khói mù mịt nhưng không có hơi cay để đảm bảo tính chân thật mà an toàn cho các diễn viên.
Với rất nhiều đại cảnh, ngoài các loại máy quay chuyên dụng, đoàn phim cũng sử dụng Flycam (máy quay di chuyển trên không và được điều khiển từ xa) cho các cảnh quay từ trên không. Thông thường, mỗi đội điều khiển cần có ít nhất 2-3 người trong đó một người lái và 2 người kia theo dõi camera để biết góc quay nào đẹp nhất. Các cảnh quay sử dụng Flycam với những hình ảnh từ trên cao mang cảm giác ấn tượng cho khán giả. Tuy nhiên, đoàn phim cũng gặp không ít trở ngại vì lý do thời tiết mưa lạnh của miền Bắc.
Chó nghiệp vụ cũng được đảm bảo để chúng là những diễn viên thực thụ trong phim. Đoàn sử dụng 10 chú chó tham gia những cảnh vây bắt tội phạm. Các “diễn viên” này phải đeo rọ mõm và chỉ được tháo ra khi quay để đảm bảo an toàn. Đó cũng là thách thức lớn cho đoàn phim khi một số cảnh phải quay lại liên tục do sự bất tuân của các “diễn viên” này.
Với hơn 100 diễn viên từ chính, phụ đến quần chúng để hoàn thành 35 tập phim, đoàn phim đã có tổng cộng hơn 135 ngày quay ròng rã trên phim trường. Đó là con số ấn tượng hứa hẹn mang đến những thước phim chân thực và sống động.
Tham gia trong phần 2 của bộ phim là dàn diễn viên giàu kinh nghiệm như: Chánh Tín, Khương Đức Thuận, Ba Cương, Ngọc Hùng, Ngọc Thảo, Bình Minh, Thuc Châu, Truc Mai, Khánh Huyền, Phúc An…
Bình Minh và nhiều diễn viên tên tuổi khác cũng có mặt trong Những đứa con biệt động Sài Gòn 2
Diễn viên Thục Châu vào vai nữ chính trong phần 2 tâm sự, trước mỗi cảnh quay cô cũng như các anh chị em khác phải thực hành nhiều lần trước máy quay các pha hành động sau đo mơi tiên hanh bâm may chính thức. Cô chia sẻ, những chấn thương nhẹ trên phim trường là điều không thể tránh khỏi, nhất là khi chúng được thực hiện trong bối cảnh hoặc rừng núi hiểm trở hoặc sông nước mênh mông.
Thêm vào đó, đạo diễn Khương Đức Thuận cũng yêu cầu các diễn viên phải diễn xuất theo đúng tác phong chiến đấu của một chiến sĩ công an thực thụ từ các động tác đi đứng, rút súng, cầm súng, võ thuật phải đúng theo ban cố vấn võ thuật thuộc Bộ Công an.
Cũng theo đạo diễn Khương Đức Thuận, một điều rất khó cho đoàn phim đó là các cảnh phải sử dụng nhiều diễn viên phụ, quần chúng vì khi vào cảnh họ thường khá bỡ ngỡ. Tuy nhiên, sau thời gian trường kì với sự nỗ lực của hàng trăm con người, bộ phim đã hoàn thành khâu tiền kỳ.
Phim chính thức phát sóng trên giờ vàng HTV7 lúc 20 các ngày từ Chủ nhật đến thứ Năm hàng tuần từ ngày 26/5.
Theo khám phá
Gặp lại diễn viên phim 'Người thổi tù và hàng tổng" (2001)
Cùng tìm hiểu về những diễn viên chính trong bộ phim "Người thổi tù và hàng tổng".
Người thổi tù và hàng tổng là bộ phim tâm lý xã hội hài hước của đạo diễn Phi Tiến Sơn ra đời năm 2001. Phim gồm 5 tập. Tập 1 Mèo mù vớ cá rán, tập 2 Quyền rơm vạ đá, tập 3 Phép vua thua lệ làng, tập 4 Nuôi ong tay áo, tập 5 Ở hiền gặp lành là tập hợp những câu chuyện bi hài xảy ra đối với một anh trưởng thôn trẻ tuổi và mọi khó khăn anh vấp phải trong việc xây dựng, quản lý xóm làng.
Khi phát sóng, bộ phim nhận được nhiều tình cảm yêu mến của khán giả bởi sự hài hước, tếu táo nhưng sâu sắc trong cách thể hiện, đặc biệt là diễn xuất "thật như đời" của dàn diễn viên chính gồm Quốc Tuấn, Khánh Huyền, NSƯT Văn Hiệp.
Quốc Tuấn vai trưởng thôn Kiên
Kiên là anh nông dân kiêm nghề bốc vác, tính tính hài hước, lạc quan và không bon chen trong cuộc bầu cử trưởng thôn. Ai ngờ, "mèo mù vớ cá rán", Kiên lại được bà con bầu vào chức vị đó khi tuổi đời còn khá trẻ và chưa hề có kinh nghiệm lãnh đạo.
Kiên được bà con bầu vào chức trưởng thôn khi còn rất trẻ.
Khi nhận chức, Kiên được bà con xóm làng yêu quý bởi sự hăng hái, nhiệt tình, luôn lăn xả trong mọi công việc của thôn. Điều đáng quý ở anh trưởng thôn là đức tính giản dị, khiêm nhường. Tuy nhiên, cũng vì tội "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng" mà nhiều lần Kiên bị vợ "cạch mặt".
Hình ảnh một trưởng thôn "ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng".
Vai anh trưởng thôn trẻ tuổi được trao cho diễn viên Quốc Tuấn. Quốc Tuấn diễn mà như không diễn, anh mang lại hình ảnh một trưởng thôn chân thực, có phần lém lỉnh. Chắc hẳn nhiều khán giả còn nhớ những cảnh quay hài hước về anh trưởng thôn này như: cảnh tắm chuồng ở bờ sông bị dân làng bắt gặp hay cảnh anh trưởng thôn vạch quần cho bố đánh đòn...
Năm 1981, Quốc Tuấn thi đỗ vào trường ĐH Sân khấu điện ảnh Hà Nội. Nổi tiếng bởi sự ngỗ nghịch, lại hay cãi thầy nên trong những lần đoàn kịch sinh viên của trường dựng vở diễn, anh hiếm khi được giao vai chính mà toàn ở vị trí "chạy cờ chạy quạt". Năm 1990, Quốc Tuấn đầu quân về Nhà hát Tuổi Trẻ. Hồi ấy, những ngôi sao sân khấu như NSND Lê Khanh, NSND Lan Hương, NSƯT Chí Trung... đang ở độ rực rỡ nhất và Quốc Tuấn lại một lần nữa rơi vào "thảm kịch" vai phụ. Quãng thời gian ấy, anh làm đủ nghề chơi nhạc ở vũ trường, làm lễ tân khách sạn... May là phim truyền hình đã mở cho anh một lối thoát. Một loạt phim Cuốn sổ ghi đời, 12A và 4H, Cô bé bên hồ, Người thổi tù và hàng tổng, Người thừa của dòng họ, Những người sống quanh tôi... đã tôn anh lên hàng "sao" trong giới diễn viên truyền hình phía Bắc.
Sau gần 20 năm đứng trên sân khấu và sau máy quay, Quốc Tuấn rời Nhà hát Tuổi trẻ để đầu quân cho xưởng II - Hãng phim truyện Việt Nam. Sự chuyển đổi vị trí này được Quốc Tuấn chuẩn bị rất kỹ. Anh theo học khoa đạo diễn và đã tốt nghiệp xuất sắc sau bốn năm theo học tại trường H Sân khấu - Điện ảnh.
Quốc Tuấn trở lại với truyền hình trong vai trò một đạo diễn.
Năm 2013, bộ phim Trái tim kiêu hãnh do Quốc Tuấn tự tay viết kịch bản và đạo diễn đã ra mắt khán giả. Đây là bộ phim truyền hình dài 75 tập làm về cuộc đời của một nữ vận động viên đá cầu. Cũng đề cập đến giới trẻ nhưng ở một khía cạnh khá mới: thể thao, cộng thêm sự cầu kỳ trong từng chi tiết nội dung và thể hiện, bộ phim đã tạo được dấu ấn riêng giữa rất nhiều phim dành cho giới trẻ hiện nay.
Quốc Tuấn kết hôn khá muộn. 40 tuổi anh mới có con. Con trai anh - bé Bôm bị bệnh APERT (bệnh xương cứng sớm cục bộ), một căn bệnh hiếm gặp trên thế giới. Sau nhiều năm chạy chữa vất vả, tình hình bệnh tật của cậu bé đã khả quan hơn rất nhiều.
Vợ chồng Quốc Tuấn và con trai trong thời gian trị bệnh tại Hàn Quốc.
Khánh Huyền vai Thơm
Đảm nhận vai Thơm - vợ của trưởng thôn Kiên là diễn viên Khánh Huyền. Thơm là người vợ xinh đẹp, đảm đang, hay làm nũng chồng. Tính Thơm hơi nóng nảy và nhẹ dạ cả tin. Chỉ vì lỡ lời tiết lộ những tin tức "cơ mật" của thôn mà Thơm khiến chồng bị đem ra đấu tố.
Khánh Huyền vào vai phu nhân của trưởng thôn.
Trong phim, Khánh Huyền diễn xuất rất tự nhiên, ăn ý với Quốc Tuấn. Cả hai tạo nên một cặp vợ chồng nông dân vui vẻ, hạnh phúc, trong ngôi nhà lúc nào cũng tràn ngập tiếng cười.
Diễn xuất của Khánh Huyền và Quốc Tuấn rất ăn ý với nhau.
Khánh Huyền sinh năm 1971 trong một gia đình nghệ thuật. Từ nhỏ cô đã yêu thích ca hát và được đào tạo để trở thành ca sĩ chuyên nghiệp. Tuy nhiên, duyên phận lại đưa cô đến với nghề diễn. Năm 16 tuổi, cô nhận vai chính đầu tiên trong phim nhựa Hát giữa chiều mưa, tiếp đó là rất nhiều bộ phim nổi tiếng bao gồm cả phim điện ảnh và phim truyền hình như Người sót lại của rừng cười, Khoảnh khắc yên lặng của chiến tranh, Trăng trên đất khách, Hoài vũ trắng, Lời thì thầm của chiến tranh, Nụ tầm xuân, Bảy ngày và một đời, Vui buồn sau lũy tre làng, Gió mùa thổi mãi... Sở hữu gương mặt đẹp và phúc hậu, Khánh Huyền được đánh giá là một trong những mỹ nhân không tuổi của thập niên 90. Bên cạnh công việc đóng phim, cô còn là một diễn viên kịch của Nhà hát Tuổi trẻ.
Khánh Huyền là một trong những mỹ nhân không tuổi của showbiz Việt.
Xuất hiện đều đặn trên truyền hình, nhưng có một thời kỳ Khánh Huyền chững lại. Đó là khi cuộc hôn nhân thứ nhất tan vỡ. Khánh Huyền im ắng một thời gian rồi quyết định nam tiến để bắt đầu một cuộc sống mới. Cô làm quen với công việc MC và ngay lập tức tạo được dấu ấn trong vai trò mới này. Sự nghiệp phim ảnh của nữ diễn viên xinh đẹp vẫn được duy trì qua các bộ phim như Quán kem Valentine, Lối rẽ, Đến từ giấc mơ, Bẫy tình, Những đứa con biệt động Sài Gòn ... Khánh Huyền tái hôn năm 2010 và hiện có cuộc sống hạnh phúc cùng chồng và các con.
Vẻ đẹp sắc sảo, mặn mà của Khánh Huyền.
Cố NSƯT Văn Hiệp vai Hoạt
Cố NSƯT Văn Hiệp tên đầy đủ là Nguyễn Văn Hiệp, sinh năm 1942, quê gốc ở Lạc Trung, Thanh Trì (Hà Nội). Ông học khóa đầu tiên của trường Điện ảnh Việt Nam. Khi ra trường, ông về công tác tại Nhà hát kịch Trung Ương. Sau đó về Cục Văn hóa Thông tin cơ sở. Năm 2002, ông về nghỉ hưu theo chế độ nhưng vẫn gắn bó với nghiệp diễn.Trong sự nghiệp diễn viên hơn 40 năm của mình, NSƯT Văn Hiệp tham gia tới 1.000 tác phẩm gồm: kịch, phim truyện. Ở lĩnh vực phim truyền hình, ông có rất nhiều vai diễn để đời với nhiều biệt danh khác nhau. Biệt danh đầu tiên ông được gán cho là "ông đơn giản gọn nhẹ" nhờ vai ông đại tá "đơn giản gọn nhẹ" trong phim Ông già hồn nhiên của đạo diễn Trọng Liên. Cách diễn xuất như không của ông trước những khó khăn về thủ tục hành chính trong phân chia nhà cho cán bộ đã khiến rất nhiều tướng tá trong quân đội thích thú.
Sau vai ông đại tá là vai ông bí thư Hoạt trong Người thổi tù và hàng tổng. Bí thư Hoạt là một người có kinh nghiệm quản lý nhưng tư tưởng còn khá bảo thủ. Dù chỉ là vai diễn phụ bên cạnh Quốc Tuấn, Khánh Huyền nhưng NSƯT Văn Hiệp khiến khán giả không thể quên với câu cửa miệng "xét một cách toàn diện". Nhà nhà, người người khi đó đã đưa "xét một cách toàn diện" từ phim vào đời sống hàng ngày, như một câu nói vui hóa giải mọi căng thẳng trong cuộc sống.
NSƯT Văn Hiệp với câu nói để đời: "xét một cách toàn diện".
Trên sân khấu kịch, vai diễn nào của ông cũng được khán giả yêu mến và ghi nhớ rất lâu. Bắt đầu từ năm 2004, trên sóng truyền hình VTV3 mỗi cuối tuần, khán giả luôn háo hức đón xem các tiểu phẩm hài của bộ ba Văn Hiệp, Giang Còi và Quang Tèo. NSƯT Văn Hiệp vào vai ông trưởng thôn nghiêm khắc nhưng rất hài hước, xuất hiện như người "cầm cân nảy mực" tất tần tật chuyện lớn bé xảy trong thôn. Ông xuất hiện quen thuộc với bộ quần áo bộ đội cũ, chiếc mũ dân phòng, băng rôn đỏ ở tay và chiếc còi giắt túi áo. Lối diễn chân chất, xuề xòa, gần gũi của ông chinh phục khán giả từ thành thị đến nông thôn. Không đơn thuần là mang lại tiếng cười, mỗi khi chọn tác phẩm ông đều xét tới khía cạnh nghiêm túc về mặt nội dung và phải có ý nghĩa truyền tải tới khán giả. Đó là lí do, chất hài của ông được người xem yêu mến và nhớ tới lâu hơn.
Những hình ảnh quen thuộc của NSƯT Văn Hiệp.
Tin nghệ sĩ Văn Hiệp đột ngột qua đời sáng ngày 9/4/2013 làm bàng hoàng giới nghệ sĩ và những khán giả yêu mến ông. Ông được phong danh hiệu Nghệ sĩ ưu tú tháng 10/2013 (6 tháng sau ngày mất).
Theo 2sao/Vietnamnet
5 cặp đôi 'chồng biên vợ diễn' của showbiz Việt Không chỉ san sẻ cuộc sống đời thường, những cặp vợ chồng như Đan Lê - Khải Anh, Thanh Thúy - Đức Thịnh... còn cùng nhau chia sẻ những trăn trở trong nghề. Khải Anh - Đan Lê Với những khán giả là fan của "Ba đám cưới một đời chồng, cặp đôi trẻ Khải Anh - Đan Lê cùng câu chuyện tình...