Bật mí về người tạm thay James Comey ngồi vào “ghế nóng” FBI
Sau khi Giám đốc Cục Điều tra liên bang Mỹ (FBI) James Comey bị Tổng thống Donald Trump sa thải tối 10.5, Phó giám đốc FBI Andrew McCabe đảm nhiệm vị trí quyền giám đốc.
Đây là lần thứ hai trong lịch sử nước Mỹ, một phó giám đốc FBI được bổ nhiệm làm giám đốc tạm thời. Năm 1993 khi Tổng thống Bill Clinton sa thải Giám đốc FBI William Sessions, Phó giám đốc Floyd Clarke giữ chức quyền giám đốc trong 44 ngày cho đến khi ông Clinton bổ nhiệm ông Louis Freeh làm giám đốc mới.
Với kinh nghiệm 21 năm làm việc tại FBI, tháng 1/2016, ông McCabe trở thành phó giám đốc, có nhiệm vụ giám sát tất cả các cuộc điều tra FBI tiến hành trong và ngoài nước, cũng như mọi vấn đề liên quan hoạt động tình báo.
Quyền Giám đốc FBI Andrew McCabe. Ảnh: NBC News.
Nhiều người cho rằng, giám đốc mới của FBI sẽ là ông Robert Mueller – người 4 năm trước lọt vào danh sách giám đốc FBI tiềm năng, nhưng cuối cùng Tổng thống Barack Obama chọn ông James Comey. Một ứng viên khác là ông Mike Rogers – cựu nhân viên FBI, cựu Chủ tịch Hiệp hội các nhân viên đương chức và nghỉ hưu của FBI với hơn 13.000 thành viên.
Video đang HOT
Trước khi ông Comey được bổ nhiệm, ông Mike nằm trong danh sách giám đốc tiềm năng. Ông Ken Wainstein, cựu Trưởng phòng an ninh quốc gia của Bộ Tư pháp, cũng được dự đoán cho vị trí giám đốc FBI. Ông từng là cố vấn cho cựu Giám đốc Tình báo Quốc gia James Clapper.
Một số nhân viên hiện nay và cựu nhân viên FBI cũng nằm trong danh sách ứng cử viên tiềm năng. Đó là ông Michael Mason – cựu giám đốc điều hành của FBI.
Trước đây, ông Mason giám sát các cuộc điều tra hình sự và không gian mạng, phối hợp các hoạt động quốc tế và ứng phó khủng hoảng của cơ quan. Cựu Thị trưởng New York Rudy Giuliani cũng được cho là ứng cử viên sáng giá.
Ông Giuliani là người đại diện cao cấp trong chiến dịch tranh cử của ông Trump, cũng từng được xem xét cho một số vị trí trong chính quyền mới của ông Trump như chức tổng chưởng lý, ngoại trưởng…
Theo Lan Anh (Tiền Phong)
Trump bắt tay đánh lạc hướng dư luận khỏi bê bối James Comey
Tổng thống Mỹ Donald Trump đêm 11.5 đặt bút ký sắc lệnh thành lập một ủy ban điều tra các cáo buộc gian lận bầu cử mà ông từng tuyên bố năm 2016 trong bối cảnh dư luận đang sôi sục trước việc Giám đốc FBI James Comey bất ngờ bị sa thải.
Việc sa thải Giám đốc FBI James Comey đang kéo sóng gió bủa vây Tổng thống Donald Trump.
Giám đốc FBI James Comey bị sa thải trong khi đang điều tra một cáo buộc khác liên quan đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 - sự can thiệp của Nga vào quá trình bầu cử và mối liên hệ của các trợ lý chiến dịch của Trump với Moscow.
Thời điểm Tổng thống Trump công bố thành lập "Ủy ban Cố vấn về sự trong sạch của bầu cử" được đưa ra trong bối cảnh dư luận Mỹ đang sục sôi về việc ông bất ngờ sa thải Giám đốc James Comey đồng thời yêu cầu chính quyền phải bổ nhiệm một công tố viên đặc biệt và độc lập để tiếp tục điều tra nghi vấn Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ.
Nhà Trắng cho biết, "Ủy ban Cố vấn về sự trong sạch của bầu cử" sẽ xem xét các cáo buộc về việc bỏ phiếu không chính xác và gian lận trong việc đăng ký cử tri ở từng bang và trên toàn quốc. Theo đó, Ủy ban sẽ có nhiệm vụ rà soát lại các chính sách và các biện pháp hành động có khả năng gây ảnh hưởng tới độ tín nhiệm của người dân Mỹ đối với tính trong sạch của các cuộc bầu cử và cung cấp cho tổng thống báo cáo về những "lỗ hổng" trong hệ thống bầu cử.
Phát biểu trước báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sanders cho biết Ủy ban có sự tham gia của lưỡng đảng (bao gồm đảng Cộng hòa và đảng Dân chủ) trên sẽ do Phó Tổng thống Mike Pence đứng đầu.
Ngoài ra, Ủy ban này sẽ không chỉ giới hạn trong nhiệm vụ điều tra cuộc bầu cử tổng thống 2016 mà còn điều tra các vấn đề liên quan phát sinh trong nhiều năm nay. Bà Sanders cũng cho biết báo cáo điều tra về cuộc bầu cử năm 2016 sẽ hoàn tất vào năm 2018.
Trước đó, Tổng thống Trump đã đưa ra cáo buộc dù không có bằng chứng rằng, một loạt hành động gian lận bầu cử đã xảy ra trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 khi đảng Cộng hòa tuy giành sự đa số phiếu đại cử tri song lại có số phiếu phổ thông ít hơn 3 triệu phiếu so với đảng Dân chủ của đối thủ là bà Hillary Clinton. Theo đó, ông cho rằng, có từ 3 đến 5 triệu người đã bỏ phiếu bất hợp pháp trong cuộc bầu cử năm 2016. Hồi tháng 1.2017, ông Trump từng tuyên bố sẽ điều tra các dấu hiệu gian lận trong cuộc bầu cử này.
Tuy nhiên, quyết định lập Ủy ban Cố vấn về sự trong sạch của bầu cử của Tổng thống Trump lại lập tức gây phản ứng trái chiều đối với các tổ chức quyền dân sự và các nghị sĩ Dân chủ bởi họ cho rằng đây là một biện pháp không những không hạn chế được tình trạng cản trở bầu cử mà còn khuyến khích các hành động như vậy.
Theo các ý kiến này, việc lập ủy ban trên sẽ đặt cơ sở cho việc đưa ra những quy định ngặt nghèo hơn về bầu cử, điều có thể gây khó khăn cho bộ phận cử tri nghèo và thiểu số trong việc tiếp cận với hòm phiếu.
Trong khi đó, một số người cho rằng, động thái trên của ông Trump là nỗ lực đánh lạc hướng dư luận khỏi vụ bê bối mang tên James Comey đang khiến Washington dậy sóng 2 ngày qua.
Theo Danviet
Sa thải Giám đốc FBI là định mệnh của Donald Trump? Quyết định của tổng thống Mỹ Donald Trump bất ngờ sa thải người đứng đầu Cục điều tra liên bang (FBI) James Comey làm chấn động chính trường nước Mỹ và thế giới bên ngoài ngỡ ngàng. Tổng thống Mỹ Donald Trump Ngỡ ngàng vì lý do được ông Trump đưa ra và thời điểm ông Trump làm việc này. Ông Trump lập...