Bật mí về “bài tập về nhà” của Obama
Mỗi tối, Tổng thống Mỹ Barack Obama đều nhận được cái mà ông gọi là “gói bài tập về nhà”. Đó là một phong bì mỏng gồm 10 lá thư bày tỏ quan điểm một cách thẳng thắn của những người dân mà ông đang lãnh đạo.
Trong ngày thứ hai sau khi lên nắm quyền, Obama đã yêu cầu nhận được những lá thư chưa qua chỉnh sửa và thường dùng nó để định hình chính sách và thậm chí là làm sinh động cho các bài phát biểu của ông.
Các lá thư chưa qua kiểm duyệt được nêu đầy đủ trong cuốn sách “10 lá thư” cho thấy nước Mỹ đang đấu tranh.
“Đó là một cách mà Obama có thể giao tiếp thân mật với dân thường Mỹ, thông qua 10 lá thư”, tác giả Eli Saslow cho biết. “Đó là cách tương tác đáng tin cậy để Tổng thống có thể biết điều gì đang diễn ra với cuộc sống của người dân”, Saslow, người chuyên theo dõi mọi tin tức của Tổng thống Obama cho báo Washington Post nói. Cuốn sách 10 lá thư sẽ được công bố trong tuần này.
Đọc thư của dân thường không phải là chuyện gì mới. Trong suốt nhiều năm qua, các Tổng thống Mỹ ở phe Cộng hòa lẫn Dân chủ đều đọc và trả lời thư chưa chỉnh sửa của người dân.
Video đang HOT
Tổng thống đầu tiên của Mỹ George Washington nhận khoảng 5 lá thư một ngày, và đích thân ông sẽ mở và trả lời. Trong khi đó, Tổng thống William McKinley lại thuê một trợ lý để giải quyết “cơn lũ thư 100 chiếc” mỗi ngày vào cuối những năm 1800. Năm 1998, Tổng thống Bill Clinton nhận được 2,26 triệu lá thư tay và hơn 1 triệu thư điện tử.
Người Mỹ chưa bao giờ ngần ngại trong việc chia sẻ sự tức giận. Clinton từng bị ngập trong xì gà trong bê bối Monica Lewinsky và Tổng thống Bush đã nhận được hàng trăm đôi giày sau khi một phóng viên Iraq ném giày vào ông.
Không giống như những người tiền nhiệm, Obama đã chuẩn hóa quá trình sàng lọc thư tay và thư điện tử được người dân Mỹ gửi cho ông. “Obama là Tổng thống đầu tiên tiến hành việc phân loại thư một cách khoa học, đó là nét đặc trưng trong tính cách của ông. Obama đã tạo nên một hệ thống khoa học cho thư tín”, Saslow nói.
Một đội gồm 50 nhân viên và một nghìn người tình nguyện đã phân loại 20.000 lá thư mỗi ngày vào các nhóm khác nhau như thất nghiệp, cải tổ y tế, di cư, pháp lý và tình cảm.
Saslow cho biết, Tổng thống Obama từng nói rằng “những lá thư đôi khi khiến ông cảm thấy bất lực vì vấn đề quá thực tế và cấp bách, tuyệt vọng và chính phủ hành động quá chậm nên đôi khi ông nhận thấy không thể giúp được gì”. Tổng thống Obama từng thừa nhận trong một số dịp, ông đã viết séc hoặc gọi điện thoại để giúp giải quyết vấn đề cho một số người vì ông thấy đó là tất cả những gì mình có thể làm được.
Những lá thư mà Tổng thống Obama nhận được 6 ngày trong tuần đã phản ánh toàn bộ nội dung chung của các lá thư. Ví dụ, nếu 20% số thư được gửi từ gia đình các quân nhân, Obama sẽ nhận được 2 chiếc trong gói thư mỗi ngày và nếu 50% số thư đề cập tới vấn đề không có việc làm, thì 5 trong số 10 thư tới tay nhà lãnh đạo này sẽ mang chủ đề thất nghiệp.
Tương tự, nếu 2/3 số thư đề cập tới thứ tình cảm tiêu cực và 1/3 thư có nội dung lạc quan, tất cả đều được phản ánh. Hầu hết các lá thư đều nêu chi tiết các vấn đề và những khó khăn trong cuộc sống của người dân. Không có việc làm, bị tịch thu tài sản để thế nợ và những khó khăn về kinh tế, đã chiếm phần lớn nội dung số thư được gửi tới.
Theo VietNamNet
Singapore: Phụ huynh yêu cầu giảm tải lượng bài tập về nhà cho học sinh
Chính các bậc phụ huynh cũng cảm thấy con mình đang phải học quá nặng.
Các phụ huynh tại Singapore đang rất lo lắng về chuyện trường học giao quá nhiều bài tập về nhà cho các học sinh.
Cô Christine Tan, một phụ huynh được tờ Strait Times phỏng vấn cho biết con trai cô hiện đang là học sinh cấp 1, mỗi ngày phải dành ít nhất hai tiếng làm bài về nhà, chưa kể các bài tập khác được giao phải hoàn thành qua mạng. Không chỉ có cô Tan, hơn 50% số các phụ huynh được phỏng vấn đều bày tỏ sự e ngại về những sức ép bài tập mà con cái họ đang phải chịu đựng.
Tuần trước, chính Bộ trưởng bộ giáo dục Singapore - ngài Swee Keat cũng kêu gọi các trường cần điều chỉnh những quy định về lượng bài tập giao về nhà cho các học sinh.
Không chỉ ở cấp tiểu học, càng học lên cao thì lượng bài tập lại càng tăng, khiến học sinh khó lòng hoàn thành hết. Chưa kể hạn nộp bài thường rất sát và phân bổ không hợp lý, có ngày không phải nộp bài nào nhưng có ngày lại phải nộp đến bảy, tám bài.
Phụ huynh giờ đây cũng phải học cùng con cái
Lắng nghe ý kiến phụ huynh cũng như chỉ đạo của bộ giáo dục, hiện tại các trường học của Singapore đang tiến hành điều chỉnh lại lượng bài tập của học sinh. Tại một số trường như trường trung học South View, thậm chí còn có giám thị lớp học quan sát để đảm bảo rằng giáo viên không bắt học sinh làm quá nhiều bài tập. Bài tập được giao sẽ được viết rõ ràng trong sổ ghi chép hoặc bảng cuối lớp.
Các nhà tư vấn tâm lý cho biết áp lực về bài tập là một trong những nỗi lo lớn nhất của học sinh tại Singapore. Bà Goh Li Shan, người sáng lập Tinkle Friend - đường dây nóng tư vấn học sinh cho biết, hàng năm họ nhận được hơn 500 cuộc điện thoại (chiếm 15% tổng số cuộc nhận được) của học sinh bày tỏ sự lo lắng về bài tập về nhà và kiểm tra.
Theo PLXH
Không làm bài tập về nhà, một nữ sinh bị đánh 320 roi Một học sinh nữ 8 tuổi ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã bị các bạn cùng lớp đánh 320 lần bằng gậy, theo lệnh của giáo viên. Do không làm bài tập về nhà, Zhang Jinjina, đang học lớp 2 tại một trường Tiểu học ở tỉnh Hà Nam (Trung Quốc) đã bị cô giáo kéo lên trước lớp. Sau đó, cô...