Bật mí “trái tim” của Tam Quốc Truyền Kỳ và Kiếm Rồng tại Việt Nam
Cùng tìm hiểu những nét độc đáo của 2 tựa game sắp được phát hành tại dải đất hình chữ S trong tháng 05 này.
Tam Quốc Truyền Kỳ – Iphone của dòng webgame
Hai năm trước đây, Iphone đã thực hiện thành công một cuộc cách mạng di động toàn cầu. Tam Quốc Truyền Kỳ cũng đang thực hiện một cuộc cách mạng như thế với dòng webgame chiến thuật thời gian thực (RTS), bởi cả hai sản phẩm đều có một điểm chung: Sự khác biệt.
Khác biệt trong hệ thống tài nguyên
Trong Tam Quốc Truyền Kỳ, chỉ có hai loại tài nguyên chính là lúa và bạc. Nhưng chính vì chỉ có hai loại tài nguyên này, tính cạnh tranh của game được đẩy lên cao hơn bao giờ hết. Các khu mỏ bây giờ không còn nằm trong tầm kiểm soát của riêng từng người chơi, mà sẽ được công khai cho toàn bộ quốc gia. Giờ đây nhiệm vụ của chúng ta là điều binh khiển tướng để chiếm được những khu mỏ đắc địa nhất, và giữ vững chúng bằng bất cứ giá nào.
Khác biệt trong quá trình xây dựng
Trong Tam Quốc Truyền Kỳ, chỉ cần ra lệnh, ngay lập tức công trình của bạn sẽ được xây xong, sau đó các thợ xây mới cần thời gian nghỉ ngơi trước khi bắt đầu chuyển sang một công trình khác. Thoạt nghe có vẻ không có gì khác biệt phải không?
Hãy thử lấy một ví dụ, bạn đang có trong tay 3 quyền xây dựng cùng lúc và nhà chính của bạn đang ở cấp 7. Với các tựa game thông thường phải mất 3 lần chờ đợi nối tiếp nhau nhà chính mới có thể lên được cấp 10, còn 2 quyền xây dựng kia phải phung phí cho các công trình khác kém cần thiết hơn. Nhưng với Tam Quốc Truyền Kỳ, chỉ với 3 cú click chuột nhà chính cấp 10 của bạn đã sẵn sàng.
Khác biệt trong từng trận chiến
Trong Tam Quốc Truyền Kỳ, mỗi danh tướng gắn liền với một loại quân đội khác nhau, khiến cho trò chơi đạt đến hàng trăm loại binh chủng. Việc sắp xếp trận đồ lại là tổ hợp của 5 danh tướng đó, càng khiến trận đấu trở nên thiên biến vạn hóa.
Khác biệt trong khả năng tương tác giữa mọi người chơi
Video đang HOT
Từ lâu, định nghĩa “tổ đội” là cụm từ quen thuộc với mọi game nhập vai MMORPG, nhưng lại hoàn toàn xa lạ với các tín đồ webgame chiến thuật RTS. Ở Tam Quốc Truyền Kỳ, mỗi khi gặp phải các thế lực “trùm”, người chơi bắt buộc phải lập nhóm với nhau để cùng chinh phục. Hơn thế nữa, các cuộc chiến bang hội giờ đây chính thức là cuộc chiến với hàng trăm người chơi tham gia cùng lúc.
Thông tin chi tiết tại: http://tamquoctruyenky.com
Kiếm Rồng Dragonica – Những điểm nhấn khó bỏ qua
Việc Dragonica phiên bản Việt sẽ tung hoành tại đất nước hình chữ S trong những ngày gần đây đã hâm nóng thị trường GO Việt vốn khá nguội lạnh từ những ngày cuối 2010. Hãy cùng điểm qua những lý do vì sao game thủ lại trông đợi tựa game này đến thế.
Cốt truyện
Công bằng mà nói, so với các game cùng thể loại, cốt truyện của Dragonica chưa thật sự hấp dẫn, nếu không muốn nói là khá… bình thường. Tuy nhiên, điểm cộng cho tựa game 3D màn hình ngang này chính là sự xuất hiện của các “quái vật cổ tích” như Sói, Rồng, Ma cây, thần Bóng đêm, Dracula… những hình ảnh rất thân thuộc và gần gũi với các gamer.
Âm nhạc và đồ họa
Theo đánh giá của các game thủ nước ngoài, âm nhạc là một trong những điểm mạnh nhất của Dragonica. Êm dịu và phù hợp với từng bản đồ khu vực, các giai điệu trong Dragonica thật sự làm hài lòng những cái tai khó tính của gamer.
Về hình ảnh, thiết kế 3D khá ấn tượng với những hình ảnh dễ thương, phảng phất phong cách hoạt hình Nhật Bản nhưng lại mang hơi hướm của Châu Âu nên rất được giới trẻ yêu thích. Các nhân vật trong Dragonica có sự biểu thị cảm xúc rất sinh động.
Nhân vật
Với 4 loại nhân vật: Chiến Binh, Cung Thủ, Thuật Gia, Lãng Tử, mỗi loại nhân vật sẽ phát triển theo 2 trường phái với gameplay hoàn toàn khác nhau khi đạt đến cấp độ 20, Dragonica chưa hoàn toàn thuyết phục được các game thủ tuổi teen. Tuy nhiên, khi đạt đến mốc level 40, 60, nhân vật sẽ phát triển lên một cấp độ mới với các kỹ năng hoàn toàn mới. Đây là một trong những điểm nhấn đặc trưng của riêng.
Gameplay
Hệ thống gameplay mang tính hành động và vui nhộn có thể coi là một trong những điểm hấp dẫn nhất của Dragonica. Hình ảnh Sói xin tha tội, quái vật Mèo đầu hói khá hài hước khi bị hạ gục sẽ đánh rơi bộ tóc giả, các NPC rất dễ thương với các cử chỉ, hành động, ngôn ngữ rất đời thường, vui nhộn.
Đặc biệt, trong hệ thống PVP, người chơi không cần sử dụng đồ cash khủng, không cần sử dụng nhiều tiền mà chỉ cần linh hoạt sử dụng các kỹ năng thì chiến thắng là trong tầm tay.
Thông tin chi tiết tại: http://kiemrong.com/Teasing
Theo PLXH
Game Tam Quốc Truyền Kỳ được phát hành tại Việt Nam
Trò chơi hứa hẹn sẽ cập bến dải đất hình chữ S vào giữa tháng 05 này.
Như đã biết, giai đoạn "phục hưng" của làng game Việt thời gian gần đây gắn liền với hàng loạt webgame, trải dài từ Thần Tiên Vui Vẻ tới Thần Bài, Cửu Đỉnh, Vương Triều Chiến... Dường như các NPH đang thi nhau đánh vào mảng thị trường này với hi vọng giới trẻ trong nước sẽ chọn game trình duyệt làm mái nhà quen thuộc.
Khẳng định ấy càng được củng cố thêm khi mới đây, theo nguồn tin đáng tin cậy thì webgameWarFlow đã được mua về Việt Nam và sẽ lấy tên gọi Tam Quốc Truyền Kỳ. Như vậy đây là MMO thứ hai lấy đề tài Ngụy - Thục - Ngô trong năm 2011 (sau Clash of Kingdoms của OneWorld).
Dự kiến vào đúng 0h đêm nay (04/05), một đoạn trailer giới thiệu tựa game mới mang tên Tam Quốc Truyền Kỳ sẽ được ra mắt game thủ Việt trên trang web http://tamquoctruyenky.com. Nếu ai đã từng thử qua WarFlow thì có thể dễ dàng nhận ra hai tựa game này là một.
Trên thực tế, dù mới được ra mắt vào đầu năm 2011, webgame này đã ngay lập tức nhận được những thành công vang dội tại quê nhà Trung Quốc cũng như trên toàn thế giới nhờ gameplay cực kỳ độc đáo và sáng tạo, đồng thời được xếp vào danh sách những game trình duyệt miễn phí hot nhất quý 1.
Diễn biến trận chiến trong WarFlow (Click để xem cỡ lớn).
Từ trước đến nay, game thủ Việt đã từng được biết đến không ít tựa game mang đề tài Tam Quốc Chí, nhưng quả thật WarFlow có thể đem lại một trải nghiệm hoàn toàn mới. Được xếp vào thể loại webgame chiến thuật thời gian thực (Real Time Strategy), MMO này nổi bật nhờ tối ưu hóa gameplay, đơn giản hóa xây dựng, đưa chiến thuật làm trọng.
Trò chơi không hướng đến việc ngồi tính toán làm sao canh giờ xây lính, rình rập đánh trộm đối phương, rồi để mặc những trận chiến diễn biến theo kết quả "ai đem nhiều quân hơn, người đó thắng".
Bản đồ Tam Quốc (Click để xem cỡ lớn).
Giá trị của gameplay được thể hiện ở việc những thay đổi nhỏ nhất trong sắp xếp đội hình ra trận có thể ảnh hưởng đến thắng bại cuối cùng, ở việc hợp tác trực tiếp giữa những người chơi với nhau để cùng chinh phục một thế lực khác, hay đơn giản là ở những trận đại chiến quy mô lên tới một trăm người cùng lúc.
Đồ họa của WarFlow tương tự như các webgame chiến thuật thời gian thực khác. Điểm đặc biệt là các chức năng in-game không được mở hết ngay từ đầu mà yêu cầu người chơi phải khám phá dần dần trong quá trình phát triển quốc gia của bản thân. Điều này có thể khiến người chơi mới khá bất ngờ vì ngay từ đầu giao diện game đơn giản ngoài sức tưởng tượng, nhưng không lâu sau đó sẽ là sự cuốn hút khi được tự tay mở khóa các chức năng ẩn.
Với lời hứa hẹn sẽ được ra mắt vào ngày 10/5/2011, Tam Quốc Truyền Kỳ được kỳ vọng sẽ nối tiếp được thành công của WarFlow trên thế giới. Hiện tại thông tin về NPH đứng sau tựa game này vẫn còn là dấu hỏi và sẽ được tiết lộ sau vài ngày ngắn ngủi nữa.
Một số hình ảnh Việt hóa khác:
Theo PLXH
Game thủ Việt đang bội thực các loại "Kiếm" Không khó để bạn nhận ra rằng hiện tại game Việt đang có quá nhiều game có từ "Kiếm" trong tên của mình. Nếu là một người để ý đến sự phát triển của làng game online Việt thì không khó để bạn nhận ra rằng hiện tại game Việt đang có quá nhiều game có từ "Kiếm" trong tên của mình. Có...