Bật mí “rồng lửa” S-75M3 của phòng không Việt Nam
“Rồng lửa” huyền thoại S-75 Dvina của Việt Nam đã được nâng cấp lên tiêu chuẩn S-75M3 hiện đại hơn.
S-75 Dvina (NATO định danh là SA-2) là hệ thống tên lửa phòng không tầm cao được phát triển và đưa vào sử dụng tại Liên Xô từ năm 1957.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, Việt Nam đã được Liên Xô viện trợ S-75 Dvina để bảo vệ vùng trời miền Bắc đối phó lại không quân hùng mạnh nhất thế giới. “Rồng lửa” S-75 Dvina bắn rơi nhiều máy bay chiến đấu tối tân của Không quân Mỹ, bao gồm cả siêu pháo đài bay B-52.
Cho tới tận ngày nay, S-75 vẫn đóng vai trò quan trọng trong mạng lưới phòng không tầm cao nước ta. Tuy nhiên, được phát triển theo công nghệ những năm 1950 nên S-75 tồn tại những yếu điểm nhất định.
“Rồng lửa” S-75 rời bệ phóng tấn công mục tiêu. Nguồn: báo QĐND
Theo một bài viết trên báo Quân đội Nhân dân đăng tải năm ngoái, các học viên Học viện Phòng không – Không quân (Quân chủng Phòng không – Không quân) đã xây dựng phần mềm mô phỏng hoạt động chức năng hệ thống tên lửa S-75M3 để đáp ứng yêu cầu tài liệu phục vụ giảng dạy, huấn luyện môn học kỹ thuật tên lửa.
Như vậy, điều đó cho thấy quân đội ta có lẽ đã nâng cấp hệ thống S-75 lên tiêu chuẩn S-75M3 hiện đại hơn.
Gói nâng cấp S-75M3 Volga-2 do Tổng công ty chế tạo tên lửa Almaz-Antey (Nga) thực hiện vào năm 2011. Điểm đặc biệt của gói nâng cấp này là hệ thống điều khiển hỏa lực sử dụng một số thành phần kỹ thuật số dùng cho hệ thống phòng không tối tân S-300 PMU1/2.
Sau nâng cấp, hệ thống S-75M3 Volga-2 cung cấp tính năng tiên tiến như:
- Tự động theo dõi mục tiêu và dẫn hướng cho tên lửa trong môi trường tác chiến điện tử mạnh
Video đang HOT
“Mắt thần” của hệ thống tên lửa S-75 – đài điều khiển hỏa lực SNR-75. Nguồn: báo QĐND
- Tăng cường khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu trong mớ hỗn độn các loại mồi bẫy điện tử
- Khả năng kháng nhiễu điện tử của hệ thống tăng lên 20 lần so với S-75 nguyên bản
- Duy trì theo dõi mục tiêu trong trường hợp mất tín hiệu tạm thời
- Ước tính độ cao mục tiêu liên quan đến đường chân trời để cải thiện khả năng đối phó với các mục tiêu bay thấp
- Thời gian từ khi bám bắt mục tiêu đến khi sẵn sàng phóng tên lửa giảm từ 8 giây xuống 3 giây
- Giảm mức tiêu thụ điện năng.
Đài điều khiển hỏa lực SNR-75M3 nâng cấp có khả năng bám mục tiêu ở cự ly tới 100km, có dẫn đường cho 2 tên lửa tấn công mục tiêu cùng lúc (trước nâng cấp chỉ dẫn được một mục tiêu).
Về đạn tên lửa, sau nâng cấp tên lửa có khả năng bắn hạ mục tiêu ở tầm xa tới 60km, độ cao 27km (trước nâng cấp chỉ là 45km và 25km), xác xuất diệt mục tiêu ở cự ly 50km đạt từ 65-98%. Tên lửa lắp đầu đạn nổ phân mảnh nặng 195kg, khi nổ tạo ra khoảng 29.000 mảnh vỡ có phạm vi sát thương lên đến 65m ở độ cao thấp hoặc 250m ở độ cao lớn.
Tuy nhiên, S-75M3 không được cải tiến về khả năng cơ động, bệ phóng vẫn dùng kiểu cố định, thời gian triển khai/thu hồi mất nhiều thời gian. Dẫu sao, với những cải tiến trên S-75M3 đã được tăng cường sức mạnh đáng kể góp phần bảo vệ vững chắc bầu trời tổ quốc Việt Nam.
Theo NTD
'Lạc' trong thế trận của lực lượng phòng không Việt Nam
Vượt lên hết thảy sự khắc nghiệt của thời tiết, lực lượng phòng không - không quân đóng trên miền gió lào cát trắng luôn giữ vững thế trận, tạo lập thế trận phòng không sẵn sàng chiến đấu 24/24h với quyết tâm cao nhất.
Hoạt đông trên địa bàn rông, phân tán, với nhiêm vụ ngày càng nặng nê, nhưng nhiêu năm qua, Sư đoàn Phòng không 375 (Quân chủng Phòng không - Không quân) đã có nhiều giải pháp lãnh đạo đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ bảo vệ bầu trời miền Trung - Tây Nguyên.
Báo đông, sẵn sàng chiên đâu.
Vào vị trí chiên đâu.
Tên lửa sẵn sàng vào bê phóng.
Hê thông ra-đa tăng tâm hoạt đông.
Cùng thời điêm, trên môt trân địa ven biên, các trắc thủ vào vị trí.
Sẵn sàng đánh địch bô nhào.
Tại trung khu điêu khiên, đôi ngũ trực chiên theo dõi mục tiêu qua màn hình.
Rút kinh nghiêm sau báo đông.
Quan sát thê trân phòng không trên mô hình thực tê.
Theo soha
SR-71 "chỉ điểm" cho phòng không Việt Nam tiêu diệt máy bay Mỹ SR-71 là máy bay trinh sát tầm cao có tốc độ nhanh nhất thế giới... Ngoài việc nhanh chân thoát sự trừng phạt của tên lửa Việt Nam thì SR-71 hầu như chẳng giúp ích gì cho Mỹ. SR-71 có xuất phát điểm là thiết kế máy bay 2 người lái này do hãng Lockheed chế tạo. Mẫu đầu tiên mang ký hiệu...