Bật mí quân phục biến lính Anh thành cỗ máy chiến đấu
Binh sĩ Anh sẽ sớm được trang bị quân phục tác chiến công nghệ cao cho phép binh sĩ hoạt động không khác gì “cỗ máy” điện tử.
Quân phục tác chiến trên do hãng sản xuất vũ khí BAE Systems phát triển có tên là Broadsword. Nó gồm rất nhiều thiết bị được gắn trên một bộ áo khoác Spine. Bộ áo này sử dụng loại vải dệt điện tử cho phép cấp năng lượng cho các thiết bị quân sự và nhận năng lượng từ ghế ngồi bằng sạc không dây .
Bộ đồ tác chiến Broadsword do BAE phát triển.
Tất cả nguồn năng lượng của quân phục chiến đấu có thể được theo dõi bằng một ứng dụng trên điện thoại thông minh trang bị cho binh sĩ. Một thiết bị khác gắn liền với Broadsword đó là mũ chiến binh Q-Warrior tăng cường khả năng nghe thực tế và cũng có thể sạc bằng công nghệ không dây.
Riêng Spine có thể cung cấp năng lượng và chuyển dữ liệu từ áo và từ các thiết bị như đài, camera, mũ bảo hiểm thông minh, đèn và cả những vũ khí thông minh. Từ đó cho phép các thiết bị và vũ khí được tích hợp cùng bộ đồ có thể hoạt động một cách hiệu quả nhất.
Spine là thành phần chính có thể cấp năng lượng cùng lúc cho 8 thiết bị.
Spine đồng thời cùng một lúc có thể sạc điện cho 8 thiết bị. Thậm chí sợi dẫn điện của Spine còn có thể sạc các thiết bị khác sử dụng công nghệ không dây.
Video đang HOT
Spine sẽ đem lại năng lượng cho nhiều thiết bị tăng cường khả năng tác chiến cho binh sĩ trên chiến trường.
Để đảm bảo Spine không bao giờ hết năng lượng, BAE đã tạo ra một loại ghế ngồi có thể sạc tự động cho áo từ xe chiến trường. Điều đó đảm bảo cho các binh sĩ nhận ngay được năng lượng cho bộ đồ của mình khi di chuyển xung quanh khu chiên sự. Ngay cả mũ bảo hiểm Q-Warrior cũng có thể nhận năng lượng từ xe chiến trường. Hệ thống màn hình hiển thị trên mũ còn cung cấp các dữ liệu định vị GPS, nhiệt độ và cả các dữ liệu khác cho phép người lính chủ động trong tác chiến.
Quân phục mới có ưu điểm gọn nhẹ và thông minh hứa hẹn bước đột phá trong trang bị công nghệ cho người lính.
BAE tin rằng, Broadsword sẽ khắc phục được hạn chế của những bộ đồ tác chiến hiện nay với hệ thống dây đeo rất cồng kềnh. Quân phục chiến đấu mới được BAE đánh giá như một bước đột phá về công nghệ trang bị cho các chiến binh trong thế kỷ 21. Ngoài khả năng cung cấp cho các lực lượng vũ trang, quân phục này còn có thể mở rộng ra cho các đơn vị cứu hỏa và cảnh sát.
Theo Kiến Thức
Trang bị "chiến binh tương lai" Ratnik giúp lính Nga tàng hình?
Biến thể nâng cấp của tổ hợp trang bị chiến binh tương lai Ratnik sử dụng vật liệu mới có thể cho phép lính Nga tàng hình trên chiến trường.
RIR đưa tin cho hay, Trung tâm nghiên cứu phát triển các dự án công nghệ cao của Nga (ARPF) và Trường đại học Saratov đang cùng nhau hợp tác xây dựng một trung tâm nghiên cứu vật liệu đặc biệt, phục vụ cho mục đích phát triển các loại vật liệu tiên tiến sử dụng trong việc chế tạo các thiết bị quân sự.
Trước đó, một số đơn vị bộ binh của Nga cũng đã bắt đầu đưa vào sử dụng các tổ hợp trang bị "Chiến binh tương lai" Ratnik, trong đó bao gồm các loại trang phục được may bằng các vật liệu tiên tiến và các thiết bị bảo vệ được làm từ vật liệu tổng hợp siêu nhẹ.
Tuy nhiên, trong một cuộc phỏng vấn với RIR các kỹ sư của ARPF lại tiết lộ rằng, trang bị Ratnik vẫn chưa thỏa mãn một số yêu cầu về khả năng bảo vệ cũng như tạo sự thoải mái cho binh sĩ trên chiến trường. Do đó, theo ARPF việc phát triển một loại vật liệu mới để khắc phục các nhược điểm này là cần thiết.
Trong ảnh là tổ hợp trang bị "Chiến binh tương lai" Ratnik đang được Quân đội Nga đưa vào trang bị.
Một trong những nền tảng của công nghệ vật liệu mới là nguyên tắc tạo ra các sợi siêu mịn nhờ sử dụng công nghệ quay điện hóa. Công nghệ này sẽ giúp ARPF tạo ra được các vật liệu sợi tổng hợp siêu mịn với các tính năng vượt trội hơn các loại sợi thông thường.
Cũng theo ARPF, việc phát triển loại vật liệu mới sẽ được thực hiện theo ba hướng gồm: ngụy trang, bảo vệ và hỗ trợ sự sống.
Ông Sergey Lisovsky - Phụ trách khoa công nghiệp và năng lượng của trường Đại học Saratov cho biết, các nhà khoa học ở Saratov đang tiến hành phát triển một loại vật liệu ngụy trang tiên tiến cho phép tạo ra một loại vải với các tính năng như một lớp phủ có khả năng vô hình trong một số phổ bức xạ ánh sáng nhất định. Tính năng này bước đầu cũng đã được Nga áp dụng trên trang bị Ratnik với đặc tính chống lại các bức xạ trong phổ tia cực tím và hồng ngoại giúp nó tàng hình trước các thiết bị cảm biến nhiệt. Các loại trang phục ngụy trang trong tương lai của Quân đội Nga đều sẽ có thiết kế tương tự nhưng với tính năng vượt trội hơn hẳn.
Nói cách khác, trong một vài năm tới Quân đội Nga sẽ được trang bị các loại trang phục có khả năng tàng hình nhờ cấu trúc sợi được làm từ các loại vật liệu đặc biệt. Bên cạnh đó trọng lượng của các bộ trang phục này sẽ nhẹ hơn cũng như tạo sự thoải mái hơn cho binh sĩ trong mọi loại môi trường và bất cứ lúc nào. Trang bị Ratnik mới có thể cho phép binh sĩ sử dụng liên tục trong vòng 48 giờ.
Trang phục mới của binh sĩ Nga trong tương lai sẽ nhẹ hơn và có khả năng bảo vệ tốt hơn so với hiện tại.
Loại vật liệu này cũng đã được giới thiệu cho Tổng thống Nga Vladimir Putin trong một chuyến thăm của ông này đến Viện nghiên cứu trung ương về công nghệ chính xác (TSNIITOCHMASH) của Nga vào đầu tháng 1 năm nay.
Theo Alexey Serdobintsev - nhà khoa học làm việc tại phòng nghiên cứu vật liệu đặc biệt cho biết, các mẫu vật liệu đã được tiến hành thử nghiệm trực tiếp trong các điều kiện khác nhau tại một phòng thí nghiệm dưới sự chứng kiến của Tổng thống Nga Putin. Mặc dù Tổng thống Putin không đưa ra bất cứ nhận xét gì nhưng theo các đồng nghiệp đến từ ARPF cho biết Tổng thống Nga đã khá ấn tượng với những gì mà loại vật liệu này có thể làm được.
Các loại vật liệu mới do ARPF và Đại học Saratov phát triển được thiết kế có thể giúp binh sĩ chống lại sức nóng từ các loại vũ khí của đối phương, cũng như bảo vệ cơ thể và hệ hô hấp trước các tác động từ bên ngoài môi trường. Ví dụ điển hình cho vấn đề này là việc các binh sĩ chỉ có thể đeo mặt nạ phòng độc liên tục trong vòng 4 giờ, trong khi đó đối với các loại vật liệu mới đang được thử nghiệm thì thời gian này đều lớn hơn đáng kể cũng như không cản trở quá trình hô hấp so với các loại mặt nạ thông thường.
Một số thiết kế của trang bị "Chiến binh tương lai" của Nga được giới thiệu gần đây.
Các nhà phát triển của loại vật liệu mới này cho biết, trong tương lai loại vật liệu đặc biệt này sẽ được sử dụng để chế tạo các thiết bị quân sự có khả năng thích ứng với mọi điều kiện môi trường khắc nghiệt nhất thậm chí cả khả năng chịu lửa.
Nga là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phát triển và chế tạo các trang thiết bị dành cho "Chiến binh tương lai" và đã bắt đầu đưa và trang bị chính thức. Theo Andrey Grigoriev - Tổng giám đốc của ARPF tiết lộ, biến thể nâng cấp tiếp theo của tổ hợp trang bị Ratnik sẽ chính thức được hoàn thiện trong giai đoạn từ năm 2025-2030.
Theo Đất Việt
Trang bị tàng hình mới cho"Chiến binh tương lai" của Nga Các thí nghiệm mới nhất về công nghệ vật liệu cho phép phát triển tính năng tàng hình cho "Chiến binh tương lai" của Nga. Binh sĩ Nga sử dụng trang bị Ratnik Cơ sở của các dự án nghiên cứu nâng cao (ARPF) của Nga và trường đại học Saratov đã cùng tạo ra một phòng thí nghiệm vật liệu cho các...