Bật mí nơi hàng vạn lính Mỹ đóng quân, vây chặt Iran
Mặc dù Lầu Năm góc đang triển khai hàng vạn lính Mỹ ở khắp Trung Đông, song các căn cứ quân sự Mỹ tại đây được cho là khó trở tay đối phó với đòn trả thù của Iran cho cái chết của tướng Qasem Soleimani.
Mỹ đang duy trì hàng vạn quân trên khắp Trung Đông
Theo Express, Tổng thống Donald Trump đã khiến các nhà lãnh đạo quốc tế bị sốc, bối rối và lo ngại sau khi ông ra lệnh không kích giết chết nhà lãnh đạo quân sự hàng đầu của Iran Qassem Soleimani vào cuối tuần trước, thổi vùng nguy cơ thế chiến thứ 3 nổi ra ở Trung Đông.
Tướng Soleimani là tư lệnh Lực lượng Quds và có sức ảnh hưởng mạnh mẽ trên khắp Trung Đông. Iran chắc chắn sẽ trả thù cho tướng Soleimani vì họ không thể chấp nhận việc Mỹ giết người được họ tôn vinh là “anh hùng dân tộc”.
Ba tên lửa đã được phóng vào gần đại sứ quán Mỹ ở Baghdad kể từ sau vụ ám sát tướng Soleimani và một trang web của cơ quan chính phủ Mỹ đã bị tin tặc tấn công với thông điệp trả thù cho Iran vào cuối tuần qua.
Còn tại Mỹ, Tổng thống Trump tuyên bố, ông muốn ngăn chặn một cuộc chiến thay vì bắt đầu nó. Tuy nhiên, ông chủ Nhà Trắng cũng tiết lộ rằng Mỹ đã sẵn sàng nhắm mục tiêu vào 52 địa điểm văn hóa của Iran đồng thời sẽ tấn công rất mạnh và khốc liệt nếu Tehran trả đũa.
Ông Trump đã gửi thêm 3.000 quân dự phòng tới Trung Đông sau vụ ám sát tướng Soleimani dù nước Mỹ đã có một số lượng đáng kể các binh sĩ trải rộng trên khắp khu vực này.
Có tới 6.000 lính Mỹ ở Iraq,14.000 ở Afghanistan. Đây là hai quốc gia có chung biên giới với Iran. Ngoài ra, Mỹ cũng triển khai 13.000 binh sĩ ở Kuwait, ngay phía nam biên giới Iraq.
Xa hơn về phía tây, Tổng thống Trump có 3.000 binh sĩ sẵn sàng chiến đấu ở Jordan và 3.000 lính ở Ả Rập Saudi. Mỹ cũng duy trì khoảng 800 lính ở Syria. Chưa hết, Mỹ cũng duy trì lực lượng ở các quốc gia phía nam Iran, với 7.000 lính ở Bahrain, 13.000 ở Qatar, 606 ở Oman và 5.000 ở UAE.
Video đang HOT
Cộng thêm khoảng 2.500 binh sĩ đóng tại Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ thực sự có một lực lượng đáng kể bao quanh Iran, chưa bao gồm những lệnh triển khai bổ sung gần đây nhất của ông Trump.
Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, các căn cứ Mỹ trên thế giới cũng như trong khu vực sẽ khó duy trì khả năng đề phòng cao độ trong thời gian dài, trong khi Iran sục sôi đòi trả thù cho tướng Soleimani.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với CNN ngày 5/1, tướng Hossein Dehghan, cố vấn quân sự của Lãnh tụ Tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei, đã đe dọa sẽ tấn công “các cơ sở quân sự Mỹ” để trả thù cho “người anh hùng của Iran”.
“Có rất nhiều cách để họ tấn công và bạn không thể bảo vệ tất cả cùng lúc”, Carl Schuster, cựu lãnh đạo Trung tâm Tình báo Liên quân thuộc Bộ Chỉ huy Thái Bình Dương của Mỹ nhận định.
“Iran có cánh tay vươn dài khắp thế giới thông qua những mạng lưới bí mật của họ”, Christopher Costa, cựu giám đốc về chống khủng bố tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ nói thêm.
Số lượng lính Mỹ đóng quân ở các nước Trung Đông, gần Iran
Mối đe dọa có thể đến từ chính các lực lượng Iran hoặc những lực lượng ủy nhiệm do Tehran hậu thuẫn. Một trong những đội quân ủy nhiệm này, nhóm dân quân Hezbollah ở Lebanon, được cho là lực lượng đứng sau vụ đánh bom tự sát doanh trại thủy quân lục chiến Mỹ ở sân bay Beirut năm 1983 khiến 241 quân nhân Mỹ thiệt mạng. Đây là cuộc tấn công chết chóc nhất nhằm vào thủy quân lục chiến Mỹ kể từ sau trận Iwo Jima ở Thái Bình Dương thời Thế chiến II.
Hezbollah cũng bị cáo buộc đứng sau vụ đánh bom Tháp Khobar, khu nhà ở của quân đội Mỹ tại Arab Saudi, năm 1996, khiến 19 phi công thiệt mạng.
Hassan Nasrallah, thủ lĩnh Hezbollah ở Lebanon, hôm 5/1 đe dọa sẵn sàng đáp trả để “báo thù” cho cái chết của tướng Soleimani.
Ngoài ra, trong lúc Mỹ tìm cách bổ sung các biện pháp an ninh, đối thủ cũng không ngừng phát triển phương thức tấn công. Ông Schuster cho rằng Iran đã huấn luyện được một đội người nhái tinh nhuệ có khả năng lặn xuống bên dưới và xung quanh tàu chiến để cài thuốc nổ. Để phát hiện những hoạt động tập kích kiểu này là vô cùng khó khăn.
Một mối đe dọa “công nghệ thấp” khác đối với tàu Mỹ là thủy lôi, như quả thủy lôi của Iran từng khiến tàu khu trục nhỏ USS Samuel B. Roberts gần gãy làm đôi vào năm 1988.
Theo giới chuyên gia, dù quân đội Mỹ đã được đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ sau những lời đe dọa của Iran, việc duy trì các biện pháp đề phòng liên tục trong thời gian dài không phải điều dễ dàng, bởi nó sẽ gây căng thẳng cực độ cho các binh sĩ trong căn cứ và làm quá tải năng lực phòng thủ.
“Bạn không thể bảo vệ các binh sĩ 24/24 trong quãng thời gian dài”, trong khi Iran chắc chắn có đủ kiên nhẫn để chờ thời cơ tấn công thuận lợi. “Họ đang đợi đến khi chúng ta lơ là”, ông Schuster bình luận.
Theo danviet.vn
Nga, Israel phản ứng khẩn sau vụ Mỹ không kích giết chết tư lệnh Iran
Moscow ngày 3/1 cảnh báo rằng việc Mỹ giết chết chỉ huy hàng đầu Iran Qasem Soleimani tại Iraq có thể kéo theo căng thẳng trên khắp Trung Đông.
Việc giết chết Soleimani ... là một bước đi mạo hiểm sẽ làm gia tăng căng thẳng trên toàn khu vực", hãng thông tấn RIA Novosti và TASS dẫn lời Bộ Ngoại giao Nga cho biết.
"Soleimani phục vụ sự nghiệp bảo vệ lợi ích quốc gia của Iran bằng sự tận tâm. Chúng tôi gửi lời chia buồn chân thành đến người dân Iran." Nga và Iran là những đồng minh chủ chốt ở Trung Đông, và quân đội của cả hai nước ủng hộ chính quyền của Tổng thống Bashar al-Assad ở Syria.
Tướng Qasem Soleimani rất có ảnh hưởng tại Iran. Ảnh: Fox News.
Moscow cũng là một trong những cường quốc thế giới tham gia đàm phán thỏa thuận hạt nhân mang tính bước ngoặt với Iran (JCPOA) năm 2015. Washington đã rút khỏi thỏa thuận này năm 2018, áp đặt lại trừng phạt và làm căng thẳng leo thang.
Konstantin Kosachev, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga (Thượng viện), nói rằng việc giết chết Soleimani là một sai lầm - điều sẽ mang lại đòn giáng ngược vào Washington.
"Các cuộc đình công trả đũa chắc chắn sẽ diễn ra sau đó", ông nói trong một bài đăng trên trang Facebook của mình, và nói thêm rằng Israel có thể cũng lo lắng.
Ông nói rằng vụ giết người này đánh dấu sự kết thúc của mọi cơ hội nhằm cứu vãn thỏa thuận hạt nhân. "Hy vọng cuối cùng để giải quyết vấn đề hạt nhân Iran đã bị 'ném bom'," ông viết.
Về phần mình, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã rút ngắn chuyến đi tới Hy Lạp sau vụ Tướng Qassem Soleimani, người đứng đầu Lực lượng Quds tinh nhuệ của Iran, thiệt mạng, một quan chức từ văn phòng của ông Netanyahu cho biết.
Đài phát thanh quân đội Israel đưa tin rằng quân đội của nước này đã tiến vào tình trạng cảnh giác cao độ, vì lo ngại sự trả đũa từ Iran hoặc các ủy lực lượng ủy nhiệm của họ sau khi ông Soleimani thiệt mạng trong một cuộc không kích của Mỹ ở Baghdad.
Ông Netanyahu đã có mặt ở Athens sau khi kí kết thỏa thuận với Hy Lạp và Síp hôm thứ Năm về xây dựng một đường ống ngầm dài 1.900 km (1.180 dặm) nhằm đưa khí đốt tự nhiên từ các mỏ khí đốt phía đông Địa Trung Hải đến châu Âu.
An Bình
Theo vietnamplus.vn
Nổ súng tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng, nhiều người bị thương Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng cho biết nơi này đã bị phong tỏa sau khi diễn ra một vụ nổ súng bất ngờ làm nhiều người bị thương. Địa điểm xảy ra vụ nổ súng làm nhiều người bị thương. (Nguồn: CNN) Giới chức tại căn cứ quân sự Mỹ ở Trân Châu Cảng-Hickam cho biết...