Bật mí những món đồ lãnh đạo thế giới mua khi đến Trung Quốc dự G20
Tận dụng thời gian đến Hàng Châu, Trung Quốc để tham dự hội nghị G20, nhiều lãnh đạo thế giới tới trung tâm thành phố để mua sắm quần áo, giày dép, đồ chơi…
Đệ nhất phu nhân Canada Sophie Grégoire-Trudeau và con gái mua sắm ở Hàng Châu. Ảnh: SCMP
Phái đoàn Nga dành gần 4 giờ để mua sắm trong tháp Hàng Châu, một trong những trung tâm thương mại nổi tiếng nhất ở thành phố, theo báo địa phương Qianjiang Evening News.
Đoàn đại biểu đã chi khoảng 300.000 nhân dân tệ (45.000 USD), chủ yếu tại cửa hàng chăn ga, gối đệm đầu của Trung Quốc. Ngoài ra, họ cũng mua trang sức, quần áo hàng hiệu Italy và đồ chơi.
Theo SCMP, Tổng thống Argentina Mauricio Macri và đệ nhất phu nhân Juliana Awada đi ăn trưa tại một nhà hàng Italy ở khu mua sắm này. 10 nhân viên trong phái đoàn của họ dùng bữa ở một bàn khác.
Cặp vợ chồng đã chi khoảng 56 USD cho bữa ăn trưa. Đệ nhất phu nhân Argentina đặc biệt yêu cầu nhà hàng không cho tỏi vào bất cứ món ăn nào của mình.
Tổng thống Brazil Michel Temer mua giày ở trung tâm thương mại Trung Quốc. Ảnh: people.cn
Video đang HOT
Tháp Hàng Châu cũng là điểm dừng chân của đệ nhất phu nhân Canada Sophie Grégoire-Trudeau và con gái của bà. Hai người dành khoảng một giờ mua sắm vào chiều 3/9.
Sau khi xem một cửa hàng quần áo lụa và hai cửa hàng thời trang cao cấp, bà Trudeau mua cho mình một chiếc váy dạ hội 450 USD từ nhãn hàng Dolce & Gabbana.
Cùng thời gian đó, Tổng thống Brazil Michel Temer có mặt tại trung tâm mua sắm để xem giày.
Ông Temer chọn một đôi màu nâu sẫm được sản xuất tại tỉnh Quảng Đông, với giá ban đầu là 2.588 nhân dân tệ (390 USD). Nhưng vì kiểu giày ông chọn chỉ còn hai cỡ, ông được giảm giá 798 nhân dân tệ (120 USD).
Ông còn mua một con chó robot đồ chơi, cũng được sản xuất ở Quảng Đông, có thể hát và nhảy múa theo mệnh lệnh bằng giọng nói, với giá 60 USD.
Theo Phương Vũ (Vnexpress)
G20: Ông Tập tiếp riêng Obama khác Putin, Abe thế nào
Giới quan sát mới đây đã chỉ ra sự khác biệt trong nghi thức đối đãi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Obama,Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại cuộc hội đàm bên lề Hội nghị Thượng đỉnh G20.
Cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Tối ngày 4.9, cuộc họp bên lề hội nghị G20 giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe được ấn định vào 18h30 ngày hôm sau, bởi ông Tập bận tham dự lễ bế mạc hội nghị. Tuy nhiên, gần đến thời điểm này, Trung Quốc lại thông báo cuộc họp được dời lại gần hai giờ đồng hồ, vào 20h25 và chỉ kéo dài 30 phút.
Thông thường, cuộc họp bên lề giữa ông Tập và các nhà lãnh đạo trên thế giới diễn ra trước khi hội nghị G20 bế mạc. Cuộc gặp còn có sự tham dự của các nhân vật cấp cao như Chủ nhiệm Văn phòng nghiên cứu chính sách Vương Hồ Ninh, Chánh văn phòng trung ương Đảng Lật Chiến Thư, Ủy viên Quốc vụ viện Dương Khiết Trì và Phó Thủ tướng Uông Dương.
Nhưng trong cuộc họp với ông Abe, ngoài những gương mặt chủ chốt, chỉ có ông Dương Khiết Trì tham dự. Cuộc họp diễn ra hết sức đơn giản, không có hoa hay cây cảnh trang trí, chỉ một chiếc bàn lớn trải khăn màu xanh. Khung cảnh trong cuộc họp cũng không có sự xuất hiện của lá cờ Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khi đó, trước thềm hội nghị ngày 3.9, ông Tập đã hội đàm với Tổng thống Mỹ Obama tại phòng họp lớn với cây dứa Cảnh lệ được đặt giữa trung tâm bàn hội nghị. Vị trí ngồi của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Obama cũng được đặt thêm một lẵng hoa tươi.
Buổi tiếp đón long trọng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình với Tổng thống Mỹ Obama.
Trong văn hóa Trung Quốc, loài hoa này mang ý nghĩa "vận khí may mắn, tốt lành". Tối cùng ngày, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Trung đã đi tản bộ, uống trà Tây Hồ, địa điểm du lịch nổi tiếng ở Hàng Châu và tiếp tục thảo luận về các vấn đề quan trọng.
Ngày 4.9, ông Tập có cuộc tiếp xúc Tổng thống Nga Putin cũng tại phòng đón tiếp ông Obama hôm trước.
Dãy dứa cảnh nến đỏ được thay thế hoàn toàn bằng những chậu cây xanh đơn giản. Dãy cây xanh được coi là tượng trưng cho hợp tác Nga-Trung phát triển hòa bình, hữu nghị và mối quan hệ tin tưởng cao độ lẫn nhau. Thậm chí trong cuộc họp, hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc không cần quá nhiều câu khách sáo.
Nếu như Nga-Trung là hai nước láng giềng, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự ổn định khu vực thì Mỹ là là quốc gia cạnh tranh lớn nhất với Trung Quốc. Trong quan hệ ngoại giao với Washington, hai bên duy trì nguyên tắc tôn trọng lẫn nhau.
Cuộc hội đàm giữa Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Trong khi đó, quan hệ Trung-Nhật vẫn đang trong giai đoạn căng thẳng, đặc biệt trong các vấn đề lịch sử, tranh chấp chủ quyền ở biển Hoa Đông và những bất đồng ở Biển Đông.
Đây mới chỉ là lần thứ ba ông Tập có cuộc gặp chính thức với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Lần đầu tiên là vào tháng 11.2014, trong thời gian diễn ra Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại Bắc Kinh.
Theo BBC, biểu cảm của ông Tập trong cuộc gặp khi đó "có vẻ lạnh lùng". Ông Tập bày tỏ hy vọng Nhật Bản sẽ đi theo con đường phát triển hòa bình, có chính sách an ninh, quân sự khôn ngoan và tiếp tục thúc đẩy sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa các nước láng giềng.
Trong cuộc gặp thứ hai vào tháng 4.2015, bên lề Hội nghị Thượng đỉnh Á-Phi ở Indonesia. Cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo có phần khởi sắc hơn. Bắc Kinh cam kết lựa chọn con đường phát triển hòa bình và hy vọng Nhật Bản cũng sẽ lựa chọn con đường này với Trung Quốc.
Theo Đăng Nguyễn - Đa Chiều (Dân Việt)
Lãnh đạo G20 tranh thủ mua sắm ở Trung Quốc Mặc dù lịch trình khá bận rộn tại hội nghị thượng đỉnh G20 diễn ra 2 ngày qua, một số lãnh đạo thế giới đã tranh thủ cùng gia đình hoặc trợ lý mua sắm ở trung tâm thành phố Hàng Châu, truyền thông Trung Quốc đưa tin. Tổng thống Brazil chọn mua giày Trung Quốc. (Ảnh: SCMP) Báo Qianjiang Evening News của...