Bật mí những gian nan chưa từng hé lộ của ‘Tây du ký’ 1986
Đoàn làm phim “Tây du ký” đã trải qua không ít gian nan, cực nhọc để đem đến cho người hâm mộ một tác phẩm kinh điển, sống mãi với thời gian.
Gần ba thập kỷ trôi qua, Tây du ký 1986 đã trở thành một phần tuổi thơ cũng như ký ức không thể quên của nhiều thế hệ khán giả Việt. Dù năm nào phim cũng được phát lại trên truyền hình nhưng vẫn khiến người ta phải chăm chú dõi theo từng bước chân bốn thầy trò Đường Tam Tạng đi Tây Trúc thỉnh kinh.
Để tạo nên một tác phẩm “kinh điển” trong thời gian nhân lực cũng như vật lực có hạn, đoàn làm phim Tây du ký đã trải qua rất nhiều gian khổ.
1. Vật chất thiếu thốn, cơm ăn không đủ no
Những năm 80 còn nghèo nàn, điều kiện của đoàn làm phim cũng chẳng khá hơn. Tính ra họ chỉ được cấp 6 hào cho mỗi bữa cơm, nên chỉ cần đến một số vùng phí dụng cao như Quảng Châu, sẽ không đủ tiền mua thức ăn. Một bát bánh chẻo 6 cái giá 2 đồng rưỡi, căn bản không đủ ăn với một người sức dài vai rộng. Do đó, đạo diễn Dương Khiết phải bỏ tiền túi ra để thành viên đoàn làm phim được ăn no.
2. Nhiều lần gặp nạn khi quay thực cảnh
Để có thể tìm được những cảnh thật phù hợp yêu cầu, đạo diễn Dương Khiết và đoàn làm phim phải rong ruổi trên khắp đất nước Trung Quốc, đi qua hơn 26 tỉnh thành, khu tự trị. Ai cũng đôi ba lần suýt mất mạng, như đạo diễn Dương Khiết suýt nữa rơi từ trên vách núi xuống, hay Ngựa Bạch Long không may rớt xuống mương máng, Tôn Ngộ Không đứt cáp khi quay phim.
3. Dây cáp treo, dây thừng được trưng dụng đến mức tối đa
Quay phim Vương Sùng Thu và đạo diễn Dương Khiết là vợ chồng, họ cùng đoàn làm phim Tây du ký ra bắc vào nam chừng 6 năm, không có thời gian chăm nom con gái mới 12 tuổi. Kinh phí sản xuất phim eo hẹp, họ phải tận dụng dây cáp treo, dây thừng đến mức tối đa, nên có thể nói một trong những vận dụng nguy hiểm nhất đoàn làm phim là dây cáp treo. Một lần, “Sa Tăng” Diêm Hoài Lễ nặng 85kg đang treo mình trên không thì dây cáp bỗng bị đứt, rơi trúng người quay phim Vương Sùng Thi, khiến ông bị ngất, náo loạn cả đoàn làm phim.
Hơn nữa, những năm 1982 Trung Quốc chưa có người biết về kỹ thuật cáp treo, mọi người trong đoàn làm phim phải sang tận Hong Kong để học tập. Đối với một bộ phim cần “bay trên trời” nhiều như Tây du ký, dây cáp treo được mài nhỏ đến mức tối đa, nên vô cùng nguy hiểm. Vì vậy, mỗi lần Tôn Ngộ Không và Trư Bát giới đặt chân xuống đất an toàn, cả đoàn làm phim lại vỗ tay chúc mừng.
4. Nhân lực thiếu thốn, một người 7 vai
Video đang HOT
Với một tác phẩm đồ sộ như Tây du ký, số lượng diễn viên cần để quay đủ các tập phim, từ vai chính đến vai phụ, vai quần chúng đều rất nhiều. Tuy nhiên, thời điểm sản xuất phim, kinh phí eo hẹp, nhiều diễn viên đã được trưng dụng để đóng thêm… nhiều vai khác. Kỷ lục phải kể đến nhà sản xuất Lý Hồng Xương, mình ông từng đóng 7 vai khác nhau, gồm ngư ông, hắc hổ tinh, yêu quái nhiều mắt, rết tinh, đại thần, thương gia và Phật tổ, nên còn được khán giả gọi đùa là “đào kép vạn năng”.
Ngay đến vai Đường Tăng cũng do ba diễn viên tham gia diễn xuất. Người đầu tiên là Uông Việt. Sau khi đóng xong 3 tập, ông cảm thấy vai diễn này không hấp dẫn lắm lại thêm lời gọi mời từ một bộ phim điện ảnh khác nên đã rời đoàn làm phim. Từ Thiếu Hoa vốn được nhắm cho vai Tiểu Bạch long, nhưng sau khi Uông Việt rời đi, ông đã trở thành Đường Tăng. Sau khi quay hết tập 9, Từ Thiếu Hoa phải đi học đại học nên cũng rời đoàn làm phim. Cuối cùng, trong một lần tình cờ, đạo diễn bắt gặp Trì Trọng Thụy, cảm thấy ông rất hợp với vai này nên đã mời ông tham gia đóng Tây du ký.
Ngoài ra, không chỉ vào vai Đường Tăng, ba diễn viên trên còn đóng rất nhiều vai khác. Uông Việt từng đóng vai con khỉ trắng trong tập “Hầu vương xuất thế”. Từ Thiếu Hoa từng đóng vai Đông hải long vương và nhân vật cha đẻ của mình. Trì Trọng Thụy từng đóng Cảnh long Vương trong tập “Nước Ô Kê”; Văn thần trên thiên đình trong tập “Động không đáy” hay Sa Tăng trong tập “Truyền nghệ ở châu Ngọc Hoa”.
5. Tề Thiên Đại Thánh trong phim khác hẳn ngoài đời
Trong Tây du ký, Tôn Ngộ Không được tôi luyện trong lò đan bát quái, có “hỏa nhãn kim tinh” nhìn xuyên được yêu ma, nhưng diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng ở ngoài cận tới… 6 đi-ốp. Vì khao khát được đóng phim nên ông đã giấu điều này.
Do đó, mỗi lần bắt đầu những cảnh đánh nhau, Lục Tiểu Linh Đồng thường xuyên phang gậy vào đầu người khác, khiến trong suốt một thời gian dài sau đó, không ai dám đóng chung những cảnh tay đôi với ông. Đạo diễn Dương Khiết bắt đầu nghi ngờ vì Lục Tiểu Linh Đồng múa võ một mình, sau khi gặng hỏi nhiều lần mới biết Lục Tiểu Linh Đồng bị cận thị nhưng không thích đeo kính áp tròng vì không thoải mái.
TheTheo Bối Lặc/ (Depplus.vn/MASK)
6 diễn viên cùng đóng vai Đường Tăng trong 'Tây du ký 1986'
Trong tự truyện mới, nữ đạo diễn 85 tuổi Dương Khiết lại có dịp kể tiếp những câu chuyện hậu trường thú vị quanh bộ phim đình đám của mình.
Với nhan đề Dương Khiết tự thuật: 9 lần 9 - 81 nạn của tôi, nữ đạo diễn nổi tiếng nhất của truyền hình Trung Quốc đưa độc giả, khán giả trở lại với những kỷ niệm từ mấy chục năm trước cùng bộ phim Tây du ký.
Năm 1981, khi đã 52 tuổi, Dương Khiết nhận nhiệm vụ thực hiện bộ phim truyền hình Tây du ký - bước ngoặt quan trọng trong sự nghiệp của bà. Chỉ với duy nhất một máy quay, bà cùng các cộng sự của mình đã tạo nên một tác phẩm kinh điển, thành công đưa Tây du ký từ trang sách lên màn ảnh nhỏ.
Tác phẩm tự truyện mới nhất của nữ đạo diễn Dương Khiết.
Nhận phim Tây du ký, điều khiến nữ đạo diễn Dương Khiết đau đầu là việc tìm kiếm diễn viên. Trong phim, Tôn Ngộ Không là nhân vật quan trọng nhất nên bà dành rất nhiều thời gian cho vai diễn này. Từng đi gặp "Bắc hầu vương" Lý Vạn Xuân nhưng sau cuộc trò chuyện, bà có phần thất vọng. Bất giác, bà nghĩ đến "Nam hầu vương" Lục Linh Đồng, bèn điện thoại cho ông. Lục Linh Đồng rất nhiều tình, bảo cứ đến đây, ông có nhiều học trò để bà lựa chọn.
Ngày 28/2/1982, Dương Khiết đón xe đến nhà Lục Linh Đồng ở Thiệu Hưng, Chiết Giang (Trung Quốc). "Nam hầu vương" đã khiến bà thích thú khi đích thân biểu diễn những tuyệt kỹ của Tôn Ngộ Không. Tuy nhiên, cuối cùng bà nói: "Giá như anh trẻ lại 30 tuổi, vai Tôn Ngộ Không chắc chắn sẽ thuộc về anh". Nghe vậy, Lục Linh Đồng vội chỉ vào chàng thanh niên đang ngồi bên cạnh: "Đây là con trai tôi". Thấy Dương Khiết dường như không quan tâm (thật ra là không hiểu ý ông) đến chàng trai ấy, Lục Linh Đồng hơi thất vọng. Ông hẹn hôm sau cho bà gặp các học trò của mình.
Nữ đạo diễn Dương Khiết trong thời gian làm phim Tây du ký.
Nữ đạo diễn Dương Khiết hiện nay.
Đúng hẹn, Dương Khiết đến nhà Lục Linh Đồng. Một lần nữa, ông lại cố ý giới thiệu cậu con trai của mình. Đành lòng, bà phải yêu cầu chàng trai - Chương Kim Lai, tức Lục Tiểu Linh Đồng, biểu diễn cho mình xem. So với cha, Lục Tiểu Linh Đồng kém linh hoạt, những động tác còn lóng ngóng, cặp mắt không có được cái thần của Tôn Ngộ Không. Nghe Dương Khiết phát biểu cảm nhận, Lục Linh Đồng tức thì vỗ vào ngực mình hứa sẽ đào tạo thêm cho con trai. Và mấy tháng sau, khi trở lại, Dương Khiết hoàn toàn bất ngờ khi nhìn thấy một Tôn Ngộ Không tái sinh hiện ra trước mắt mình qua hình dáng của Lục Tiểu Linh Đồng. "Nhớ lại lúc ấy, tôi không khỏi không nể phục viễn kiến của người nghệ sĩ già khi tiến cử con trai mình, để bây giờ Trung Quốc có một Tôn Ngộ Không - Lục Tiểu Linh Đồng nổi tiếng khắp thế giới" - nữ đạo diễn Dương Khiết nói.
Lục Tiểu Linh Đồng nổi tiếng với vai Tôn Ngộ Không.
Trước khi phim bấm máy, Dương Khiết có tìm gặp Chủ tịch Hội Phật giáo Trung Quốc lúc bấy giờ là Triệu Phác Sơ, nhờ ông viết vài câu trước mỗi tập phim. Tuy nhiên ông đã từ chối vì cho rằng Tây du ký đã bóp méo hình ảnh Đường Tăng, Phật giáo không thừa nhận tác phẩm này. Ông đề nghị Dương Khiết nếu làm phim thì hãy thay đổi cái nhìn về nhân vật Đường Tăng, giúp vị hòa thượng này lấy lại công bằng, hoặc ít nhất cũng đừng làm xấu hình ảnh của Ngài.
Đường Tăng hay Đường Huyền Trang, Đường Tam Tạng là nhân vật có thật trong lịch sử, có cống hiến rất lớn cho Phật giáo Trung Quốc. Tuy nhiên, trong tác phẩm Tây du ký của Ngô Thừa Ân, để làm nổi bật Tôn Ngộ Không, tác giả đã biến ông trở thành một con người yếu đuối, vô năng, hay khóc than, mấy lần niệm thần chú để đuổi Tôn Ngộ Không đi. Không ít người, nhất là trẻ em khi đọc Tây du ký thường không thích Đường Tăng. Để có cái nhìn đúng hơn về nhân vật, Dương Khiết đã đọc lại nguyên tác văn học, viết lại vai diễn này, thêm thắt nhiều tình tiết không có trong truyện, khắc họa rõ ý chí và lòng can đảm của Ngài.
Tây du ký 1986 đã 3 lần thay đổi diễn viên đóng vai Đường Tăng, nhưng theo nữ đạo diễn Dương Khiết, trong phim có đến 6 chứ diễn viên cùng thể hiện nhân nhân vật này. Người đầu tiên là Uông Việt, bà gặp khi đến Học viện điện ảnh Bắc Kinh tổ chức casting. Để cảm nhận được cuộc sống của người tu hành, bà yêu cầu Uông Việt lên sống tại chùa Pháp Nguyên. Uông Việt rất hào hứng, lập tức cạo đầu và suốt ngày mặc tăng y của Đường Tăng.
Đường Tăng - Uông Việt.
Có một chuyện thú vị đã xảy ra trong thời gian Uông Việt sống trong chùa. Dự định là một tháng, nhưng mới khoảng 10 ngày Uông Việt đã bỏ cuộc, rời khỏi chùa. Điều đó khiến phó đạo Chu Tiểu Phong không hài lòng, cho rằng anh không chịu đựng được khổ cực, là kẻ đào ngũ, không xứng đáng để hóa thân vào hình ảnh của Đường Tăng. Thế là Uông Việt đành phải cầu cứu Dương Khiết, kể rằng trên chùa quá nhiều muỗi, đốt khắp mình, đốt cả cái đầu trọc nhưng các hòa thượng không cho anh đập, giết chúng vì sẽ phạm tội sát sinh.
Đường Tăng - Từ Thiếu Hoa.
Diễn xuất của Uông Việt đã được khen ngợi khi thể hiện rất tốt vai Đường Tăng, nhưng sau khi đóng 3 tập Họa khởi Quan Âm viện (tập 6), Thâu ngật nhân sâm quả (tập 9) và Tam đả Bạch Cốt Tinh (tập 10), vì muốn tham gia một bộ phim điện ảnh nên anh xin rút lui. Thay thế Uông Việt đảm nhận vai Đường Tăng là Từ Thiếu Hoa, diễn viên từng thử vai Bạch Long Mã. Tuy nhiên, cũng như Uông Việt, Từ Thiếu Hoa không thể theo Đường Tăng đến cùng vì quyết định học lên đại học nên chỉ đóng 8 tập phim.
Đường Tăng - Trì Trọng Thoại.
Người thứ 3 đóng vai Đường Tăng là Trì Trọng Thoại, nhưng anh không qua casting, mà tình cờ nữ đạo diễn Dương Khiết bắt gặp ngoài đường. Bà kể: "Hôm ấy, sau khi kết thúc một ngày làm việc trong phòng dựng, tôi và thư ký Vu Hồng (vợ Lục Tiểu Linh Đồng sau này) rời khỏi cơ quan, lúc ấy đã chiều tối. Trên đường, thấy một thanh niên đi lướt qua mình, tôi vội kêu lên. Người thanh niên có gương mặt nho nhã, phúc hậu giật mình quay lại". Đó chính là Đường Tăng thứ 3.
Theo nữ đạo diễn Dương Khiết, Tây du ký 1986 không chỉ có 3 Đường Tăng do Uông Việt, Từ Thiếu Hoa và Trì Trọng Thoại thể hiện. Bộ phim còn 3 Đường Tăng nhỏ ít ai nhắc đến: hòa thượng nhí gõ mõ trong chùa, hòa thượng nhỏ phóng sinh trên hồ và cậu bé sơ sinh bị Đoạn tiểu thư thả trôi sông. Đóng vai Đường Tăng lúc sơ sinh là một nhóc mới 5 tháng tuổi, khi quay cảnh được lão phương trượng cứu và bế lên, cậu bé đã mìm cười khiến cả đoàn phim ngạc nhiên. Nữ đạo diễn Dương Khiết đã thốt lên: "Phải chăng Đường Tăng tái thế?".
Theo Tri thức
Bí mật việc thay vai Trư Bát Giới trong phần 2 'Tây du ký' Nghệ sĩ Mã Đức Hoa bị mất vai Trư Bát Giới trong phần 2 chỉ vì đang kẹt giao lưu ở Việt Nam, nhân dịp kỷ niệm Sài Gòn 300 năm. Trước cũng như sau khi hoá thân vào nhân vật Trư Bát Giới trong bộ phim truyền hình Tây du ký 1986, nghệ sĩ Mã Đức Hoa đã đóng nhiều vai lớn...