“Bật mí” những dấu hiệu bệnh tật khi da đổi màu
Da là một bộ phận bên ngoài có nhiệm vụ bao phủ, bảo vệ các cơ quan bên trong. Song, da và các cơ quan nội tạng bên trong có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Một số biểu hiện bên ngoài có thể chỉ là bệnh da đơn thuần hoặc có thể xem như dấu hiệu báo trước hay là biểu hiện của bệnh nội khoa, như: các chấm xuất huyết, các vết bầm máu ở da có thể là dấu hiệu của bệnh lý về máu; vàng da do tắc mật, bệnh gan; sạm da toàn thân có thể do bệnh của tuyến thượng thận…
Do vậy, những thay đổi bên ngoài của da có thể phản ánh tình trạng sức khỏe của cơ thể. Sau đây là một số thay đổi màu sắc da thường gặp:
* Dát giảm hay mất sắc tố (màu trắng): có thể gặp trong các bệnh như:
- Bạch biến
- Lang ben
- Vảy phấn trắng alba
- Bệnh phong
- Giảm sắc tố trong một số nghề nghiệp như phải mang găng lâu ngày
Video đang HOT
- Tiếp xúc với một số hóa chất có chứa Phenol, Quinon
- Giảm sắc tố sau một số bệnh như chàm, vảy nến, bệnh Zona…
* Dát tăng sắc tố (màu nâu, đen):
- Sạm da (nám)
- Tăng sắc tố sau một số bệnh: mụn, chàm…
- Tăng sắc tố sau khi sử dụng một số thuốc: nhóm cycline, Methotrexate
- Hồng ban sắc tố cố định: thường liên quan đến dị ứng thuốc
* Dát màu hồng, đỏ:
- Ban xuất huyết
- Phát ban do virut
- Phát ban do thuốc
- Ban đào (bệnh giang mai II)
- Bệnh vảy phấn hồng
- Bệnh luput đỏ…
* Dát màu vàng:
- Ban vàng Xanthelasma: liên quan đến tình trạng tăng cholesterol máu
- Lan tỏa khắp người như lắng đọng bất thường các chất: caroten, bilirubin…
Triệu chứng bên ngoài của bệnh da nhìn đơn giản nhưng có thể là biểu hiện của bệnh lý phức tạp. Do đó, khi gặp bất cứ triệu chứng gì bất thường trên da, bạn cần đi khám bệnh sớm. Khám bệnh sớm có thể phát hiện một số bệnh lý tiềm tàng, nếu không can thiệp sớm có thể gây tác hại nặng nề cho cơ thể.
Theo Tuổi Trẻ
Cây mật gấu trị ung thư
Cây mật gấu thuộc họ hoàng liên gai. Gỗ của thân và rễ có màu vàng nhạt, vị rất đắng như mật gấu, vì vậy mới có tên là cây mật gấu.
Theo Đông y, cây mật gấu có vị đắng tính mát, vào 4 kinh: phế, vị, can, thận có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, làm se. Người ta thường dùng 8 - 12 rễ hoặc thân cây sắc uống chữa ăn uống không tiêu, trị đau ngực, đau gối, chóng mặt, ù tai, viêm gan, vàng da, tiêu chảy, kiết lỵ, đau mắt.
Dùng lá hay quả (8 - 12g) sắc uống hay phối hợp với các vị thuốc khác. Ngoài ra, hoàng liên ô rô còn được dùng để chữa sốt cơn, ho lao, khạc ra máu, lưng gối yếu mỏi, mất ngủ. Dùng ngoài, nấu nước đặc để rửa chữa viêm da dị ứng, lở ngứa...
Cây mật gấu chữa trị ung thư gan
Việc dùng hoàng liên ô rô để trị ung thư chưa được nghiên cứu, chỉ theo kinh nghiệm dân gian, trên tinh thầnđể an lòng người bệnh và người nhà, còn hiệu quảnhư thế nào, phải đợi có sự nghiên cứu sâu mới nói được. Theo sách "Cây thuốc phòng trị bệnh ung thư" của Phan Lê, Hoàng liên ô rô có thể dùng:
Trị ung thư gan: Hoàng liên ô rô 30g, Long quỳ, tức cây lu lu đực (Solanum nigrum) 30g. Dược liệu khô sắc uống ngày 1 thang, trị dùng dài ngày.
Ung thư mũi họng: Hoàng liênô rô 60g, thạch bì 40g, hạ khô thảo 45g, cam thảo 9g, sắc uống.
Ung thư phổi: Hoàng liênô rô 15g, thạch quyết minh 30g, toàn yết 6g, cương tàm 9g, câu đằng 9g, trư ương ương (Galium aparine) 30g, xà lục cốc (Amorphophallus konjac) 30g (sắc trước). Sắc uống ngày 1 thang.
Theo TS Phạm Xuân
Bee
Nước mía tốt cho sức khỏe? Nước mía từ lâu được xem là cách giúp trị các bệnh như vàng da, chống bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt, đồng thời cải thiện chức năng thận cũng như bảo vệ tim, mắt và não. Thế nhưng, phát biểu trên tờ Los Angeles Times, Giáo sư Roger Clemens chuyên về ngành dược tại Đại học Southern California (Mỹ), cho...