Bật mí “nghi phạm” tiêu diệt chuyến bay MH17
Hiện chưa có thông tin chính thức về nguyên nhân của thảm họa MH17, nhưng có tin máy bay Boeing 777 của Malaysia Airlines đã bị hệ thống tên lửa phòng không Buk bắn rơi.
Cả quân đội Ukraina lẫn phe ly khai đều sở hữu hệ thống tên lửa phòng không Buk.
Hệ thống tên lửa phòng không lục quân cơ động Buk (9K37) dùng để tiêu diệt các mục tiêu khí động bay ở tầm thấp và trung bình, tối đa là 30 km, trong điều kiện có đối kháng điện tử.
Buk được phát triển từ năm 1972 theo nghị quyết của Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô và Hội đồng Bộ trưởng Liên Xô. Cơ quan phát triển tổng thể hệ thống Buk là Viện Nghiên cứu chế tạo dụng cụ NIIP thuộc Liên hiệp Khoa học-thiết kế Fazotron.
Hệ thống 9K37 Buk được đưa vào trang bị vào năm 1978.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk cho phép bắn các mục tiêu không cơ động bay ở độ cao từ 25-18.000 m với tốc độ đến 800 m/s, ở tầm 3-25 km.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk cho phép bắn các mục tiêu không cơ động bay ở độ cao từ 25-18.000 m với tốc độ đến 800 m/s, ở tầm 3-25 km (nếu mục tiêu bay với tốc độ đến 300 m/s thì có thể bắn mục tiêu ở tầm đến 30 km) với tham số hướng đến là 18 km với xác suất tiêu diệt mục tiêu bằng 1 tên lửa có điều khiển là 0,7-0,8. Khi bắn mục tiêu cơ động, xác suất diệt mục tiêu là 0,6.
Video đang HOT
Hệ thống Buk-M1 là biến thể cải tiến của Buk và hiện có trong trang bị của quân đội Ukraina và nhiều nước khác.
Hệ thống tên lửa phòng không Buk-M1 tag gồm các phương tiện chiến đấu sau:
Các tên lửa phòng không có điều khiển 9381;
Sở chỉ huy 9S470M1;
Trạm phát hiện và chỉ thị mục tiêu 9S18M1 Kupol-M1;
Xe hỏa lực tự hành 9310M1;
Xe bệ phóng-nạp đạn 939.
Xe hỏa lực tự hành 93101 cho phép phát hiện và bắt mục tiêu để tự bám ở tầm xa hơn (25-30%), cũng như nhận dạng máy bay, tên lửa đường đạn và trực thăng với xác suất không dưới 0,6. Có thể nhận dạng 3 lớp mục tiêu: máy bay, tên lửa đường đạn và trực thăng.
Sở chỉ huy 9S4701 cho phép đồng thời tiếp nhận thông tin từ trạm radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu biên chế và về 6 mục tiêu từ sở chỉ huy phòng không của sư đoàn bộ binh cơ giới/xe tăng hoặc từ sở chỉ huy phòng không tập đoàn quân, cũng như huấn luyện tổng hợp tất cả các kíp chiến đấu của các phương tiện chiến đấu của hệ thống tên lửa phòng không.
Buk-M1 cũng được trang bị trạm radar phát hiện và chỉ thị mục tiêu hiện đại hơn 9S181 (Kupol-M1).
Tên lửa phòng không có điều khiển của Buk-M1 có tốc độ bay 850 m/s.
Tên lửa phòng không có điều khiển của Buk-M1 có tốc độ bay 850 m/s; trọng lượng 685 kg; trọng lượng phần chiến đấu 70 kg; thời gian triển khai/thu hồi 5 phút; số lượng tên lửa trên 1 xe chiến đấu 4 quả.
Hãng Ukroboronservis của Ukraine đang tiến hành các hoạt động sửa chữa Buk-M1 cho quân đội Ukraine và nước ngoài. Hãng này cũng hợp tác với Rosoboronoexport của Nga trong việc nâng cấp Buk-M1 lên chuẩn Buk-M1-2.
Theo_Đời Sống Pháp Luật
Báo Nga bác bỏ thông tin lực lượng ly khai bắn rơi MH-17
Truyền thông Nga chiều nay đưa tin phản bác quan điểm của phương Tây cho rằng lực lượng ly khai là thủ phạm đã phóng tên lửa bắn rơi máy bay MH-17 của Malaysia.
Truyền thông Nga dẫn lời tiến sỹ Konstantin Sivkov, Chủ tịch Viện các vấn đề địa chính trị Nga, cho rằng những thông tin nói lực lượng dân quân có thể bắn hạ máy bay MH-17của Malaysia là hoàn toàn lố bịch.
"Nếu lực lượng dân quân có loại tên lửa này trong trang bị của họ thì quân chính phủ Ukraine chẳng thể nào hành động như vậy," ông Sivkov nói.
Theo ông Sivkov, lực lượng dân quân không thể nào bắn hạ được máy bay Boeing 777 dù cho có giả thiết là họ chiếm được loại tên lửa này từ quân đội Ukraine.
"Để sử dụng được tổ hợp tên lửa này cần phải có hệ thống chỉ thị mục tiêu từ bên ngoài. Lực lượng dân quân không thể nào có được phương tiện này," ông Sivkov quả quyết.
Một hệ thống tên lửa phòng không Buk.
"Phía dân quân đơn giản là không có chuyên gia có thể đủ trình độ vận hành những tổ hợp này. Ngoài ra, cần phải có một thành tố quan trọng khác. Những tổ hợp tên lửa Buk cần phải được đảm bảo bởi một thệ thống chỉ thị mục tiêu bên ngoài, tức là các hệ thống giám sát định vị vô tuyến. Đây là một hệ thống hoàn chỉnh. Lực lượng dân quân không thể nào có loại radar này. Như vậy, nói dân quân sử dụng tên lửa Buk bắn hạ máy bay của Malaysia là lố bịch," chuyên gia Nga nhấn mạnh.
Ngoài ra, ông Sivkov cũng phản bác thông tin nói lực lượng dân quân có khả năng đã sở hữu các tổ hợp tên lửa Buk như một số thông tin truyền thông đã công bố trước đó.
"Nếu mà họ (dân quân) có tổ hợp tên lửa này thì đầu tiên là họ sẽ sử dụng chúng vào việc tấn công lực lượng không quân Ukraine. Thực tế đã cho thấy là không quân Ukraine hoạt động khá thản nhiên ở độ cao lớn, vì không có phương tiện nào cản trở họ cả. Nhưng ở độ cao thấp thì ngược lại, nhiều máy bay tầm thấp đã bị tiêu diệt," chuyên gia Sivkov giải thích.
Trong thông báo khẩn đưa ra ngày hôm nay, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh, khu vực máy bay MH-17 của Malaysia bị bắn rơi trong tầm hoạt động của các tổ hợp tên lửa phòng không S-200 và Buk-M1 của quân đội Ukraine.
"Tại khu vực này có 2 đại đội tên lửa phòng không tầm xa S-200 và 3 đại đội phòng không tầm trung Buk-M1 của quân đội Ukraine," tuyên bố khẩn của Bộ Quốc phòng Nga cho biết.
Theo TTXVN
Tìm thấy hộp đen thứ 2 của MH17 Các nhân viên cứu hộ đã tìm thấy hộp đen thứ 2 tại hiện trường vụ tai nạn của chuyến bay MH17 ở miền đông Ukraine, sau khi hộp đen thứ nhất được tìm thấy hôm qua. Hiện trường ngổn ngang sau vụ tai nạn của MH17. Các đội cứu hộ đang kiểm tra kỹ càng đống đổ nát của chiếc Boeing 777,...