“Bật mí” loại thực phẩm rẻ tiền tốt chẳng kém đông trùng hạ thảo nên bổ sung điều độ để vừa khỏe vừa đẹp
Ngay từ thời nhà Đường, thịt chim bồ câu đã được liệt kê trong nhóm trị bệnh bằng món ăn. Đông y ghi nhận thịt bồ câu không chỉ chữa bệnh mà còn dưỡng nhan hiệu quả.
Chim bồ câu được coi là thuốc quý trong Đông y, thậm chí có tác dụng chẳng kém đông trùng hạ thảo
Trong những loại thịt động vật có cánh, chim bồ câu được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng hơn cả. Chim bồ câu là loại động vật thuộc họ chim gáy, tên khác là bồ câu nhà, chim câu, là loài chim được nhân dân nuôi rộng rãi. Có nhiều giống rất khác nhau về kích thước và màu sắc, được phân chia thành các nhóm như bồ câu đưa thư, bồ câu bay lượn, bồ câu cảnh và bồ câu thịt. Trong đó, chỉ có bồ câu thịt được dùng phổ biến làm thực phẩm và làm thuốc chữa bệnh.
Trong những loại thịt động vật có cánh, chim bồ câu được coi là loại thực phẩm bổ dưỡng hơn cả.
Ngay từ thời nhà Đường, thịt chim bồ câu đã được liệt kê trong nhóm trị bệnh bằng món ăn. Thịt chim bồ câu tốt hơn những gì bạn nghĩ chỉ là món ăn thông thường. Sách “ Bản Thảo Cương Mục” của danh y Lý Thời Trân có viết: “Thịt chim bồ câu rất nổi tiếng là có tính kích thích công năng giường chiếu mạnh mẽ”. Kể cả trứng chim bồ câu có tác dụng bổ thận, ích khí. Nhưng sử dụng hiệu quả nhất vẫn là chim bồ câu non, dưới 1 tháng tuổi.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học cổ truyền), trong Đông y, thịt chim bồ câu vị ngọt, tính bình, hơi ấm không độc. Chúng có tác dụng bổ ngũ tạng (tim, gan, tỳ, phế, thận), kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc. Ăn thịt chim bồ câu cũng kích thích việc ăn uống, cải thiện khả năng tuần hoàn não, giúp tinh thần sảng khoái, đem lại thể lực sung mãn và da dẻ mịn đẹp hơn.
Thịt chim bồ câu vị ngọt, tính bình, hơi ấm không độc.
Lương y Vũ Quốc Trung nhấn mạnh, thịt chim bồ câu đặc biệt tốt cho những người thận hư yếu, bị lao tổn, suy nhược cơ thể, phụ nữ huyết hư sinh hoa mắt, chóng mặt, ù tai, kinh nguyệt không đều, người gầy yếu, bắp tay, bắp chân mềm yếu, trẻ nhỏ mắc chứng kém ăn, còi xương, chậm lớn, hay ra mồ hồi trộm, bệnh nhân ung thư cũng có thể sử dụng loại thịt này trong chế độ ăn. Nói chung, loại thực phẩm này có công dụng chẳng thua kém gì đông trùng hạ thảo trong khi có giá cả thấp hơn rất nhiều.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chim bồ câu sở hữu chất thịt ngon mềm và có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, trung bình từ 21-22% protein chất lượng cao. Trong khi đó, hàm lượng mỡ trong loại thịt này chỉ rơi vào khoảng 1-2%, thấp hơn nhiều so với thịt gà. Thịt chim bồ câu cũng chứa hàm lượng cao các loại axit amin dễ hấp thu, giàu canxi, các vitamin nhóm A, B, E… có tác dụng bồi bổ cơ thể rất tốt.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chim bồ câu sở hữu chất thịt ngon mềm và có hàm lượng dinh dưỡng vô cùng phong phú, trung bình từ 21-22% protein chất lượng cao.
Chưa hết, loại thực phẩm này còn được dùng như loại thuốc chủ trị nhiều bệnh như bệnh tiêu khát, tắc kinh, khí hư bất thường ở phụ nữ giúp nâng cao trí nhớ, hạ huyết áp, điều hòa tuần hoàn máu, dưỡng nhan, kéo dài tuổi thọ.
Video đang HOT
Dùng thịt chim bồ câu làm thuốc chữa bệnh trong Đông y, dưỡng nhan cho chị em phụ nữ
Theo lương y Vũ Quốc Trung, chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thịt chim bồ câu để làm thuốc chữa bệnh. Một số bài thuốc chữa bệnh, dưỡng nhan từ thịt chim bồ câu được vị lương y này chỉ ra là:
- Bồi bổ cơ thể, chống suy nhược, mệt mỏi: Chim bồ câu nấu cháo với hạt sen, cốm, đậu xanh, đậu đen, ăn thường xuyên với tần suất 2-3 lần/tuần để đạt tác dụng tối đa. Món ăn này cũng giúp dưỡng nhan hiệu quả.
Chúng ta hoàn toàn có thể sử dụng thịt chim bồ câu để làm thuốc chữa bệnh.
- Chữa kinh nguyệt không đều, bế kinh lâu ngày không thông: Lấy tiết chim bồ câu trộn với bột xơ mướp, đốt tồn tính làm thành bánh, phơi khô, khi dùng thì tán nhỏ, ngày uống 2 lần, mỗi lần 8g với rượu lúc đói.
- Chữa xuất tinh sớm, mộng tinh, di tinh: Thịt chim bồ câu đực 1 con, đem bỏ nội tạng hầm chín với lửa nhỏ cùng 30g hoàng tinh, 15g ích trĩ nhân, 30g ngũ bội tử, 30g khởi tử, 200ml rượu nếp cái, ăn nóng.
- Tăng cường sinh lý nam nữ: Chim bồ câu ra ràng 1 con, làm thịt, bỏ ruột, chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g, phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.
- Dưỡng nhan, chăm sóc da dẻ mịn khỏe, hồng hào: Làm bồ câu hầm hạt sen – Món ăn được dân gian lưu truyền bao đời nay – chính là một giải pháp dưỡng nhan, chăm sóc da hoàn hảo cho chị em phụ nữ.
Bạn có thể tìm mua các nguyên liệu cần thiết để thực hiện một số món ăn bài thuốc này tại các cửa hàng VinMart, VinMart hoặc VinEco gần nhất để đảm bảo độ tươi ngon và an toàn của thực phẩm cho gia đình mình!
Theo Helino
Hãy tích cực ăn cá trắm vì không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng chữa những chứng bệnh này
Không chỉ làm những món ăn thơm ngon trên mâm cơm hàng ngày, bạn còn có thể sử dụng cá trắm để làm thuốc chữa bệnh.
Cá trắm ngon, bổ được coi là thuốc quý trong Đông y nhưng phải sử dụng đúng cách
Là một trong những loại cá mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, lại dễ chế biến, cá trắm được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn làm thực phẩm bồi bổ cho người thân trong gia đinh. Theo lương y Vũ Quốc Trung (thành viên Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao. Có 2 loài cá trắm là cá trắm đen và trắm trắng (hay còn gọi là cá trắm cỏ). Cả hai loại cá trắm đều là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.
Trong Đông y, cá trắm còn gọi là thanh ngư, là loài cá nước ngọt sống ở các hồ ao.
"Cá trắm có vị ngọt tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy. Cá trắm rất thích hợp với những người tỳ vị hư nhược, mất sức, phù nề, viêm gan, thận, tê thấp. Ăn cá trắm vào mùa thu đông thì thường ngon hơn hẳn", lương y Vũ Quốc Trung cho hay.
Theo nghiên cứu của y học hiện đại, 100g thịt cá trắm đen có 19,5g đạm, với nhiều axit amin quý; 5,2g chất béo, các khoáng canxi, photpho, sắt, các loại vitamin, chứa nhiều chất chống lão hóa. Trong khi đó, 100g thịt cá trắm trắng có 17,99g đạm, 4,3g chất béo, các khoáng: canxi, photpho, sắt, các vitamin nhóm B (B1, B2, PP). Đây đều là những nguồn dưỡng chất cơ thể cần.
Cá trắm có vị ngọt tính bình, có công năng bổ thận khí, mạnh tỳ dưỡng vị, bình can sáng mắt, hóa thấp, khứ phong, lợi thủy.
Cá trắm ngon, bổ nhưng nhiều người hiện nay vẫn chưa biết cách sử dụng đúng. Nhiều người vẫn tin mật cá trắm là loại "thần dược" giúp chủ trị bệnh ngoài da, ho, hen suyễn... Không ít người còn ca tụng mật cá trắm giúp bồi bổ cơ thể, tốt cho dương khí, giúp đàn ông tăng cường sinh lực.
Lương y Vũ Quốc Trung khẳng định: "Có nhiều tài liệu y học cổ truyền có nhắc tới công dụng tả nhiệt, chữa sưng đau, lở loét ngoài da của mật cá trắm nhưng không nhắc uống trực tiếp mà chỉ dùng bôi bên ngoài, không có liều lượng và tác dụng cụ thể nên không được coi là thuốc chữa bệnh".
Ăn cá trắm giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cá trắm
Vì lý do đó, trong Đông y, mật cá trắm không được sử dụng để làm thuốc, nhất là khi mật cá trắm trắng hay đen đều có tính độc, khi làm cá đều cần chú ý loại bỏ khéo léo. Với thịt cá trắm vừa ngon vừa bổ, bạn có thể sử dụng để làm thuốc chữa bệnh trong Đông y như sau:
- Nâng cao sức đề kháng, tăng cường miễn dịch, phòng chống cảm cúm: 1kg cá trắm đen làm sạch vảy, ruột đem rửa sạch, khứa rãnh 2 bên thân cá, để lên đĩa hấp gần chín rồi cho gừng tươi, hành, rượu, chút mì chính chứng tiếp cho chín rồi ăn nóng với cơm.
- Thanh nhiệt giải độc: Cá trắm 1 con 1kg, giá đậu nành 500g, mầm tỏi 10g thái đoạn. Gia vị vừa đủ ướp thịt cá rán vàng nấu cùng giá, tỏi thành canh để ăn.
Những người có tuổi, mắt kém, phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến giai đoạn mãn kính, bị xuất huyết nên thường xuyên ăn cá trắm.
- Cảm gió, cảm lạnh, nhức đầu: Cá trắm trắng một con đem làm sạch, nấu gần chín thì cho hành, mùi tươi, đun sôi lại rồi lấy ăn nóng cho ra mồ hôi.
- Đau đầu, ngạt mũi, đau mình mẩy: Thịt cá trắm trắng 150g, gừng tươi 25g, rượu gạo 100g, nước 1/2 bát. Nấu sôi rồi cho cá, gừng, rượu vào hầm 30 phút cho gia vị muối. Ăn nóng, đắp chăn cho ra mồ hôi.
- Suy nhược cơ thể, mất sức, chóng mặt: Cá trắm đen 500g với lượng gạo vừa đủ nấu cháo ăn.
- Bụng lạnh đau, không muốn ăn: Trắm trắng 250g, sa nhân 6g, sinh khương 6g. Ninh kỹ, ăn cá uống canh, bỏ bã.
- Khí huyết không đủ, suy nhược sau ốm: Cá trắm 250g, hoàng kỳ 25g, đương quy 12g. Nấu canh ăn cá uống nước, bỏ bã thuốc.
Cả hai loại cá trắm đều là những vị thuốc tốt cho sức khỏe.
- Cảm nắng nóng, viêm phế quản do nóng nắng, khô họng, ho nhiều đờm vàng đặc, tiểu vàng đỏ: Cá trắm trắng 120g, mướp 500g, gừng tươi 3 lát. Cá thái miếng ướp gừng muối. Mướp thái miếng xào chín cho gia vị rồi cho cá vào đảo vừa chín tới, ăn với cơm.
- Nhức mỏi mắt do làm việc với máy tính, điện thoại quá nhiều: Thịt cá trắm cắt miếng, tẩm ít bột tiêu chưng chín rồi ăn.
Ngoài ra, những người có tuổi, mắt kém, phụ nữ sau sinh, phụ nữ đến giai đoạn mãn kính, bị xuất huyết nên thường xuyên ăn cá trắm nấu nhiều món thay đổi sẽ rất tốt cho sức khỏe.
Theo Tri thức trẻ
Xanh tóc, đỏ da nhờ cây hà thủ ô Dịch của hà thủ ô làm chậm quá trình lão hóa và tăng hồng cầu trong máu khiến da hồng hào, râu tóc giữ được màu lâu dài. Bác sĩ y học cổ truyền Nguyễn Thùy Ngân, phòng khám Y học cổ truyền Sài Gòn, cho biết hà thủ ô đỏ còn có tên gọi khác là dạ hợp hay dạ giao đằng,...