Bật mí loại radar trinh sát “khủng” của bộ binh Nga
Các đơn vị Quân đội Nga đã được biên chế hệ thống radar trinh sát Aistenok đặc biệt tối tân, có kết cấu nhỏ gọn, phát hiện được nhiều loại hỏa lực.
Tờ RIR cho hay, các đơn vị mặt đất thuộc Quân khu phía Nam của Nga đã bắt đầu đưa vào trang bị hệ thống radar trinh sát chiến trường Aistenok. Hệ thống radar này được đánh giá có khả năng hoạt động hiệu quả vượt trội trong các các cuộc xung đột có quy mô nhỏ với khả năng cơ động cao dễ triển khai cũng như vận chuyển.
Radar trinh sát chiến trường Aistenok được thiết kế để trang bị cho các đơn vị vũ trang cấp đại đội hoặc tiểu đoàn với khả năng phát hiện các loại phương tiện cơ giới của đối phương ở trên mặt đất lẫn trên không. Điểm nhấn của hệ thống Aistenok là radar 1L271 giúp tăng khả năng hoạt động hiệu quả của các đơn vị pháo bằng cách cung cấp chính xác tọa độ của pháo binh địch và điều chỉnh hỏa lực phù hợp khi tác chiến.
Hệ thống radar trinh sát và điều khiển hỏa lực Aistenok tại một triển lãm quốc phòng.
Aistenok được phát triển bởi Công ty cổ phần quốc phòng Almaz-Antey của Nga. Toàn bộ hệ thống chỉ nặng 135kg và có thiết kế dạng modul, điều này cho phép các đơn vị sử dụng Aistenok có thể dễ dàng vận chuyển nó bằng các phương tiện cỡ nhỏ hay thậm chí là bằng tay. Thời gian triển khai một hệ thống radar Aistenok chỉ mất tối đa 5 phút.
Cấu trúc chính của Aistenok bao gồm: một chân đỡ giúp cố định hệ thống radar chính; bộ thu phát tín hiệu với một ăng-ten; thiết bị cung cấp nguồn; bộ xử lý thông tin trung tâm; bộ điều khiển từ xa và trạm liên lạc vô tuyến cùng các loại cáp kết nối
Thông tin về hoạt động của Aistenok được hiển thị trên màn hình màu ở bảng điều khiển có thiết kế tương tự như máy tính xách tay. Dữ liệu về mục tiêu được chuyển qua một trạm phát tín hiệu vô tuyến có tầm hoạt động nhất định. Mặc dù không được thiết kế để có thể tự quay quanh trục, nhưng radar của Aistenok vẫn có thể quét ở một góc 60 độ.
Video đang HOT
Theo cựu đại tá Quân đội Nga Mikhail Tymoshenko – nhà phân tích quân sự cho biết, tuy không sở hữu phần cứng mạnh mẽ nhưng hệ thống radar trinh sát Aistenok lại khá đặc biệt với thiết kế nhỏ gọn cơ động và rất khó phát hiện. Nó có thể xác định chính xác tọa độ của đối phương bằng cách tính toán tầm bắn và quỹ đạo bay của đường đạn, Aistenok còn có tầm hoạt động hiệu quả từ 20-200km.
Hệ thống radar Aistenok được đánh giá sẽ là thiết bị hỗ trợ hiệu quả cho các đơn vị pháo binh mặt đất của Nga.
Aistenok có khả năng phát hiện nhiều loại mục tiêu và ở nhiều khoảng cách khác nhau. Ở cự ly gần nó có thể phát hiện các loại đạn cối từ 80-120mm ngay từ khi các tổ đội của đối phương khai hỏa. Hệ thống xác định mục tiêu của Aistenok có thể tính toán chính xác tọa độ của đối phương cũng như vị trị mà hỏa lực địch muốn tấn công. Từ đó nó có thể đưa ra dữ liệu giúp các đơn vị pháo binh phản công hiệu quả.
Tuy nhiên, đối với các loại mục tiêu như súng cối, hệ thống radar trinh sát Aistenok chỉ có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 5km. Và ở khoảng cách gần như vậy nó chỉ có thể xác định được đường đạn và tọa độ của mục tiêu. Tầm hoạt động thấp nhất của radar 1L271 là 750m còn hệ thống định vị mục tiêu có độ chính xác lên tới vài chục mét. Tuy nhiên độ sai lệch lại phụ thuộc vào từng loại mục tiêu khác nhau, với sai lệch từ 3-5m có thể dẫn tới việc hệ thống định vị mục tiêu xác định sai tọa độ đối phương lệch đến hơn 30m.
Bên cạnh đó, hệ thống radar trinh sát Aistenok lại khá hiệu quả đối với các loại pháo có cỡ nòng từ 122mm đến 152mm. Radar có thể định vị chính xác vị trí của đối phương ở khoảng cách 10km và dựa vào đó để điều chỉnh chỉnh hỏa lực phù hợp.
Hình ảnh được cho là hệ thống radar trinh sát chiến trường Aistenok của lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine.
Ngoài ra, hệ thống radar Aistenok còn có thể phát hiện các loại phương tiện cơ giới hạng nặng của đối phương như xe tăng hay pháo tự hành. Nó cung cấp chính xác vị trí của các phương tiện này ở khoảng cách 20km và có thể được sử dụng như dữ liệu tọa độ cho lực lượng pháo binh triển khai tấn công. Tuy Quân đội Nga có các loại radar trinh sát chiến trường hiện đại hơn nhiều so với Aistenok, nhưng đây lại là loại radar có tính cơ động cao và có thể được sử dụng như một loại radar điều khiển hỏa lực cho mọi loại pháo cối có trong biên chế của Quân đội Nga.
Tính hiệu quả của hệ thống radar trinh sát Aistenok đã được chứng minh tại chiến trường miền Đông Ukraine, khi lực lượng dân quân đòi ly khai ở miền Đông Ukraine đã sử dụng các hệ thống radar trinh sát Aistenok để phát hiện các đơn vị hỏa lực của Quân đội chính phủ Ukraine.
Theo Kiến Thức
Mỹ thay radar trên các tàu sân bay lớp Ford vì quá hiện đại
Trong một nỗ lực nhằm giảm chi phí và tăng sự tương đồng giữa các nền tảng thiết bị quân sự, hải quân Mỹ đang có kế hoạch đặt một hệ thống radar mới lên tàu sân bay lớp Ford thứ 2, USS Kennedy, cũng như tàu sân bay tấn công đổ bộ lớp America, LHA 8.
Hệ thống radar, có tên Enterprise Air Surveillance Radar (EASR) có kế hoạch sử dụng trên tàu sân bay USS Kennedy vào năm 2023 và và được cho là sẽ tiết kiệm được 180 triệu USD chi phí đóng tàu, Chuẩn đô đốc Thomas Moore cho biết.
USS Ford sẽ là chiếc tàu sân bay thế hệ mới duy nhất sử dụng radar DBR
"Hệ thống radar chúng tôi chọn sẽ là một loại đã có sẵn và điều chỉnh cho thích hợp với loại tàu chiến. Có một vài radar của Mỹ có thông số thích hợp với kế hoạch này. Tàu tấn công đổ bộ LHA 8 sẽ là chiếc tàu đầu tiên được trang bị EASR", ông Moore nói với phóng viên.
Quyết định thiết kế hệ thống radar EARS cho tàu sân bay và các tàu đổ bộ được đưa ra sau khi Hải quân Mỹ nghiên cứu về những công nghệ có thể sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau và mong muốn hạ thấp chi phí của hệ thống Dual Brand Radar (DBR) đang được sử dụng trên tàu sân bay USS Ford.
Radar EASR sẽ thay thế DBR ở những các tàu sân bay lớp Ford tiếp theo do chiếc tàu này nhận được nhiều lời chỉ trích về việc chi phí tăng cao vượt dự kiến. Tất cả chi phí dự kiến của tàu USS Kennedy vào khoảng 11,4 tỉ USD, ít hơn hẳn 1 tỉ USD so với USS Ford, chiếc tàu sân bay lớp Ford đầu tiên.
Kế hoạch thay đổi DBR bằng EARS có nghĩa USS Ford là chiếc tàu sân bay thế hệ mới duy nhất của Mỹ sử dụng hệ thống radar DBR.
Theo ông Moore, vấn đề là radar DBR đang mang lại khả năng vượt quá mức cần thiết cho các tàu sân bay. Radar này đầu tiên có kế hoạch lắp đặt trên 27 chiếc tàu khu trục thế hệ mới DDG 1000. Tuy nhiên, hải quân Mỹ đã thay đổi kế hoạch và chỉ đóng 3 chiếc DDG 1000, dẫn đến chi phí phát triển trên mỗi chiếc radar DBR tăng mạnh.
Trong khi đó, EARS có khả năng kém hơn và phải dùng kèm với radar SPQ-9B, nhưng được cho là đáp ứng hầu hết các nhu cầu của tàu sân bay với các chức năng cơ bản như tìm kiếm mục tiêu hay điều khiển đội tàu chiến đấu.
Bên cạnh đó, các tàu sân bay cũng thường được hỗ trợ chiến đấu bởi nhiều tàu khu trục đi xung quanh và luôn có sự trao đổi thông tin radar giữa các tàu, nên một hệ thống mạnh như DBR là không cần thiết, ông Moore giải thích.
Theo An Ninh Thủ Đô
Czech bán và nâng cấp vũ khí nào cho Việt Nam? Theo số liệu công khai, trong năm 2013, Việt Nam là thị trường xuất khẩu vũ khí lớn nhất của Cộng hòa Séc với trị giá lên tới khoảng 58,3 triệu USD. Trong những năm gần đây, hợp tác quân sự giữa Việt Nam và Cộng hòa Séc đang phát triển mạnh mẽ. Điển hình là việc Việt Nam đã đặt mua lượng...