Bật mí kinh nghiệm du lịch Ninh Bình 3 ngày chơi hoài không chán
Chỉ với chi phí hơn 2 triệu đồng, du khách đã có thể khám phá hầu hết những điểm đến nổi tiếng tại Ninh Bình trong 3 ngày 2 đêm.
Từ tháng 1 đến tháng 3 Âm lịch là thời gian đẹp nhất để du lịch Ninh Bình. Ngoài thời tiết mát mẻ, du khách có thể kết hợp các hoạt động tham quan và vãn cảnh chùa, lễ chùa cầu may. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Anh Nguyễn Minh Đức (blogger, 24 tuổi, Hà Nội) có chuyến du lịch Ninh Bình 3 ngày 2 đêm với những trải nghiệm thú vị, tham quan được hầu hết các điểm đến nổi tiếng chỉ với chi phí khoảng hơn 2 triệu đồng. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Anh Đức chia sẻ mình chọn Ninh Bình để khám phá vì cố đô Hoa Lư – nơi vua Lý Thái Tổ đưa ra quyết định dời đô: “Mình vốn là người yêu thích lịch sử và kiến trúc cổ Việt Nam nên rất ấn tượng với Ninh Bình”. Ảnh: Nguyễn Trường
“Khung cảnh Ninh Bình thực sự nên thơ và hữu tình, đậm chất đồng bằng Bắc Bộ Việt Nam, không khí cũng trong lành và mát mẻ” – anh Đức bày tỏ cảm nhận chung về mảnh đất non nước hữu tình của Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Hang Múa là điểm đầu tiên du khách nên đến tham quan tại Ninh Bình. Theo kinh nghiệm của Minh Đức, du khách nên đi lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn sẽ có nắng đẹp, giúp cảnh lên hình lung linh hơn. Thời tiết khá mát mẻ nên đi bộ không bị mệt. Lưu ý nên đi giày thể thao để không bị đau chân. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Cây hồng trăm tuổi ngay gần Hang Múa. Bên cạnh là cánh cổng với bức tường rêu đặc trưng của làng quê Bắc Bộ. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Nằm ở vùng đệm Quần thể di sản thế giới Tràng An, Cố Viên Lầu là một trong những địa điểm nên tham quan khi tới Ninh Bình. Nơi đây tái hiện gần như nguyên vẹn hình ảnh làng quê đơn sơ, mộc mạc và có chỗ cho thuê cổ phục. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Được mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động”, chùa Bích Động nổi tiếng với cảnh quan vừa hùng vĩ vừa nên thơ. Ngoài ngắm nhìn những dãy núi đá vôi sừng sững, du khách có thể tham quan, lễ chùa để cầu may mắn bình an. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Phố cổ Hoa Lư khiến anh Đức ấn tượng vì lung linh không kém Hội An. Tại đây cũng có hoạt động thả đèn hoa đăng để du khách trải nghiệm. Ảnh: Hàn Lâm
Theo anh Đức, du khách nên sắp xếp nguyên một buổi sáng hoặc chiều để tham quan Tràng An vì ngồi thuyền đã mất hơn 2 tiếng, chưa kể thời gian dừng lại chụp ảnh và lên bờ vãn cảnh: “Mùa này nước trong vắt nhìn thấy cả rong và cá dưới đáy. Mình nghĩ đây là điểm chắc chắn phải đi khi tới Ninh Bình” – anh Đức khẳng định. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Cố đô Hoa Lư là điểm đến lý tưởng cho du khách thích vẻ đẹp cổ kính, ham mê tìm hiểu lịch sử Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Ngay bên cạnh cố đô là Tuyệt Tịnh Cốc – điểm check-in không thể bỏ lỡ khi tới Ninh Bình. Hồ nước trong vắt cùng màu xanh bạt ngàn của núi rừng có thể khiến du khách quên đi mọi lo lắng, căng thẳng thường ngày. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Địa điểm cuối cùng trong hành trình là chùa Bái Đính. Chùa khá rộng nên du khách có thể lựa chọn thuê xe điện sẽ thuận tiện hơn cho việc di chuyển. Kiến trúc đẹp nhất tại đây là bảo tháp cao nhất Châu Á. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Tổng chuyến đi chỉ hết khoảng hơn 2.500.000 đồng/người. Trong đó vé xe limousine từ Hà Nội đến Ninh Bình khoảng 155.000 – 170.000 đồng/lượt. Du khách có thể lựa chọn ở lại nhà nghỉ hay các homestay để tiết kiệm. Ngoài ra, những điểm tham quan tại đây hầu như không mất vé vào cửa, đắt nhất là chi phí đi thuyền vãn cảnh Tràng An khoảng 250.000 đồng/thuyền. Ảnh: Nguyễn Minh Đức
Cổng tam quan cố đô Hoa Lư có gì đặc biệt?
Cổng vào di tích cố đô Hoa Lư là một trong những công trình cổng tam quan "khủng" có kiến trúc độc đáo, xây dựng bằng đá xanh khối lớn có "1 không 2" ở Ninh Bình hiện nay.
Theo tìm hiểu của PV, cổng thành phía Đông cố đô Hoa Lư (cổng chào cố đô Hoa Lư) được xây dựng cạnh đường Quốc lộ 1A trên đất của thị trấn Thiên Tôn, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Cổng trào được xây dựng với 3 lầu tam quan tách biệt.
Video đang HOT
Công trào có 2 lối cho xe cơ giới đi chính.
Giữa các tam quan có mái vòm nối với nhau.
Nằm sát bên quốc lộ 1A, cổng chào cố đô Hoa Lư gây sự chú ý với nhiều người dân khi đi qua đây.
Theo ghi nhận của PV, cổng chào được xây dựng bằng bê tông cốt thép, bên ngoài ốp đá xanh.
Bên trên, các lầu mái được xây và ốp gạch.
Gạch nung thiết kế theo phong cách cổ xưa.
Bên trong tam quan chính (chính điện) được ốp lát bằng gạch nung, có lối cầu thang đi lên các lầu trên.
Bên trên, các lầu mái được dựng bằng khung gỗ lợp ngói.
Lối đi lên lâu cao nhất được làm bậc thang bằng gỗ.
Mái được lợp bằng ngói, các khung gỗ có chạm khắc.
Mái của cổng chào thiết kế cong vút lên trời.
Các bên tam quan đều có các câu đối ở hai bên.
Cùng với đó, tại chân các tam quan đều được chạm khắc hình các con vật như: Long, Ly, Quy, Phụng và hoa sen...
Được biết, cổng chào cố đô Hoa Lư không chỉ là nơi qua lại hàng ngày của người dân địa phương mà còn thể hiện giá trị lịch sử văn hóa của vùng đất cố đô văn hiến.
Một ngày về Tam Cốc ngắm lúa chín và mùa sen thơm ngát Tháng 6 là thời điểm lý tưởng để đến Ninh Bình, ngắm lúa chín vàng hai bờ sông Ngô Đồng ở Tam Cốc và đắm mình giữa đầm sen ngát hương dưới chân núi ở Hang Múa. Theo chân Chu Đức Giang, một bạn trẻ ở Hà Nội về Tam Cốc cuối tuần vừa rồi để khám phá mùa hè rực rỡ ở...