Bật mí kho tên lửa siêu thanh của Nga
Hạ tuần tháng 11, Nga đã gâ.y số.c khi lần đầu tiên sử dụng tên lửa đạn đạo siêu thanh Oreshnik để tấ.n côn.g Ukraine.
Gọi đây là loại tên lửa không thể bị đán.h chặn, Tổng thống Nga Vladimir Putin thậm chí còn tuyên bố bắt đầu sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik và thúc đẩy nhanh hơn quá trình phát triển kho vũ khí siêu thanh.
“Cây phỉ” phi hạt nhân
Theo tin từ hãng Reuters, tên lửa Oreshnik chưa từng được đề cập trước đây. Điều đó có nghĩa là cuộc tấ.n côn.g vào thành phố Dnipro là lần thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu đầu tiên của loại tên lửa tầm trung mới nhất này. Xuất hiện trên truyền hình, Tổng thống Vladimir Putin còn tiết lộ, tên lửa này được triển khai “theo cấu hình siêu thanh phi hạt nhân” và “cuộc thử nghiệm” đã thành công, bắ.n trúng mục tiêu là Nhà máy chế tạo phương Nam Yuzhmash.
Mang tên gọi Oreshnik (hay cây phỉ – theo tiếng Nga), tên lửa này tấ.n côn.g với tốc độ Mach 10 (gấp 10 lần tốc độ âm thanh). Thông thường, các tên lửa siêu thanh di chuyển với tốc độ ít nhất Mach 5 và có thể cơ động giữa chừng cũng đã khó bị theo dõi và đán.h chặn. Vì vậy, với tốc độ Mach 10, Oreshnik được cho là tên lửa bất bại, tức là chưa có hệ thống phòng không hiện đại nào chống lại được.
Cuộc tấ.n côn.g vào thành phố Dnipro ở miền Đông Ukraine diễn ra vào sáng sớm 21/11.
Điều này cũng được chính Cơ quan tình báo quân sự của Ukraine (GUR) khẳng định bằng thông tin trên tài khoản Telegram rằng, Oreshnik chỉ mất 15 phút để bay từ trường bắ.n Kapustin Yar ở vùng Astrakhan (Nga) đến thành phố Dnipro với khoảng cách 800 km, đạt tốc độ cuối cùng là Mach 11. Người đứng đầu GUR, Kyrylo Budanov còn cho biết thêm, Oreshnik cũng có thể là tên của chương trình phát triển tên lửa mới được gọi là Kedr, có nghĩa là tuyết tùng. Hiện GUR đang theo dõi chương trình này nhưng chỉ mới biết về hai nguyên mẫu của tên lửa Oreshnik và rằng vũ khí này “vẫn chưa được sản xuất hàng loạt”. Một nguồn tin khác khẳng định, Oreshnik có thể có hai giai đoạn và sẽ “khá đắt” và nặng, với khả năng sản xuất hàng loạt là không cao.
Phân tích các cảnh quay video từ cuộc tấ.n côn.g, chuyên gia quân sự Viktor Baranets cho rằng, tên lửa Oreshnik có từ ba đến sáu đầu đạn dẫn đường độc lập. Hiện nay, tên lửa này mới chỉ mang đầu đạn thông thường nhưng nó có thể mang đầu đạn hạt nhân nếu được cải tiến hơn. Trong khi đó, Igor Korotchenko, biên tập viên của Tạp chí Quốc phòng có trụ sở tại Moscow (Nga) thì nói với hãng TASS rằng, việc các đầu đạn đến mục tiêu gần như đồng thời, cho thấy tên lửa Oreshnik rất hiệu quả và gọi đây là “kiệt tác về chế tạo tên lửa quân sự nhiên liệu rắn hiện đại của Nga”. Tầm bắ.n của Oreshnik có thể ở mức cao nhất của tầm trung, khoảng 3.000-5.000 km, có nghĩa là nó có thể đ.e dọ.a hầu như toàn bộ châu Âu.
Lực lượng cứu hộ dập tắt đám cháy tại một ngôi nhà đang bốc cháy do cuộc không kích của Nga ở Dnipro, Ukraine hôm 21/11.
Và kho vũ khí siêu thanh đáng gờm
Có thể nói, việc Nga phóng tên lửa siêu thanh Oreshnik đã khiến cuộc chiến kéo dài gần 33 tháng ở Ukraine bước sang một giai đoạn mới, kịch tính hơn. Trong các cuộc họp khẩn sau đó, giới chức NATO, Ukraine và Mỹ đã bày tỏ lo ngại về sức mạnh quân sự của Moscow khi được bổ sung loại tên lửa mới này. Thống kê cho thấy, Oreshnik là tên lửa siêu thanh thứ 4 của Nga có sức mạnh vượt trội. Trước đó, vào đầu năm 2023, Nga đã cho phóng tên lửa siêu thanh Kh-47M2 Kinzah với tốc độ Mach 5 (gấp 5 lần tốc độ âm thanh) từ tiêm kích MiG-31K tới các mục tiêu ở Ukraine, đán.h dấu lần đầu tiên một vũ khí siêu thanh được sử dụng trong xung đột.
Nguồn tin từ GRU cho hay, Kh-47M2 Kinzhal, nghĩa là “dao găm”, có tầm bắ.n ước tính là 460km – 480 km và có thể đạt tốc độ tối đa là Mach 10. Tên lửa này được triển khai tại các căn cứ không quân ở Quân khu phía Nam và Quân khu phía Tây của Nga; được phóng bằng máy bay né.m bo.m Tu-22M3, tiêm kích MiG-31K hoặc máy bay né.m bo.m chiến đấu Su-34 được cải tiến. Thiết kế tổng thể của Kh-47M2 Kinzah giống với tên lửa 9K720 Iskander phóng từ mặt đất nhưng được điều chỉnh để phóng từ trên không với phần dẫn đường được sửa đổi. Nó có thể tấ.n côn.g cả mục tiêu tĩnh và mục tiêu di động như tàu sân bay.
Báo cáo từ Viện Các quân chủng thống nhất Hoàng gia Anh (RUSI) nhấn mạnh, Kh-47M2 Kinzhal được đưa vào sử dụng tháng 12/2017 và là một trong sáu vũ khí chiến lược mới của Nga, được Tổng thống Vladimir Putin công bố vào ngày 1/3/2018. Sau khi ra mắt công chúng trong Triển lãm quốc tế Aviadarts vào tháng 8/2019, tên lửa này đã được phóng thử nghiệm tháng 11 cùng năm ở Bắc Cực. Đến tháng 6/2021, sau khi Kh-47M2 Kinzhal được phóng thành công từ một chiếc MiG-31K từ căn cứ Không quân Khmeimim, một trung đoàn không quân riêng biệt đã được thành lập. Trước khi được phóng vào mục tiêu ở Ukraine, Kh-47M2 Kinzhal đã được Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga sử dụng trong tuần tra thường trực trên Biển Đen.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, cuộc tấ.n côn.g vào Dnipro là lần đầu tiên tên lửa thử nghiệm Oreshnik được sử dụng trong chiến đấu.
Cũng trong năm 2023, Nga đã đưa vào sử dụng tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Tsirkon với tầm bắ.n hơn 1.000 km, vượt ra ngoài tầm quét của các loại radar trên tàu chiến hoặc máy bay. Điểm đặc biệt của 3M22 Tsirkon là hệ thống đường dẫn sử dụng chế độ hỗn hợp bao gồm: hệ quán tính, radar, định vị vệ tinh và có thể là cả camera quang hình/hồng ngoại. Hệ thống dẫn đường đa chế độ giúp cho 3M22 Tsirkon có khả năng “bắn và quên”, tức là tàu chiến/ máy bay không cần phải tự phát hiện và theo dõi vị trí của tàu địch mà chỉ cần nạp tọa độ ban đầu của mục tiêu (do vệ tinh hoặc máy bay trinh sát cung cấp) rồi phóng 3M22 Tsirkon.
Sau khi phóng, chiếc tàu chiến/ máy bay không cần phải điều khiển tên lửa nữa mà chạy tới chỗ khác để tránh b.ị bắ.n trả, còn bản thân 3M22 Tsirkon sẽ tự bay tiếp và nhận thông tin vị trí mục tiêu do vệ tinh gửi tới (3M22 Tsirkon có khả năng nhận tín hiệu vệ tinh ngay sau khi được phóng lên), hoặc tự tìm kiếm vị trí mục tiêu bằng đầu dò radar/ camera quang hình/ hồng ngoại của chính nó). Hệ thống dẫn đường đa chế độ còn làm tăng khả năng chống nhiễu của tên lửa, nếu 1 phương thức dẫn đường bị vô hiệu hóa thì 3M22 Tsirkon sẽ tự động sử dụng phương thức dẫn đường khác.
Và cũng như các tên lửa chống hạm hiện đại, 3M22 Tsirkon có thể bay áp sát mặt biển với độ cao cách mặt biển chỉ khoảng vài mét, khiến cho radar và các thiết bị quang học/ hồng ngoại trên tàu chiến địch chỉ có thể phát hiện nó ở khoảng cách dưới 30 km. Ở cự ly này thì chỉ còn 10 giây trước khi 3M22 Tsirkon lao tới mục tiêu. Với 10 giây ngắn ngủi này, hệ thống phòng thủ trên các chiến hạm đối phương gần như không có cơ hội để đán.h chặn quả tên lửa (thậm chí thủy thủ trên con tàu còn chưa kịp phát hiệu lệnh cảnh báo thì tên lửa đã bay tới rồi).
Do 3M22 Tsirkon đạt tốc độ cao như vậy, ma sát cực mạnh với không khí sẽ tạo ra một đám mây plasma bao quanh tên lửa, đám mây này có khả năng hấp thụ hầu hết tín hiệu sóng radar (tàng hình plasma). Nên tên lửa 3M22 Tsirkon có khả năng “tàng hình” trước các hệ thống radar phòng không, đối phương sẽ không thể phát hiện ra tín hiệu của nó hoặc chỉ phát hiện ra khi tên lửa đã ở cự ly gần, không còn kịp để triển khai đán.h chặn.
Thêm một điểm nữa là 3M22 Zircon được trang bị cho hàng loạt tàu chiến Nga như tàu ngầm hạt nhân lớp Oscar II, tàu ngầm hạt nhân lớp Husky thế hệ thứ năm, tàu dương hạt nhân Project 11442 lớp Kirov, các loại tàu khu trục… và dùng chung hệ thống phóng đa dụng 3S14 với các loại tên lửa khác là P-800 Oniks và 3M-54 Klub. Mỗi tàu khu trục Nga có khả năng phóng đồng thời khoảng 40 tên lửa 3M22 Tsirkon.
Nhà báo Gernot Kramper của Tạp chí Stern của Đức từng cho rằng: “Chỉ có hệ thống phòng thủ bằng vũ khí laser may ra có thể đương đầu nổi với loại tên lửa lợi hại như vậy”, nhưng vũ khí phòng không bằng năng lượng laser là một công nghệ tương lai, chưa thể ra đời ít nhất là cho tới năm 2030.
Tên lửa hành trình siêu thanh 3M22 Tsirkon được phóng từ biển Barents.
Ngược lại với Kh-47M2 Kinzhal và 3M22 Tsirkon, Avangard rõ ràng là một vũ khí chiến lược có mục đích đảm bảo khả năng răn đe hạt nhân của Nga. Được giao cho Lực lượng tên lửa chiến lược, Avangard là hệ thống tên lửa siêu thanh hạt nhân mới nhất của Nga. Bộ Quốc phòng Nga cho biết, Avangard trước đây có tên gọi là Objekt 4202, Yu-71 và Yu-74. Avangard được thử nghiệm vào khoảng giữa tháng 2/2015 tới tháng 6/2016 trên tên lửa đạn đạo liên lục địa UR-100UTTKh (NATO định danh là SS-19 Stiletto) phóng từ căn cứ không quân Dombarovsky, tỉnh Orenburg. Khi đó, Avangard đã đạt tốc độ 11.200km/h và đán.h trúng mục tiêu ở bãi thử Kura, Kamchatka Krai.
Trong lần bắ.n thử vào 26/12/2018, từ bãi thử Dombarovsky tại miền Nam Nga, Avangard đã đán.h trúng mục tiêu giả định cách địa điểm phóng 6.000 km ở bãi thử Kura tại bán đảo Kamchatka. Khi đó, Nga công bố rằng Avangard đạt vận tốc Mach 27 (gấp 27 lần tốc độ âm thanh, tương đương 33.000 km/h), khiến nó trở nên “không thể bị đán.h chặn”. Với độ nặng khoảng 2.000 kg và di chuyển ở tốc độ Mach 20-Mach 27, Avangard có năng lượng động tương đương với 21 tấn thuố.c nổ TNT, không bao gồm bất kỳ đầu đạn nổ nào. Ngày 27/12/2019, trung đoàn tên lửa đầu tiên trang bị Avangard đã đi vào trực chiến. Trung đoàn này được cho là triển khai ở vùng Orenburg, miền Nam Nga, gần giáp với Kazakhstan.
Giới quan sát nhận định, trong bối cảnh hiện nay, việc Nga đưa vào sử dụng rộng rãi hơn tên lửa siêu thanh có thể làm nổi bật những khoảng cách trong khả năng tấ.n côn.g tầm xa và nhu cầu nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa và phòng không tầm xa của NATO. Các tên lửa siêu thanh này cũng đán.h dấu một cuộc cách mạng công nghệ trong phát triển vũ khí.
Một câu hỏi quan trọng hơn là liệu chiến tranh siêu thanh có được tiến hành để giành chiến thắng trong xung đột có gây ra rủi ro nghiêm trọng đối với sự ổn định hạt nhân hay không?
Loạt tuyên bố nóng của Nga về tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung
Tổng thống Nga Vladimir Putin và giới chức nước này tiếp tục lên tiếng sau khi xác nhận đã tấ.n côn.g Ukraine bằng tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung Oreshnik.
Hãng TASS ngày 23.11 dẫn lời Tư lệnh Lực lượng tên lửa chiến lược Nga Sergei Karakayev tuyên bố rằng tên lửa Oreshnik có thể vươn đến mọi mục tiêu trên toàn châu Âu, sau khi Nga thử nghiệm thực chiến tên lửa này ở Ukraine.
"Hệ thống tên lửa bội siêu thanh này có thể tấ.n côn.g bất kỳ mục tiêu nào, từ mục tiêu biệt lập đến mục tiêu khu vực, cũng như mục tiêu được bảo vệ nghiêm ngặt, với hiệu suất cao", ông Karakayev phát biểu.
Ông Putin tuyên bố sẽ sản xuất hàng loạt tên lửa đạn đạo bội siêu thanh tầm trung Oreshnik
"Dựa trên nhiệm vụ và phạm vi của vũ khí này, nó có thể tấ.n côn.g các mục tiêu trên toàn bộ châu Âu, điều này khiến nó khác biệt so với các vũ khí tầm xa có độ chính xác cao khác", vị tư lệnh này cho biết.
Thông tin chi tiết về tên lửa trên, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết đây không phải là sự nâng cấp các phiên bản từ thời Liên Xô cũ mà nằm trong sự phát triển mới của Nga.
Ông Putin (trái) họp với giới tướng lĩnh Nga tại Moscow hôm 22.11
ẢNH: AFP
"Hệ thống Oreshnik không liên quan gì việc hiện đại hóa các hệ thống cũ của Liên Xô (cũ)", ông phát biểu.
Nhà lãnh đạo thừa nhận rằng Nga đã phát triển dựa trên những gì các thế hệ trước đã làm và đã sử dụng những kết quả đó ở mức độ nào đó.
"Tuy nhiên, hệ thống này thực sự là kết quả chính của công trình của các bạn, công trình đã được thực hiện vào thời của Nga, trong điều kiện của nước Nga mới, nó được tiến hành trên cơ sở những phát triển hiện đại, mới nhất", ông Putin phát biểu trong cuộc họp với các quan chức quốc phòng cấp cao, lãnh đạo các doanh nghiệp quốc phòng và phát triển vũ khí.
Lược đồ diễn biến "ăn miếng trả miếng" trong cuộc xung đột Ukraine gần đây
ẢNH: PHÁT TIẾN
Bộ Quốc phòng Nga trước đó thông báo đã phóng tên lửa Oreshnik với các đầu đạn MIRVed trúng mọi mục tiêu tại một cơ sở quân sự - công nghiệp của Ukraine tại Dnipro hôm 21.11.
Cơ quan này cho biết việc phóng tên lửa nhằm đáp trả việc Ukraine dùng các tên lửa tầm xa do Mỹ và Anh sản xuất nhằm vào lãnh thổ Nga.
Liên quan việc phát triển tên lửa, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban Công nghiệp quân sự Nga Vasily Tonkoshkurov cho biết lĩnh vực quốc phòng nước này có thể trang bị đến 95% vũ khí và các hệ thống hiện đại cho lực lượng tên lửa chiến lược.
Ông cho biết một chương trình quy mô lớn về mở rộng năng lực sản xuất tại các tổ chức thuộc lĩnh vực quốc phòng đang được triển khai, sẽ giúp gia tăng đáng kể việc sản xuất vũ khí và các hệ thống theo nhu cầu cao.
Trong một diễn biến khác, Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga Dmitry Medvedev nói rằng bất cứ bối cảnh leo thang nào cũng có thể xảy ra trong xung đột với Ukraine vì những gì phương Tây đang làm.
Nga hé lộ sức mạnh phiên bản hạt nhân của tên lửa Oreshnik giữa lúc chiến sự leo thang Tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik của Nga có khả năng mang theo đầu đạn hạt nhân sức công phá 900 kiloton, tương đương 60 quả bom hạt nhân Mỹ thả xuống Hiroshima. Thông tấn RiaNovosti hôm nay (28/11) dẫn nguồn tin Nga xác nhận phiên bản hạt nhân của mẫu tên lửa đạn đạo tầm trung Oreshnik thuộc biên chế quân...