Bật mí hậu trường phim hoạt hình kinh dị cho teen
Cùng đột nhập hậu trường phim hoạt hình kinh dị Paranorman nhé các bạn!
Stop-motion là thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên từ hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh. Bản chất của loại hình này là những tấm ảnh ở trạng thái tĩnh được chụp liên tiếp rồi xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim ở trạng thái động. Khi hàng ngàn bức ảnh được chụp liên tiếp, gộp lại với nhau một cách có hệ thống, từng nhân vật và bối cảnh trong phim sẽ được xử lý và dựng thành những chuyển động liên tiếp. Đó là một loại hình kỳ diệu được tạo nên hoàn toàn bằng tay.
Paranorman là một trong số ít bộ phim stop-motion được thực hiện trong năm nay.
Paranorman là bộ phim lớn nhất và dài hơi nhất được làm theo thể loại stop-motion, là bộ phim thứ ba trong lịch sử phim stop-motion được làm với định dạng 3D, sau Coraline (2009) và The Pirates! (2012). Mất hai năm sản xuất, Paranorman được quay tại phim trường của LAIKA tại Hillsboro, thành phố Oregon, với diện tích trường quay lên tới 46067 m2. Tháng 8 năm 2010, đoàn làm phim với hơn 320 nhà thiết kế, họa sỹ, kĩ thuật viên tài năng đã làm việc tại 52 địa điểm quay khác nhau tại phim trường, thực hiện một bộ phim sẵn sàng bấm máy bất kể lúc nào.
Paranorman lấy bối cảnh tại thị trấn Blithe Hollow, nơi có cậu bé Norman Babcock sống tại thị trấn này được trời phú cho khả năng có thể nhìn thấy và nói chuyện với người quá cố. Norman tình cờ biết được thông tin về lời nguyền hàng thế kỷ của phù thủy nọ là có thật và sắp linh nghiệm. Chỉ một mình Norman có thể ngăn chặn được điều đó bằng cách thông báo với những người dân trong thị trấn. Cậu bé mang giác quan thứ 6 này không ngờ rằng năng lực huyền bí của mình lại có thể chạm đến những giới hạn tận cùng của thế giới bên kia.
Có nhiều yếu tố hành động nên Paranorman được quay dựa theo địa điểm trong phim. Thị trấn Blithe Hollow trong phim có một màu xanh tái u ám với những hàng rào dây thép gai chằng chịt. Nhiếp ảnh gia của bộ phim, William Eggleston, đã hoàn toàn thuyết phục được đoàn làm phim bằng những bức ảnh trơn tru và tỉ mỉ của từng nét đặc trưng trong thị trấn Blithe Hollow.
Paranorman là bộ phim lớn nhất và dài hơi nhất được làm theo thể loại stop-motion, là bộ phim thứ ba trong lịch sử phim stop-motion được làm với định dạng 3D. Hơn 31.000 bức ảnh chân dung đã được thu thập để phục vụ cho tạo hình nhân vật của bộ phim.
Những con số ấn tượng trong quá trình làm phim:
Trung bình khoảng 250 bức hình cho một nhân vật với các điệu bộ cử chỉ khác nhau được sử dụng cho một phân cảnh kéo dài 27 giây trên phim.
Trong phim Paranorman, bốn máy in màu với định dạng 3D đã được kích hoạt sử dụng trong 572 ngày liên tiếp.
Các tạo hình khuôn mặt của nhân vật trong phim được lưu giữ trong 1,257 chiếc hộp.
Khoảng 3.77 tấn bột mực đã được sử dụng cho máy in.
Số lần tạo hình khuôn mặt nhân vật được sử dụng nhiều nhất trong Paranorman là 545 lần. Trường đoạn cuối bộ phim dài 42.7 giây (1,024 hình) mất khoảng một tháng để hoàn thiện.
Mất ít nhất từ 3 đến 4 tháng để tạo ra một hình nộm mới từ lúc bắt đầu cho đến khi kết thúc, không kể thời gian thiết kế và kiểm tra.
Cần tới 60 nhà thiết kết để tạo ra 178 hình nộm khác nhau cho 61 nhân vật trong Paranorman.
Video đang HOT
Mái tóc đặc biệt của Norman có 275 tia nhọn tất cả. Tóc của cậu thực chất được làm từ hỗn hợp lông cừu, gel xịt tóc, hồ siêu dính, vải.
120 mẫu trang phục khác nhau đã được thiết kế hoàn toàn bằng tay dành cho Paranorman.
Bộ phận phục trang của phim sử dụng kim khâu cỡ 15, cỡ cực dài, kích thước bằng một sợi tóc.
Có tất cả 1.770.601 bức hình đã được chụp để làm Paranorman.
Cảnh trong phòng vệ sinh khi Norman tiếp xúc với hồn ma Prenderghast mất một năm để quay.
Cùng ngắm thêm một số hình ảnh trong phim nhé!
Theo Đất Việt
'Paranorman': Bộ phim stop-motion độc đáo
3,77 tấn bột mực, 908 lít mực, 308 hồ siêu dính, 66.432 thỏi nam châm, 35.000 găng tay cao su... Đó là những con số ấn tượng để tạo nên bộ phim hoạt hình "Paranorman".
Paranorman (sẽ được chiếu tại Việt Nam từ ngày 17/8 với tên Norman và giác quan thứ 6) là bộ phim lớn nhất và dài hơi nhất được làm theo thể loại stop-motion, đồng thời là tác phẩm hoạt hình thứ ba trong lịch sử phim stop-motion, sau Coraline (2009) của LAIKA và The Pirates! (2012) của Aardman được làm với định dạng 3D. Bộ phim này không chỉ chinh phục khán giả bằng một câu chuyện hấp dẫn, mà còn mang đến cho người xem một siêu phẩm thành công của kỹ thuật làm phim stop-motion.
Paranorman là bộ phim lớn nhất và dài hơi nhất được làm theo thể loại stop-motion.
Stop-motion là thuật ngữ để chỉ những đoạn phim được tạo nên từ hàng loạt những hình ảnh chụp tĩnh. Bản chất của loại hình này là những tấm ảnh ở trạng thái tĩnh được chụp liên tiếp rồi xử lý trên bàn dựng chuyên dụng để tạo thành một đoạn phim ở trạng thái động. Khi hàng ngàn bức ảnh được chụp liên tiếp, gộp lại với nhau một cách có hệ thống, từng nhân vật và bối cảnh trong phim sẽ được xử lý và dựng thành những chuyển động liên tiếp. Đó là một loại hình kỳ diệu được tạo nên hoàn toàn bằng tay.
Từ sơ khai, thể loại phim này thường dành để làm phim về những nhân vật là đồ chơi, hình khối hay những đồ vật vô tri vô giác. Sau này các đối tượng trong phim được mở rộng hơn nhiều với đất diễn dành cho những nhân vật nặn bằng đất sét, hình rối... Điểm mấu chốt của thế loại phim này tóm gọn lại ở hai chữ: sáng tạo. Những nhà hoạt họa sáng tạo ra nhân vật của họ chỉn chu đến từng mi-li-mét cho từng thước phim.
Paranorman mất hai năm ròng rã với công sức của hơn 320 nhà thiết kế, họa sĩ, kĩ thuật viên tài năng.
Paranorman lấy bổi cảnh tại thị trấn Blithe Hollow, nơi được cho là đã bị yểm bởi một phù thủy cách đây hơn 300 năm. Cậu bé 11 tuổi Norman Babcock sống tại thị trấn này dành phần lớn thời gian của mình để chiêm nghiệm những điểm đặc sắc của loạt phim kinh dị và nghiên cứu về các truyền thuyết ma quỷ. Trên thực tế, Norman được trời phú cho khả năng có thể nhìn thấy và nói chuyện với người quá cố, ví dụ như người bà yêu dấu của cậu. Norman tình cờ liên lạc với người chú kỳ quặc của mình - Prenderghast, và bị làm cho rối trí với thông tin về lời nguyền hàng thế kỷ của phù thủy nọ là có thật và sắp linh nghiệm.
Chỉ một mình Norman có thể ngăn chặn được điều đó bằng cách thông báo với những người dân trong thị trấn (những người lớn mà phần lớn trong số họ đều hết sức khờ khạo và có phần "lãng đãng"). Cậu bé mang giác quan thứ 6 này không ngờ rằng năng lực huyền bí của mình lại có thể chạm đến những giới hạn tận cùng của thế giới bên kia.
Những nhà hoạt họa sáng tạo ra nhân vật của họ chỉn chu đến từng mi-li-mét cho từng thước phim.
Paranorman mất hai năm ròng rã với công sức của hơn 320 nhà thiết kế, họa sĩ, kĩ thuật viên tài năng. Bộ phim đã ngốn một khoản chi phí khếch xù để mua những vật dụng tạo hình bối cảnh và nhân vật: khoảng 3,77 tấn bột mực đã được sử dụng cho máy in, 908 lít mực, 1.867 đầu mực loại sử dụng một lần duy nhất, 308 lít hồ siêu dính, 66.432 thỏi nam châm, 729 tờ giấy nhám, 2.430 bình xịt màu, 35.000 găng tay cao su...
Mái tóc đặc biệt của nhân vật Norman có 275 tia nhọn, được làm từ hỗn hợp lông cừu, gel xịt tóc, hồ siêu dính, vải.
Ngoài ra, các tạo hình khuôn mặt của nhân vật trong phim được lưu giữ trong 1.257 chiếc hộp, mất ít nhất từ 3 đến 4 tháng để tạo ra một hình nộm, cần tới 60 nhà thiết kết để tạo ra 178 hình nộm khác nhau cho 61 nhân vật trong phim. Mái tóc đặc biệt của nhân vật Norman có 275 tia nhọn, được làm từ hỗn hợp lông cừu, gel xịt tóc, hồ siêu dính, vải.
Và vất vả hơn hết chính là William Eggleston - nhiếp ảnh gia của bộ phim đã lăn lê bò càng để chụp 1.770.601 bức ảnh để làm nên Paranorman, với 63 chiếc máy Canon 5D Mark II.
ANH DƯƠNG
Theo Infonet
"Frankenweenie" kế thừa truyền thống mắt-to-tổ-chảng ... từ hai người tiền nhiệm là "The Nightmare Before Christmas" và "Corpse Bride". Vừa qua, bom tấn hoạt hình đen trắng Frankenweenie đã tung ra trailer mới với "quà tặng kèm" là bộ ảnh nhân vật cùng 1 poster mới toanh. Kế thừa "truyền thống mắt to" của "đàn anh" Corpse Bride, The Nightmare Before Christmas, các nhân vật trong phim tiếp...